Tính khoa học, ứng dụng thực tiễn: vận dụng đúng quan điểm duy vật biện chứng đối với việc nhận thức các sự vật hiện tƣợng.
Tính đa chức năng, đa phương án: chỉ rõ phạm vi ứng dụng, cách khai thác những chức năng của mỗi đối tƣợng kỹ thuật và hƣớng dẫn ngƣời học lựa chọn công nghệ hợp lý trong mỗi điều kiện cụ thể.
Tính tiêu chuẩn hóa: giáo dục ngƣời học coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, thao tác thực hành, dạy ngƣời học hiểu biết và biết cách tra cứu các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật và ứng dụng ngay vào thực tập sản xuất theo đúng quy trình.
Tính kinh tế: Mối tƣơng tác giữa lý thuyết và thực hành sẽ cũng cố kiến thức và hình thành kỹ năng vững chắc, tiết kiệm thời gian đào tạo. Chọn và sử dụng hợp lý vật tƣ, năng lƣợng, công cụ lao động…
Tính cụ thể và trừu tượng: tính cụ thể biểu hiện ở nội dung phản ánh những đối tƣợng cụ thể sẽ giúp học sinh có thể trực tiếp tri giác đƣợc ngay trên đối tƣợng nghiên cứu thông qua các phƣơng tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên… Tính trừu tƣợng biểu hiện thông qua hệ thống các khái niệm kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuật… và để tiếp thu tri thức này đòi hỏi học sinh phải hình dung, tƣởng tƣợng (tƣ duy), song để có dữ liệu cho tƣ duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế, ngƣời ta thƣờng mô phỏng những nội dung trừu tƣợng bằng các hình vẽ, kí hiệu, sơ đồ, …
Tính tổng hợp và tích hợp: nội dung hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn học khác nhau từ khoa học cơ bản đến kỹ thuật cơ sở và chuyên môn… nhƣng lại liên quan và thống nhất đến nhau để phản ánh tích cực và hiệu quả những đối tƣợng kỹ thuật cụ thể. Đặc điểm này chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện tƣợng kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, … đồng thời phân tích đƣợc khả năng áp dụng chúng trong những trƣờng hợp tƣơng tự.
29