Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.1. Đất trồng cây hàng năm 1.1.1. Đất trồng lúa
1.2. Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
III. Đất chưa sử dụng
1. Đất đồi núi chưa sử dụng
2. Đất bằng chưa sử dụng
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có tổng diện tích là 60,3 ha chiếm 55,5 % diện tích đất tự nhiên. Ở xã người dân chủ yếu làm nghề nông là nhiều. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ và bình quân đất nông nghiệp trên nhân khẩu tương đối. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 39,55 ha chiếm 65,6% so với diện tích đất nông nghiệp và chủ yếu phục vụ cho trồng cây hàng năm khác như ngô, khoai, sắn và cây lúa. Cây lâu năm vẫn còn hạn chế, do ý thức kinh nghiệm người dân chỉ tính trước mắt.
Diện tích đất phục vụ cho việc trồng cây lâm nghiệp chiếm diện khá nhỏ chỉ chiếm tới 25,7% đất nông nghiệp
Nuôi trồng thuỷ sản có diện tích nhỏ việc nuôi trồng thuỷ sản ở đây chưa phát triển do địa hình và thời tiết không thuận lợi mà chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ hiệu quả kinh tế không cao.
Đất phi nông nghiệp
Có tổng diện tích là 20,6 ha chiếm 18,96% so với diện tích đất tự nhiên, trong diện tích đất phi nông nghiệp được chia làm nhiều loại sau: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối, mặt nước nhưng không đáng kể. Chủ yếu là đất nhà ở và đất chuyên dùng, đất
nhà ở chiến 44,3% so với đất phi nông nghiệp. Đất chuyên dùng chiến 55,7% so với đất phi nông nghiệp.
Đất chưa sử dụng
Có diện tích là 27,74 ha chiếm 25,5% so với tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 72,46% so với đất chưa sử dụng, đất đồi núi chủ yếu là rừng nguyên sinh, núi dốc hiểm trở, không có nguồn nước tưới tiêu khó khăn trong khai thác sử dụng. Đất bằng chưa sử dụng chiếm 27,54% so với đất chưa sử dụng, chủ yếu là ở các ven suối có nhiều cát, sỏi, đá.
Đất sử dụng chăn nuôi gà đen
Các hộ gia đình chăn nuôi gà đen mỗi hộ giành khoảng từ 200 m2 đến 500m2, phần lớn là diện tích xung quanh nhà. Chủ yếu là chăn nuôi thả dông nên chuồng trại cũng không đáng kể. Diện tích làm chuồng trại của các hộ không rộng, trung bình khoảng 20 - 30 m2 . Như vậy, diện tích chăn nuôi gà đen chỉ chiếm phần nhỏ diện tích trong tổng diện tích đất sử dụng trong chăn nuôi. Ngoài việc chăn nuôi gà, hầu hết các hộ điều tra đều chăn nuôi các loại gia súc,gia cầm khác và trồng các loại cây ngắn ngày, ngoài ra một phần diện tích hộ còn sử dụng để xây dựng nhà cửa nên phần diện tích đất khác trong tổng diện tích sử dụng của hộ là khá cao.
4.2.3 Tình hình sử dụng vốn
Nhằm mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi. Thời gian qua, UBND xã đã hỗ trợ nông dân phát triển các chăn nuôi gà quy mô từ 500 con trở lên. Để thực hiện việc chăn nuôi theo quy mô hàng hóa, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tiếp cận, áp dụng KHKT vào sản xuất, NHCS đã có nguồn vốn cho nông dân, để khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Các hộ được hỗ trợ tùy vào nhu cầu đầu tư của mỗi nhà.
Nội dung Tổng vốn 1.Vốn tự có 2.Vốn vay ngân hàng 3.Vốn khác 4.Rủi ro (hỏng hóc máy móc, thiết bị, cháy bóng đèn…)
(Nguồn: Tổng hợp từ các hộ chăn nuôi) Vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động chăn nuôi gà, là điều kiện để chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của các hộ chênh lệch nhau tương đối lớn và đối với các hộ nông dân thuộc diện hộ giầu vốn tự có sẽ cao hơn, cho nên vốn vay ngân hàng tuỳ vào từng hộ. Các hộ khá và hộ nghèo chủ yếu số vay vốn ngân hàng từ các chính sách khuyến khích, ưu tiên vay vốn nhà nước.
Nhờ có các chính sách khuyến khích của UBND xã, nguồn hỗ trợ từ ngân hàng, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi gà. Đến thăm hộ của ông Sùng A Chinh, thôn Xá Nhù, xã tà Xi Láng một trong những hộ chăn nuôi gà đen trên 500 con và có hiệu quả kinh tế cao. Ông Chinh cho biết: “Nhờ UBND giúp đỡ và hướng dẫn, tôi đã tìm hiểu cách xây dựng chuồng trại và chăn nuôi gà theo quy mô lớn đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời bỏ vốn cá nhân ra xây 2 chuồng gà, một chuồng nuôi gà thịt chờ bán, một chuồng cho lứa gà nhỡ và ủ gà con. Sau khi bán một vài lứa gà thấy có hiệu quả cao. Đến nay, tôi đã chủ động tự sản xuất con giống, phục vụ cho chăn nuôi của các hộ khác và bán cho những gia đình quanh vùng”. Theo ông Chinh chia sẻ, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gia cầm, điều kiện đầu tiên là phải giữ vệ sinh thật sạch cho gà, ăn sạch ở sạch, vệ sinh chuồng trại và sân vườn thường
xuyên, phòng chống dịch bệnh cho gà,.. Các hộ chăn nuôi có thể trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho gà. Cách nuôi này đã có tác động trực tiếp đến việc thay đổi nhận thức, cách chăn nuôi gà truyền thống của người dân, lấy nhu cầu tiêu thụ của thị trường để tìm hướng đi cho sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Nuôi gà đen thả giúp giảm chi phí thức ăn, vì vườn và đồi có cỏ và rau nên gà sẽ ăn thêm những loại cây có trong vườn, đồi. Thời gian nuôi gà nhanh hơn, chất lượng cao hơn, việc gà được đi lại nhiều giúp cho gà khỏe, nhanh nhẹn, tăng sức đề kháng cho gà, thịt gà ăn dai và chắc thịt hơn.
Bên cạnh việc chăn nuôi gà, các chủ trang trại cũng rất cần quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh ảnh hưởng sang các hộ khác, hàng ngày ngày hộ cần thu dọn và xử lý phân gà vi sinh, gom phân gà làm phân bón cho cây trồng, bán cho những gia đình trồng trọt trong xã. Mô hình chăn nuôi gà đen không chỉ chứng minh được hướng đi đúng đắn của việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình của hộ nông dân, mà còn tạo ra sản phẩm thương hiệu gà đe trên vùng cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo làm giàu. Ngoài ra còn giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu tiêu thụ.
Ngoài vốn dành cho chăn nuôi gà, phần lớn nguồn vốn còn lại các hộ sử dụng trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm khác và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Và theo các hộ nông dân việc đầu tư như thế này ngoài mục đích sử dụng diện tích đất hiệu quả còn có mục đích khác là sẽ tránh được rủi ro cho họ khi chỉ đầu tư vào một hoạt động sản xuất. Để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đen nói riêng các tổ chức tín dụng và quỹ tiết kiệm phụ nữ nên mở rộng gói vốn cho vay lớn hơn với lãi suất thấp để các hộ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm làm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho hộ, cũng như làm phát triển chăn nuôi tại địa phương.
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tận dụng địa hình đồi núi để chăn nuôi gà nhằm tăng thu nhập, tăng năng suất gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ cao về giống gà, phòng trừ bệnh trong chăn nuôi nên nhiều giống gia súc, gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng và sản lượng đàn gia cầm.
Bảng 4.6: Quy mô hộ chăn nuôi gà đen tại xã Tà Xi Láng
Quy mô lớn (trên 300 con) Quy mô TB (từ 200-300 con) Quy mô nhỏ (từ 100-200 con)
Tổng
(Nguồn: Tổng hợp từ các hộ chăn nuôi) Qua bảng số liệu cho thấy quy
mô chăn nuôi gà đen của các hộ điều tra. Số hộ nuôi gà đen với quy mô nhỏ chiếm phần lớn là do gặp nhiều lý do: Trình độ học vấn thấp, chưa chủ hộ nào đã qua đào tạo chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, sợ rủi ro, không dám mảo hiểm chơi lớn. không tiếp cận được KHKT và thị trường bên ngoài. Cơ sở vật chất vẫn còn thấp khó khăn trong chăn nuôi. Những năm gần đây trên địa bàn xã mở các lớp đào tạo, tập huấn giành cho ngành chăn nuôi nên số hộ chăn nuôi gà ngày càng tăng.
tại xã Tà Xi Láng năm 2020
Diễn giải
1.Kết quả
1.1 SL thịt hơi BQ (Q)
1.2 Giá trị sản xuất (GO)
1.3 Tổng chi phí (TC)
1.4 Chi phí trung gian (IC)
1.5 Giá trị gia tăng (VA)
1.6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.7 Lợi nhuận (Pr) 1.8 Lao động gia đình (V) 2 Hiệu quả 2.1 VA/TC 2.2 MI/TC 2.3 Pr/TC 2.4 VA/IC 2.5 MI/IC 2.6 Pr/IC
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020-UBND xã Tà Xi Láng) Chỉ tiêu
lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả một cách khá chính xác trong chăn nuôi gà đen vì ở chỉ tiêu này đã tính đến chi phí cho lao động gia đình. Đây là điều hộ chăn nuôi nên quan tâm vì hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình nhàn rỗi để chăn nuôi. Để biết được lợi nhuận chăn nuôi ở
thể hiện qua bảng trên: chỉ tiêu VA/TC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là cao nhất đạt 0,67 lần tức là bỏ ra một đồng chi phí thì hộ chăn nuôi gà đên với quy mô vừa thu được 0,67 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu VA/IC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là cao nhất đạt 0,76 lần tức là bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì hộ chăn nuôi gà đen với quy mô vừa thu được 0,76 đồng giá trị gia tăng. Cùng với chỉ tiêu này ở hai nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô lớn thấp hơn chỉ đạt 0,31 lần đối với hộ quy mô nhỏ 0,66 lần với hộ quy mô lớn. Chỉ tiêu MI/IC của nhóm hộ ở quy mô vừa là 0,75 lần so với quy mô nhỏ là 0,29. Nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô lớn chăn nuôi hiệu quả hơn so với các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ.
Chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình phản ánh chính xác nhất hiệu quả sử dụng lao động gia đình của hộ. Nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn có lợi nhuận bình quân cao nhất và cũng có chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình là cao nhất đạt 410,65 nghìn đồng. Hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có hiệu quả sử dụng lao động gia đình cũng khá cao với lợi nhuận/lao động gia đình là 204,13 nghìn đồng. Thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ đạt 101,23 nghìn đồng lợi nhuận/công lao động gia đình.
Từ thực tế cho thấy việc triển khai mô hình chăn nuôi gà đen, làm đệm lót sinh học trong chuồng, chăn thả gà ở vườn đồi tự nhiên, giảm đáng kể các chi phí đầu tư, công chăm sóc so với hình thức nuôi truyền thống trước đây. Lợi nhuận thu được từ 400 con gà sau hơn 6 tháng nuôi là trên 20 triệu đồng. Nhờ làm chuồng trại thuống và rộng đã giảm 20% chi phí, đặc biệt là chi phí công quét dọn phân hàng ngày với lượng trấu phải thay thường xuyên như trước đây đã giảm đáng kể. Từ đó, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, liên kết, an toàn, bền vững và quản lý tốt dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi phương thức
sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhân rộng các mô hình chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, huyện cũng như xã.
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hộ nuôi gà
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà như: Môi trường và chuồng trại ô nhiễm, không vệ sinh.
Chăn nuôi phân tán trên diện rộng, mật độ chăn nuôi ngày càng dày, dẫn tới nguy cơ đối mặt với dịch bệnh ngày càng cao hơn.
Khả năng cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi tại chỗ gần như không đáng kể, phải mua từ bên ngoài nên giá thành cao hơn.
Nguồn vốn tự có thấp, khi có rủi do ảnh hưởng đến dây chuyền dễ gây mất ổn định đời sống.
Ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến lượng ăn vào của gà, nếu nhiệt độ quá thấp gà sẽ ăn nhiều hơn hoặc nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm ăn.
Do gà đen thả tự nhiên nên gà rất dễ mắc các bệnh đường ruột như: bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, viêm ruột do virus, hội chứng còi cọc,… đều tác động đến hệ thống đường ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của gà.
Ảnh hưởng bởi giá cả thị trường biến động, tăng hay giảm giá gà. 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đen Thực trạng
- Gà là loài vật nuôi rất mẫn cảm với thời tiết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
- Chủ hộ: Đa số là người trẻ, chủ yếu là nam giới.
- Vốn: Nhiều hộ nông dân còn khó khăn, nên cần vay nhiều vốn để đầu tư xây dựng trang trại và mở rộng quy mô.
- Đất: Thiếu đất canh tác chăn nuôi.
- Hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Cần thực hiện tốt việc phòng chống cho gà ngay từ khi còn bé. Trước khi thả giống phải rửa sạch nền chuồng trại, sát trùng, khử phân vi sinh. Sau mỗi đợt xuất chuồng cũng phải tiến hành vệ sinh chuồng nuôi, vườn tược, rải vôi bột khử trùng rồi mới bắt đầu thả giống cho vụ nuôi kế tiếp.
- Nên chăn nuôi theo mô hình bán công nghiệp kết hợp với chăn thả và liên kết các hộ nuôi gà lại, để có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau, phòng chống ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
- Chăn nuôi gà đen đem đến hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong xã với thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng/tháng.
- Xây dựng kế hoạch hóa gia đình, người trẻ thường năng động và sáng tạo.
- Phát huy tính tiết kiệm ở các hộ gia đình, đầu tư đúng lúc đúng chỗ.
- Phát triển đào tạo người lao động có chuyên môn, trình độ cao.