Kết quả và hiệu quả kinh tế hộ nuôi gà

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đen tại xã tà xi láng, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái (Trang 38 - 43)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế hộ nuôi gà

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tận dụng địa hình đồi núi để chăn nuôi gà nhằm tăng thu nhập, tăng năng suất gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT công nghệ cao về giống gà, phòng trừ bệnh trong chăn nuôi nên nhiều giống gia súc, gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng và sản lượng đàn gia cầm.

Bảng 4.6: Quy mô hộ chăn nuôi gà đen tại xã Tà Xi Láng

Quy mô lớn (trên 300 con) Quy mô TB (từ 200-300 con) Quy mô nhỏ (từ 100-200 con)

Tổng

(Nguồn: Tổng hợp từ các hộ chăn nuôi) Qua bảng số liệu cho thấy quy

mô chăn nuôi gà đen của các hộ điều tra. Số hộ nuôi gà đen với quy mô nhỏ chiếm phần lớn là do gặp nhiều lý do: Trình độ học vấn thấp, chưa chủ hộ nào đã qua đào tạo chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, sợ rủi ro, không dám mảo hiểm chơi lớn. không tiếp cận được KHKT và thị trường bên ngoài. Cơ sở vật chất vẫn còn thấp khó khăn trong chăn nuôi. Những năm gần đây trên địa bàn xã mở các lớp đào tạo, tập huấn giành cho ngành chăn nuôi nên số hộ chăn nuôi gà ngày càng tăng.

tại xã Tà Xi Láng năm 2020

Diễn giải

1.Kết quả

1.1 SL thịt hơi BQ (Q)

1.2 Giá trị sản xuất (GO)

1.3 Tổng chi phí (TC)

1.4 Chi phí trung gian (IC)

1.5 Giá trị gia tăng (VA)

1.6 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.7 Lợi nhuận (Pr) 1.8 Lao động gia đình (V) 2 Hiệu quả 2.1 VA/TC 2.2 MI/TC 2.3 Pr/TC 2.4 VA/IC 2.5 MI/IC 2.6 Pr/IC

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020-UBND xã Tà Xi Láng) Chỉ tiêu

lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả một cách khá chính xác trong chăn nuôi gà đen vì ở chỉ tiêu này đã tính đến chi phí cho lao động gia đình. Đây là điều hộ chăn nuôi nên quan tâm vì hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình nhàn rỗi để chăn nuôi. Để biết được lợi nhuận chăn nuôi ở

thể hiện qua bảng trên: chỉ tiêu VA/TC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là cao nhất đạt 0,67 lần tức là bỏ ra một đồng chi phí thì hộ chăn nuôi gà đên với quy mô vừa thu được 0,67 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu VA/IC của nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là cao nhất đạt 0,76 lần tức là bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì hộ chăn nuôi gà đen với quy mô vừa thu được 0,76 đồng giá trị gia tăng. Cùng với chỉ tiêu này ở hai nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô lớn thấp hơn chỉ đạt 0,31 lần đối với hộ quy mô nhỏ 0,66 lần với hộ quy mô lớn. Chỉ tiêu MI/IC của nhóm hộ ở quy mô vừa là 0,75 lần so với quy mô nhỏ là 0,29. Nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô lớn chăn nuôi hiệu quả hơn so với các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ.

Chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình phản ánh chính xác nhất hiệu quả sử dụng lao động gia đình của hộ. Nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn có lợi nhuận bình quân cao nhất và cũng có chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình là cao nhất đạt 410,65 nghìn đồng. Hộ chăn nuôi ở quy mô vừa có hiệu quả sử dụng lao động gia đình cũng khá cao với lợi nhuận/lao động gia đình là 204,13 nghìn đồng. Thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ đạt 101,23 nghìn đồng lợi nhuận/công lao động gia đình.

Từ thực tế cho thấy việc triển khai mô hình chăn nuôi gà đen, làm đệm lót sinh học trong chuồng, chăn thả gà ở vườn đồi tự nhiên, giảm đáng kể các chi phí đầu tư, công chăm sóc so với hình thức nuôi truyền thống trước đây. Lợi nhuận thu được từ 400 con gà sau hơn 6 tháng nuôi là trên 20 triệu đồng. Nhờ làm chuồng trại thuống và rộng đã giảm 20% chi phí, đặc biệt là chi phí công quét dọn phân hàng ngày với lượng trấu phải thay thường xuyên như trước đây đã giảm đáng kể. Từ đó, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, liên kết, an toàn, bền vững và quản lý tốt dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi phương thức

sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và nhân rộng các mô hình chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, huyện cũng như xã.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đen tại xã tà xi láng, huyện trạm tấu, tỉnh yên bái (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w