* Theo Phạm Thu Hương(2016) cho thấy:
Công tác cấp GCNQSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang được thực hiện theo chỉ đạo và quy định của pháp luật xong tiến
22
độ còn chậm và gặp nhiều vấn đề phức tạp đã làm cho hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả quản lý cao.
Trong 12 tháng năm 2016, hệ thống văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết được 43.611 hồ sơ các loại. Trong đó, đăng ký cấp được 9.355 GCNQSDĐ; xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận được 3.038 hồ sơ; kiểm tra biên tập và thực hiện trích đo địa chính thửa đất để thực hiện cấp giấy chứng nhận đúng, chính xác ranh giới, diện tích thửa đất... theo đúng quy định được 6.800 thửa; hướng dẫn trả lời cho 5.438 lượt công dân đến làm các thủ tục liên quan đến đăng ký cấp giấy chứng nhận và xử lý được gần 50 vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc làm cho tiến độ và chất lượng cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh còn chậm: nguồn nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay còn thiếu và chưa đồng đều về chuyên môn; do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã, phường, thị trấn tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền; hiện tượng vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, tranh chấp đất đai qua các thời kỳ vẫn chưa được xử lý dứt điểm;...
Một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐcho các hộ gia đình, cá nhân của tỉnh Vĩnh Phúc: hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong thực hiện luật đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; giải quyết triệt để những trường hợp còn tồn đọng lâu ngày; quan tâm đầu tư thích đáng về biên chế, con người, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin cho Văn phòng Đăng ký đất đai để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà nước và của nhân dân;… [8]
* Theo Giảng Thị Bình (2017) cho thấy:
Theo báo cáo của ngành chức năng của tỉnh Lào Cai, từ năm 2014 đến hết tháng 06 năm 2017 các cơ quan chuyên ngành thực hiện việc cấp giấy CNQSDĐ ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh đạt kết quả đáng kích lệ. Các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác chỉ đạo, thực hiện các quy định của pháp
23
luật về cấp giấy CNQSDĐ ở cho hộ gia đình, cá nhân và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật; tính đến hết năm 2016, tỉnh Lào Cai đã cấp được 73,35% diện tích đất ở cần cấp giấy CNQSDĐ. Tổng số giấy CNQSDĐ đã cấp trên địa bàn toàn tỉnh là 153.191 giấy đạt 93,65% số giấy chứng nhận cần cấp; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy CNQSDĐ ở và quyền sở hữu tài sản trên đất cơ bản được triển khai, thực hiện theo quy định của pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách pháp luật về cấp giấy CNQSDĐ ở của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cơ bản được thực hiện đúng theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cấp giấy CNQSDĐ ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác quản lý về đất đai tại các địa phương còn chưa chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm đất, làm nhà trên đất không phải là đất ở, làm nhà không phép, vi phạm hành lang an toàn giao thông vẫn còn xảy ra; còn tình trạng người dân được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác cấp giấy CNQSDĐ như bản đồ địa chính đã đo đạc đã lâu, qua nhiều giai đoạn chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động kịp thời gây vướng mắc khi thực hiện xác định ranh giới, mất nhiều thời gian khi giải quyết hồ sơ, khó khăn khi giải quyết tranh chấp đất đai; năng lực của một số cán bộ hạn chế dẫn đến cấp giấy CNQSDĐ còn nhiều sai sót; quản lý hồ sơ lưu trữ thiếu chặt chẽ; cơ sở vật chất, thiết bị máy móc đã được quan tâm nhưng đầu tư chưa đồng bộ; cơ chế chính sách pháp luật liên quan công tác cấp giấy CNQSDĐ còn bất cập, chưa đồng bộ, quy định chưa rõ ràng và chưa phù hợp;
Để khắc phục một số tồn tại, vướng mắc trong việc cấp giấy CNQSDĐ ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới rất cần các cấp, các ngành chức năng có biện pháp, giải pháp cụ thể như: Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai theo hướng bỏ quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương cũng cần nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành hướng dẫn cụ thể đối với cấp giấy CNQSDĐ ở, quyền sở
24
hữu tài sản gắn liền với đất. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả, sự phù hợp của Văn phòng quản lý đất đai của tỉnh, mô hình các chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai tại các huyện, thành phố để sắp xếp cho phù hợp; nghiên cứu quy định của pháp luật để phân cấp cho UBND cấp huyện có thể giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh khi cấp đổi, cấp lại giấy CNQSDĐ để kịp thời giải quyết các bức xúc tại địa phương. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại, phát triển áp dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp giấy CNQSDĐ. [5]
* Theo Phùng Thị Hồng Hà (2016) thấy:
Báo cáo đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Bắc Từ Liêm Hoàng Kim Vinh cho biết: số diện tích quận cần cấp GCN là 682,74ha, đến nay, đã kê khai được 670,98ha, đã cấp GCN cho 623,65ha. Tổng số thửa cần cấp GCN là 48.087 thửa, đã đăng ký kê khai được 46.127 thửa, đã cấp GCN cho 36.005 thửa. Tỷ lệ cấp GCN đạt 74,9% trên tổng số thửa đất đang sử dụng và chiếm 91,7% trên tổng số thửa đất đủ điều kiện cấp.
Về số diện tích chưa cấp GCN hiện nay còn 59,09ha, thửa đất chưa cấp GCN là 12.082 thửa. Trong đó, đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất, chưa cấp là 2.996 thửa/14,38ha; Không đủ điều kiện cấp đã nộp hồ sơ đăng ký cần phải cấp Giấy xác nhận đã đăng ký đất đai là 5.816/18,85ha; Số thửa đăng ký nhưng cần phải thanh tra, kiểm tra trước khi cấp GCN QSD đất là 1.310 thửa/14,1ha; Số thửa chưa đăng ký kê khai là 1.960 trường hợp sử dụng đất/11.76 ha chưa có hồ sơ kê khai. Các trường hợp này UBND quận đã chỉ đạo UBND các phường thông báo 3 lần đến người sử dụng đất.
Theo lãnh đạo quận, trong quá trình triển khai công tác cũng gặp không ít khó khăn do: Các bản đồ quy hoạch đã phê duyệt nhưng chưa được bàn giao đủ cho quận để quản lý, khai thác nên chưa có tài liệu chính thức để bàn giao, tổ chức hướng dẫn cán bộ cấp phường thực hiện tra cứu. Do tốc độ đô thị hóa cao, có nhiều biến động lớn giữa hiện trạng sử dụng với hồ sơ quản lý đất đai; Đất giao trái thẩm quyền tại các cơ quan, đơn vị, đất tại các khu tập thể phần lớn sử dụng không đúng
25
với tổng thể mặt bằng ban đầu, phải tổ chức trích đo, xác định diện tích lấn chiếm, diện tích vi phạm tổng thể mặt bằng và tổ chức kiểm tra xác định đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy gặp nhiều khó khăn do liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó đưa ra những giải pháp: tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các hộ gia đình chưa kê khai thực hiện trách nhiệm kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định. Chỉ đạo quyết liệt các phòng chuyên môn, các phường xây dựng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể từng tổ chức, cá nhân cán bộ phụ trách địa bàn để hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.đề nghị các sở, ngành nghiên cứu xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của quận. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho quận, tham mưu cho UBND Thành phố giải quyết để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch cấp GCN trên địa bàn. [9]
26
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể tại các xóm La Kham, xóm Cánh Vàng, xóm Đầm Cầu và xóm Đoàn Thắng.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian: Từ ngày 19/06/2017 đến ngày 19/09/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điều kiện tự nhiên xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. - Điều kiện kinh tế- xã hội xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ.
3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của tại xã Hoàng Nông
3.3.3. Thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hoàng Nông.
- Quy trình cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ lần đầu tại xã Hoàng Nông.
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất tại xã Hoàng Nông.
- Những thuận lợi. - Những khó khăn.
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất tại xã Hoàng Nông.
- Giải pháp chung.
27
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cấp GCNQSĐ đai, công tác điều tra được thực hiện. Tiến hành thu thập các tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết như sau:
- Điều tra tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Điều tra tổng hợp tài liệu tình hình sử dụng đất đai của tại xã Hoàng Nông - Điều tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình.
3.4.2. Phương pháp thống kê
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa chúng. Các chỉ tiêu dùng thống kê trong việc nghiên cứu đề tài này có thể kể đến như: Diện tích đất đai, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, tổng số giấy chứng nhận đã được cấp theo loại sử dụng đất…Số liệu được sử lý bằng các phần mềm Excel, Word…
3.4.3. Phương pháp so sánh
Dựa trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được tiến hành so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực để đưa ra những nhận xét và tiến hành so sánh với kế hoạch đã đề ra xem thực hiện đạt bao nhiêu %, đạt hay không đạt.
3.4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá
Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá để đưa ra những kết luận, đánh giá về quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
28
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hoàng Nông.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoàng Nông nằm ở phía Tây của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện khoảng 11,0 km. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.746,3 ha;
Ranh giới hành chính:
- Phía Đông giáp xã Khôi Kỳ, xã Mỹ Yên. - Phía Tây giáp xã La Bằng.
- Phía Nam giáp dãy núi Tam Đảo (thuộc vườn quốc gia Tam Đảo). - Phía Bắc giáp xã Bản Ngoại, Tiên Hội và La Bằng.
4.1.1.2. Địa hình
- Hoàng Nông là xã miền núi có đặc điểm địa hình dốc dần theo hướng từ Tây sang Đông. Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là đồi núi, nằm xen kẽ là những cánh đồng nhỏ hẹp.
- Trên địa bàn xã có 01 con suối chảy theo hướng từ Tây sang Đông bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo với tổng chiều dài khoảng 8 km.
4.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Hoàng Nông là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C; tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.700-2.200mm, phân bố không đều có sự chênh lệch lớn giữa các mùa.
4.1.1.4. Thủy Văn * Nước mặt
Diện tích mặt nước toàn xã là 27,16 ha; trong đó diện tích ao, hồ, đầm là 6,55 ha; diện tích sông, suối là 20,61 ha.
29
* Nước ngầm
Với nguồn tài nguyên nước ngầm chưa có số liệu cụ thể, tuy nhiên trên thực tế các hộ dân đã tự tổ chức khoan giếng, đào giếng để sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất chất lượng nước không màu, không mùi, không vị được đánh giá là nước hợp vệ sinh.
4.1.1.5. Địa chất
Khu đồi núi nền đất cấu tạo là đất pha cát và đất đỏ đan xen theo từng khu vực. Về cơ bản không có hiện tượng lún, sụt đất hoặc động đất xảy ra.
4.1.1.6. Môi trường
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của xã, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Xã có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, rau màu đặc sản kết hợp với phát triển du lịch. Trong đó tiềm năng lợi thế phát triển chè là nghành nghề chủ yếu phát triển kinh tế tại địa phương.
4.1.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.
- Đối với cây lúa: Diện tích đất trồng lúa theo thống kê đất đai năm 2017 là 162,75ha, trong đó có một số cánh đồng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoàng Nông là một trong những xã luôn đứng trong tốp đầu về đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất. Năng suất lúa bình quân các năm đạt 55,72 tạ/ha, sản lượng 1.493,2 tấn.
30
- Cây hàng năm khác: Diện tích 17,19 ha, trong đó cây ngô 10,5 ha năng suất