Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 45)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hoàng Nông nằm ở phía Tây của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện khoảng 11,0 km. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.746,3 ha;

Ranh giới hành chính:

- Phía Đông giáp xã Khôi Kỳ, xã Mỹ Yên. - Phía Tây giáp xã La Bằng.

- Phía Nam giáp dãy núi Tam Đảo (thuộc vườn quốc gia Tam Đảo). - Phía Bắc giáp xã Bản Ngoại, Tiên Hội và La Bằng.

4.1.1.2. Địa hình

- Hoàng Nông là xã miền núi có đặc điểm địa hình dốc dần theo hướng từ Tây sang Đông. Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là đồi núi, nằm xen kẽ là những cánh đồng nhỏ hẹp.

- Trên địa bàn xã có 01 con suối chảy theo hướng từ Tây sang Đông bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo với tổng chiều dài khoảng 8 km.

4.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Hoàng Nông là xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C; tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.700-2.200mm, phân bố không đều có sự chênh lệch lớn giữa các mùa.

4.1.1.4. Thủy Văn * Nước mặt

Diện tích mặt nước toàn xã là 27,16 ha; trong đó diện tích ao, hồ, đầm là 6,55 ha; diện tích sông, suối là 20,61 ha.

29

* Nước ngầm

Với nguồn tài nguyên nước ngầm chưa có số liệu cụ thể, tuy nhiên trên thực tế các hộ dân đã tự tổ chức khoan giếng, đào giếng để sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất chất lượng nước không màu, không mùi, không vị được đánh giá là nước hợp vệ sinh.

4.1.1.5. Địa chất

Khu đồi núi nền đất cấu tạo là đất pha cát và đất đỏ đan xen theo từng khu vực. Về cơ bản không có hiện tượng lún, sụt đất hoặc động đất xảy ra.

4.1.1.6. Môi trường

Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của xã, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Xã có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, rau màu đặc sản kết hợp với phát triển du lịch. Trong đó tiềm năng lợi thế phát triển chè là nghành nghề chủ yếu phát triển kinh tế tại địa phương.

4.1.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

- Đối với cây lúa: Diện tích đất trồng lúa theo thống kê đất đai năm 2017 là 162,75ha, trong đó có một số cánh đồng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hệ thống các công trình thủy lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoàng Nông là một trong những xã luôn đứng trong tốp đầu về đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất. Năng suất lúa bình quân các năm đạt 55,72 tạ/ha, sản lượng 1.493,2 tấn.

30

- Cây hàng năm khác: Diện tích 17,19 ha, trong đó cây ngô 10,5 ha năng suất bình quân đạt 40,6 tạ/ha, sản lượng 42,63 tấn, cây màu khác là 6,69 ha, chủ yếu là cây rau màu, đậu, đỗ các loại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhân dân.

- Đối với cây chè: Tổng diện tích chè 326 ha trong đó chè kinh doanh là 276 ha, năng suất trung bình đạt 108 tạ/ha, sản lượng đạt 2.987 tấn; chè kiến thiết cơ bản 50 ha. Thực hiện diện tích thâm canh 80 ha. Cải tạo 25/25ha đạt 100% kế hoạch, trồng mới, trồng lại 9,423ha.

- Lâm nghiệp: Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 1.863,41 ha chiếm 67,85 % diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Tam Đảo 1.760,7 ha, diện tích rừng trồng, rừng sản xuất 102,71 ha. Công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã đều kết hợp hạt kiểm lâm Đại Từ, trạm kiểm lâm vườn quốc gia Tam Đảo làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng; các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm.

- Thủy sản: Có 6,55 ha nuôi thủy sản, trong đó có 04 hổ nhỏ, đã tập trung khai thác tốt diện tích mặt nước hiện có để phát triển chăn nuôi thủy sản, chủ yếu là các ao, đầm vừa và nhỏ nằm xen kẽ, rải rác tại các xóm trên địa bàn xã.

- Chăn nuôi: Đến cuối năm 2016, đàn trâu: 296 con; đàn lợn 425 con; Đàn gia cầm 21.046 con.

Chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm hàng năm cơ bản đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao, không có dịch, bệnh lớn sảy ra trên địa bàn.

4.1.2.3.Dân số, lao động và việc làm

Tổng số hộ: 1.469 hộ, tổng số nhân khẩu: 5.578 nhân khẩu.

- Lao động: 4.683 người, trong đó: Lao động trong độ tuổi là 4.382/5.578 nhân khẩu, chiếm 78,55% (nam 2.285 người; nữ 2.097 người). Lao động trong các lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52,02%; công nghiệp, xây dựng là 34,96%; thương mại, dịch vụ là 13,02%.

31

- Lao động đã qua đào tạo là 1.335 người (chiếm 30,47% tổng số lao động trong độ tuổi).

- Đặc điểm phân bố dân cư : Dân cư xã Hoàng Nông phân bố thành 18 điểm dân cư chính nằm tại 18 xóm:

4.1.2.4. Các vấn đề về văn hoá

Trên địa bàn xã gồm có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Sán chí, Dao, Hoa chiếm 34%, dân tộc Kinh chiếm 66%; Xã có 2 họ đồng bào dân tộc công giáo gồm (giáo họ An Sơn và giáo họ Hoàng Tân).

STT Tên các xóm 1 Xóm Đồng Khuân 2 Xóm Suối Chùn 3 Xóm Đoàn Thắng 4 Xóm Làng Hưu 5 Xóm Cổ Rồng 6 Xóm Đình Cường 7 Xóm Cánh Vàng 8 Xóm Đầm Cầu 9 Xóm La Lương 10 Xóm Cầu Đá 11 Xóm Gốc Sữa 12 Xóm La Kham 13 Xóm Kèo Hái 14 Xóm La Dây 15 Xóm Làng Đảng 16 Xóm An Sơn 17 Xóm Ao Mật 18 Xóm Đoàn Kết Tổng

32

* Công tác giáo dục – đào tạo

-Trường mầm non: có tổng diện tích 2.883m2; Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2015 có 08 phòng học, 5 phòng học chức năng; đáp ứng đầy đủ chức năng dạy và học, sân trường được đổ bê tông, diện tích sân chơi 1.000m2.

- Trường tiểu học: có diện tích 5.965,8m2, cơ sở vật chất có 14 phòng học, 08 phòng chức năng diện tích sân chơi bãi tập 4.190m2 cơ bản hoàn thiện, đầy đủ sân trường được đổ bê tông. Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm học 2009 - 2010.

- Trường trung học cơ sở: diện tích đất 7.502,1m2, cơ sở vật chất có 27 phòng học và phòng thực hành diện tích sân chơi bãi tập chung với sân vận động của xã diện tích 6.520m2. Một số lớp học cấp 4 và sân trường bê tông đã xuống cấp. Trường đạt chuẩn Quốc gia năm học 2008-2009.

* Văn hóa – thông tin – thể thao

- Toàn xã có 18 xóm: trong đó 16 xóm đã xây dựng nhà văn hóa, còn lại 02 xóm chưa có nhà văn hóa.

- Nhà văn hoá xã: Diện tích 406 m2 được xây dựng trong khuôn viên trụ sở UBND xã năm 2015, các cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo tốt cho công tác hội họp của địa phương.

- Khu thể thao của xã đã có trong quy hoạch tổng thể tại xóm Cầu Đá gần với trụ sở UBND, diện tích quy hoạch là 1,9 ha.

Số hộ được công nhận gia đình văn hoá: 1.256 hộ chiếm tỷ lệ 85,5%

Số xóm được công nhận danh hiệu làng văn hoá: 11/18 xóm, tỷ lệ 61,1%. Cơ quan đạt cơ quan văn hóa 5/5 cơ quan = 100%.

* Công tác y tế

Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2011, đạt Bộ tiêu chí Quốc gia năm 2014 được duy trì và giữ vững qua các năm, trạm y tế cơ bản có đủ điều kiện khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trạm có 7 Y bác sỹ, trong đó có 1 Bác sỹ; 5 Y sỹ; 1 Điều dưỡng.

33

4.1.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng

*Hề thống thủy lợi.

- Toàn xã có 4 hồ chứa nước để phục vụ sản xuất, kết hợp với nuôi trồng thủy sản gồm: Hồ chăn nuôi; Hồ Ao Mật; Hồ Gốc Sộp; Hồ Ông Hưng, trong đó hồ Ao Mật đã được đầu tư xây dựng bán kiên cố và 13 đập dâng nước để tưới tiêu phục vụ sản xuất.

- Hiện trạng kênh mương: Tổng số toàn xã có 32.929m kênh mương, trong đó đã được cứng hoá 12.481 m đạt 37,9%, còn lại 20.448m là kênh mương đất chưa được cứng hóa. Nhìn chung hệ thồng thuỷ lợi của xã đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa, cây chè và nuôi trồng thuỷ sản.

* Hệ thống giao thông

- Đường từ huyện về trung tâm xã dài: 10 km chính là tuyến đường Quốc lộ 37 Thái Nguyên – Tuyên Quang.

- Đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài: 10,077 km với quy mô mặt đường nhựa rộng 3,5m, lề đường mỗi bên 1m, rãnh thoát nước 1m.

- Đường trục xóm, liên xóm: Tổng 16,191 km, đã đạt chuẩn 11,480 km, đạt 70,9%; với quy mô mặt đường nhựa và bê tông rộng từ 3m đến 3,5m, lề đường mỗi bên từ 0,5 – 1,0m, rãnh thoát nước từ 0,5 – 0,7m.

- Hệ thống giao thông ngõ xóm với tổng chiều dài: 10,456 km, trong đó đã bê tông hóa được 4,628 km đạt 44,26%; với quy mô mặt đường bê tông, cấp phối rộng từ 2,5m đến 4m, lề đường mỗi bên từ 0,5 – 1,0m, rãnh thoát nước từ 0,5 – 0,7m, còn lại 5,828 km đường đất = 55,74%.

* Hiện trạng hệ thống cấp điện

- Xã có 06 trạm biến áp, tổng công suất cấp điện 765 KVA, có 01 tuyến trung thế 35 KV với tổng chiều dài: 4,845 km, đường dây hạ thế 0,4KV với tổng chiều dài 11,627 km. Năm 2017 đã được thay thế hệ thống đường dây hạ thế và một số cột điện xuống cấp. Đến nay có 1.466/1.469 hộ sử dụng điện lưới Quốc gia = 99,8%.

* Về Dịch vụ thương mại: Trên địa bàn xã chưa phát triển chủ yếu các hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ; sửa chữa xe máy, dịch vật tư nông lâm nghiệp, dich vụ đời sống, tuy nhiên các hoạt động thương mại dịch vụ đã có nguồn thu đáng kể, năm 2016 thu từ dịch vụ chiếm 25% trong cơ cấu thu nhập của người dân trên địa bàn xã.

34

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã hoàng nông, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 45)