Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 92 - 94)

Trong chương 4 này, tác giả đã đi nghiên cứu và giải quyết xong bài toán mô phỏng liên kết hàn giáp mối thép không gỉ Austenite tấm mỏng 1mm. Tác giả đã ứng dụng phần

mềm mô phỏng quá trình hàn SYSWELD vào bài toán của mình một cách hiệu quả. Việc ứng

dụng SYSWELD vào nghiên cứu đem lại nhiều lợi ích to lớn về cả khía cạnh khoa học kỹ

thuật và kinh tế do tăng được hiệu quả nghiên cứu và tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thực nghiệm.

Một số vấn đề của bài toán đã được tác giả giải quyết ở chương 4 này:

 Số hóa phương trình truyền nhiệt khi hàn.

 Xây dựng được ma trận dòng nhiệt.

 Xây dựng được ma trận kết cấu.

 Thiết lập bài toán đa trường nhiệt – kết cấu.

 Mô hình hóa quá trình hàn TIG tấm mỏng.

Từ đó, tác giả đã tính toán và đưa ra được kết quả tính toán trường nhiệt độ, phân bố ứng suất và biến dạng của liên kết ứng với mỗi chế độ hàn khác nhau. Sau khi mô phỏng, đánh giá và phân tích kết quả của rất nhiều các chế độ hàn khác nhau, tác giả đã đưa ra được miền thông số chế độ hàn sơ bộ tối ưu cho liên kết hàn giáp mối thép SUS304 tấm mỏng 1mm

là khoảng = 58.5÷63.5 J/mm ứng với công suất nhiệt hiệu dụng P = 940W. Đó sẽ là cơ sở

giúp cho quá trình thực nghiệm nhanh đi đến kết quả và đạt hiệu quả cao. Công trình khoa học của tác giả sẽ là nền móng cơ sở cho nhiều nghiên cứu xác định chế độ hàn tối ưu đối với

T r a n g 91 | 118

nhiều chủng loại vật liệu và dải chiều dày khác nhau (khi đó chỉ cần xây dựng, thay đổi khai

báo các thuộc tính vật liệu).

Ở chương 4 này tác giả cũng đã đưa ra các kết quả về ứng suất và biến dạng của liên kết ứng với chế độ hàn cụ thể. Kết quả này sẽ làm cơ sở để đánh giá và đề những biện pháp kỹ thuật phù hợp để khắc phục, xử lý.

T r a n g 92 | 118

CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ HÀN PHÙ HỢP VỚI KẾT CẤU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 92 - 94)