Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 62 - 64)

Qua nghiên cứu ở chương 3, tác giả có thể rút ra được một số ưu điểm của phương pháp giải tích trong việc xác định chế độ hàn phù hợp với kết cấu như sau:

 Có thể xác định nhanh, sơ bộ gần đúng dải thông số chế độ hàn phù hợp với bài

toán.

 Các bước thực hiện và các công thức tính toán khá dễ áp dụng với nhiều dạng

bài toán khác nhau.

 Bài toán giải tích thuận cho phép chúng ta nghiên cứu về quá trình truyền nhiệt

trong vật hàn, tính toán các thông số của mối hàn ứng với vật liệu và thông số chế độ hàn như: chiều rộng lớn nhất của đường bao đẳng nhiệt, chiều dài đường

T r a n g 61 | 118

Ở chương 3 này, tác giả đã tính toán được bộ thông số công suất nguồn nhiệt P = 933

W với vận tốc hàn = 15mm/s để tạo ra được mối hàn như yêu cầu (mối hàn giáp mối tấm

mỏng 1mm, bề rộng lớn nhất của mối hàn bằng 4mm). Tuy có nhiều ưu điểm trong nghiên

cứu và tính toán về truyền nhiệt trong vật hàn, nhưng phương pháp giải tích cũng tồn tại không ít những nhược điểm, đáng kể là bỏ qua sự ảnh hưởng của nguồn nhiệt tới tính chất lý nhiệt của vật liệu, coi các tính chất lý nhiệt của vật liệu là các hằng số. Điều đó làm cho kết quả tính toán ít nhiều cũng có sai số đáng kể. Do đó, để có được kết quả chính xác hơn chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết bài toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Ở đó, các tính chất lý nhiệt của vật liệu là các hàm phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó đúng với thực tế và cho kết quả chính xác hơn.

T r a n g 62 | 118

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG SỐ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ HÀN TIG TẤM MỎNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 62 - 64)