Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 32 - 33)

Qua những nghiên cứu của tác giả được trình bày ở các mục trên, tác giả có thể kết luận

rằng đề tài tác giả đang nghiên cứu (Nghiên cứu công nghệ hàn TIG tấm mỏng) chưa hề có ai

từng công bố. Ngoài nghiên cứu các điểm cơ bản khi hàn giáp mối tấm mỏng, tác giả đi giải quyết bài toán ngược, xác định chế độ hàn phù hợp cho liên kết hàn giáp mối tấm mỏng nói chung và lấy ví dụ tấm mỏng thép không gỉ Austenit 1mm nói riêng. Với các chiều dày tấm và vật liệu khác, việc nghiên cứu tìm ra chế độ hàn phù hợp với liên kết cũng sẽ được nghiên cứu tương tự.

Một số kết luận sơ bộ có thể được rút ra ở trong chương 1 được áp dụng ở các phần nghiên cứu tiếp theo như sau:

 Phương pháp hàn sử dụng: hàn TIG không sử dụng que hàn phụ;

 Khí bảo vệ : khí Ar, có thể cho thêm để tăng tốc độ hàn;

 Điện cực hàn sử dụng: điện cực Wolfram Thorium EWTh-2 (theo AWS A5.12);

 Dòng điện sử dụng: dòng một chiều cực thuận DCEN;

T r a n g 31 | 118

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN VẬT LIỆU THÉP KHÔNG GỈ AUSTENITE TẤM MỎNG

Trước khi đi vào thực nghiệm hàn một vật liệu bất kỳ, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ về ứng xử của vật liệu đó trong quá trình hàn, đặc điểm và tính hàn của vật liệu đó như thế nào? Từ đó giúp chúng ta có những biện pháp công nghệ phù hợp để xử lý và điều chỉnh sao cho mối hàn đạt chất lượng cao nhất. Ở chương 2 này, tác giả sẽ đi nghiên cứu về:

 Đặc điểm khi hàn, tính hàn của thép không gỉ Austenite;

 Nghiên cứu lý thuyết chung về trường ứng suất khi hàn tấm mỏng;

 Nghiên cứu lý thuyết chung về biến dạng nhiệt khi hàn tấm mỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ hàn tig tấm mỏng (Trang 32 - 33)