Quyền sở hữu chungcủa hộ gia đình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 28 - 34)

Hộgia đình là tập thể các thành viên của hộ, do đó khối tài sản được các thành

viên đóng góp, góp sức tạo lập nên là tài sản chung của hộ. Nói đến hộ gia đình là người ta thường nghĩ đến các thành viên của hộđều có quyền sở hữu đối với tài sản

chung đó. Như vậy, quyền sở hữu chung của hộ gia đình là một trong những đặc

trưng khi nhắc đến hộgia đình.

Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

57

Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), tlđd (44), tr.149.

58

23

Với việc hộ gia đình không còn là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự của BLDS 2015 đã giúp cho việc nhìn nhận bản chất của hộ gia đình một cách chính

xác, đây là một nhóm người được hình thành dựa trên mối liên kết giữa các thành

viên trong gia đình có tài sản chung hoặc cùng đóng góp tạo nên một lợi ích kinh tế

nhất định. Xuất phát từđiều đó mà quy định của BLDS 2015 có nhiều điểm mới về

quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình so với các Bộ luật trước, cụ thể “tại BLDS 2015, thành viên hộ gia đình độc lập tham gia giao dịch và tự chịu trách nhiệm cá

nhân đối với phần quyền của mình trong khối tài sản chung nếu đáp ứng các tiêu chí về độ tuổi cũng như năng lực hành vi; đồng thời bổ sung quy định mới về sở hữu chung của thành viên gia đình nhằm tháo gỡ những khó khăn khi áp dụng pháp luật.”59

Khác so với khái niệm về tài sản chung của hộ gia đình ở các BLDS 1995 và

BLDS 2005, BLDS 2015 đưa ra khái niệm về tài sản chung của hộ gia đình được

quy định một cách khái quát hơn nhưng vẫn thể hiện đầy đủ, cụ thể tài sản chung của hộ gia đình được xác lập dựa trên công sức đóng góp, sự tạo lập hay sự thỏa thuận của các thành viên hộgia đình, ngoài ra, luật quy định mở rộng và tránh thiếu sót, chẳng hạn các loại tài sản mà luật khác có quy định là tài sản chung của gia

đình thì được xác định là tài sản chung.

Nói đến quyền sở hữu thì ta luôn nhắc đến quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt, một điểm mới tiến bộ của BLDS 2015 là đã ghi nhận các quyền này thành một điều khoản riêng biệt, việc quy định gắn liền với quyền và lợi ích của mỗi thành viên hộgia đình. Theo đó, các quyền về sở hữu tài sản được thực hiện theo phương thức thỏa thuận giữa các thành viên, điều này xuất phát từ việc thừa nhận bản chất của hộ gia đình với tư cách là một chủ thể kinh tế được hình

thành trên cơ sở kết hợp nguồn lực giữa các thành viên60, do đó các thành viên đều có quyền ngang nhau, được đưa ra quyết định trong việc định đoạt một tài sản chung. “Quan hệ sở hữu này là quan hệtrên cơ sở tự nguyện, tự giác của các thành viên tham gia sau khi có bàn bạc, thỏa thuận của các thành viên.”61

Các thành viên của hộ đều có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để quản lý, khai thác tài sản chung đó cũng như hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung,

59

Hoàng Gia Linh, tlđd (46), tr.19.

60

Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), tlđd (44), tr.149.

61Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam,Vũ Thị Hồng Vân (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, tập 1, tr.154.

24

hơn nữa, các thành viên có thể quyết định chuyển giao tài sản cho một bên thứba… Trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận thì việc thực hiện quyền sở hữu trên là ngang nhau.

Thông thường, quyền định đoạt là một quyền quan trọng của một chủ sở hữu tài sản, đó là quyền quyết định “vận mệnh” của tài sản đó. Liệu rằng việc định đoạt tài sản chung của hộ có khác với việc định đoạt tài sản chung thông thường hay không? BLDS 1995 hầu như không có quy định khác, không trực tiếp quy định quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình, do đó về nguyên tắc áp dụng các quy định chung về quyền sở hữu chung, khi định đoạt bất kì tài sản nào đều phải được tất cả đồng sở hữu đồng ý. Đến BLDS 2005, Bộ luật trao quyền định đoạt tài sản lại cho các thành viên đủ mười lăm tuổi trở lên, trường hợp định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất hay tài sản có giá trị lớn phải được đồng ý bởi tất cả thành viên này, các tài sản khác thì dựa trên quyết định của đa số. Điểm khác biệt so với BLDS 2005, nhà làm luật nhận thấy rằng khái niệm về tài sản là “tư liệu sản xuất” hay “có giá trị lớn” trong BLDS 2005 đã và đang gây sự khó hiểu. Vì vậy, việc Điều 212 BLDS 2015 sửa đổi theo hướng là “tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình” là thuyết phục62đã làm rõ được tài sản có giá trị lớn

là như thế nào, việc áp dụng pháp luật trên thực tếcũng đơn giản hơn, tránh trường hợp có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau như BLDS 2005. Như đã phân tích,

quyền định đoạt phải cần có sự đồng ý của các thành viên, tuy nhiên, yêu cầu sự

thống nhất ý chí của tất cảcác đồng sở hữu chung trên không được áp dụng đối với một số trường hợp, cụ thể tại khoản 2 Điều 212.63 Với quy định tại khoản 2 Điều

212 BLDS 2015 thì đối với việc định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng

ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,

trường hợp không được sựđồng ý của một trong các thành viên thì sựđịnh đoạt trên không phù hợp, dẫn đến hiệu lực của giao dịch bị vô hiệu. Ngoài ra, ta có thể thấy pháp luật có sự thay đổi về độ tuổi của các thành viên, theo như Bộ luật cũ chỉ cần thông qua ý kiến của các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì hiện nay luật giới hạn độ tuổi từđủ mười tám tuổi trở lên, quy định trên là hợp lý, bởi mười lăm

tuổi thì thành viên đó vẫn còn nhỏ, còn trong sự bảo bọc của gia đình, khi có yêu

62ĐỗVăn Đại (Chủbiên), tlđd (39), tr. 240, 241.

63Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.191.

25

cầu hỏi ý kiến thì các thành viên này đều không có chính kiến riêng mà tuân theo lời của ba mẹ nên quy định này hầu như không có ý nghĩa trên thực tế.

Hình thức sở hữu chung của hộ gia đình

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với một tài sản nào đó, do vậy khi nhiều chủ thể cùng có quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể này lại có ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác.64 Sở hữu chung theo quy định của pháp luật dân sự gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Theo như đã phân tích, hộgia đình được pháp luật dân sự ghi nhận lần đầu tiên trong BLDS 1995, đến hiện nay đã có sựthay đổi lớn về mặt lập pháp thông qua BLDS 2005 và BLDS 2015, liệu rằng ở các giai đoạn khác nhau sở hữu chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp hợp nhất hay sở hữu chung theo phần? Ở hai Bộ luật cũ, không có quy định rạch ròi sở hữu chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp nhất hay theo phần, chính vì điều này đã dẫn đến mỗi Tòa án, mỗi thẩm phán có những quan điểm khác nhau, có tòa thừa nhận đây là sở

hữu chung theo phần, có tòa lại có quan điểm đây là sở hữu chung hợp nhất.65 Pháp luật hiện nay quy định, nếu như các thành viên không thỏa thuận được với nhau thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần, theo đó có thể hiểu quyền sở hữu chung của các thành viên hộ gia đình là sở hữu chung theo phần, trừ một số trường hợp.66Như vậy, BLDS 2015 đã quy định rõ đây là sở hữu chung theo phần, không

64Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tlđd (61), tr.344.

65

Xem thêm tại Mục 2 Thông báo rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng của Viện Kiểm Sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh số 28/TB-VC3-V4 ngày 25 /9/2018, cụ thểcó đoạn: “Theo Giấy chứng nhận số 00303/QSDĐ ngày 21/10/1999 do Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang cấp thì quyền sử dụng 18.407 m2 đất tọa lạc tại Thửa số 587,588,589,590 Tờ bản đồ số 04, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cấp cho Hộ gia đình ông Tăng Văn Tịnh. Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Hộ ông Tăng Văn Tịnh gồm có: ông Tịnh là chủ hộ; bà Trần Thị Gấm là mẹ; bà Nguyễn Thị Kim Hoàng là vợ; Tăng Nhựt Trường sinh năm 1992, Tăng Nhựt Cường sinh năm 1984 và Tăng Thị Kim Hạnh sinh năm 1992 là con. Theo khoản 2 Điều 217 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Các sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung”. Như vậy, quyền sử dụng 18.407 m2 là tài sản chung của hộ gia đình khi thế chấp thì phải có ý kiến của tất cả thành viên trong hộ. Ông Tăng Văn Tịnh với tư cách cá nhân đã thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình khi chưa có sự đồng ý của những thành viên khác trong hộ gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của các thành viên khác trong hộ được quy định tại khoản 2 Điều 109, Điều 219, khoản 2 Điều 223 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11. Vì vậy Hợp đồng thế chấp số 0005/2012/HĐTCLienVietPostbank ngày 19/01/2012 bị vô hiệu theo quy định tại Điều 122 và 127 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, Ngân hàng có lỗi trong việc thiết lập giao dịch thế chấp tài sản vì không xác minh, thẩm định tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.”.

66

26

như hai Bộ luật cũ không làm rõ dẫn đến khó áp dụng. Vậy sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần khác nhau như thế nào về hệ quả pháp lý mà BLDS 2015 lại ghi nhận đây là sở hữu chung theo phần? Hiện nay, quy định pháp luật không có thể hiện rõ sự khác nhau về hệ quả pháp lý, tuy nhiên có quan điểm cho rằng “sở dĩ có sự khác nhau này là vì tính xác định được hay không xác định được phần quyền sở hữu của mỗi chủ thểđối với tài sản chung”,67 ngoài ra, “nếu sở hữu chung theo phần, các đồng chủ sở hữu có thể chuyển giao phần quyền của mình cho

người thứ ba thì đối với các đồng sở hữu của sở hữu chung hợp nhất lại không thể

bán lại quyền sở hữu của mình cho người thứ ba.”68Như vậy, trước hết có thể thấy quyền sở hữu chung theo phần thì phần tài sản của các đồng sở hữu trong sở hữu chung bao giờ cũng phải được biểu hiện bằng những đơn vị số học cụ thể.69 Ở đây, “mỗi đồng sở hữu biết trước được tỉ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.”70

“Mặc dù phần quyền của mỗi người có thể không bằng nhau nhưng tài sản trong sở hữu chung theo phần là một thể thống nhất, có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau. Quyền của mỗi người bao trùm đối với toàn bộ tài sản nên họ phải được quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu và sử dụng tài sản chung.”71

Do hộ gia đình hiện nay đang được nhìn nhận dưới sự kết hợp của các thành viên, các giao dịch sẽ do chính các thành viên của hộ thực hiện nên đã có sự tách bạch giữa yếu tố thành viên và hộ, việc quy định quyền sở hữu chung của hộgia đình theo phần là hợp lý. “Trong thực tế, không hiếm trường hợp Tòa án chấp nhận giao dịch đối với phần tài sản thuộc về người tham gia giao dịch như trường hợp một trong những thành viên của hộ định

đoạt tài sản thuộc sở hữu chung.”72 Hơn thế nữa, nếu là sở hữu chung theo phần thì mỗi thành viên đều có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, tức có quyền chuyển giao quyền sở hữu này cho bất cứ cá nhân hay tổ chức

nào mà không vướng phải sự tranh chấp hay cần sựđồng ý của các đồng sở hữu còn lại.73 Với quy định sở hữu chung theo phần thì quyền định đoạt của các đồng sở hữu

67

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ(Đồng chủ biên), tlđd (41), tr.359.

68

Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học BLDS, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.291.

69Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tập I, tr.266, 267.

70Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (69), tr.266.

71Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (69), tr.267.

72Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (63), tr.192,193.

73

27

không bị hạn chế về chủ thểđược chuyển giao và sau khi chuyển giao quyền sở hữu thì quyền sở hữu tài sản của thành viên đó sẽ được chuyển giao cho bên thứ ba và bên thứba cùng các đồng sở hữu còn lại sở hữu chung khối tài sản chung ban đầu, hay nói cách dễ hiểu là người được chuyển giao sẽ thay thế vị trí sở hữu của thành

viên đã chuyển giao. Tuy nhiên, không phải lúc nào thành viên của hộ cũng được giao dịch chuyển quyền sở hữu phần quyền của mình cho người thứ ba, trước khi thực hiện việc chuyển giao thì các thành viên còn lại (đồng sở hữu chung) được quyền ưu tiên mua lại phần tài sản đó, điều này là hợp lý bởi lẽ khối tài sản chung

đã được hình thành dựa trên sựđóng góp, tạo lập của các đồng sở hữu, để tránh phá vỡ tính liên kết việc ưu tiên quyền mua lại cho các đồng sở hữu còn lại đặt ra là phù hợp, tuy nhiên đểtránh trường hợp các đồng sở hữu còn lại quyết định quá lâu hoặc cố tình khiến việc mua bán phần của thành viên kia không được thực hiện nên pháp luật cũng quy định mốc thời gian tối đa để các thành viên còn lại đưa ra quyết định có mua lại phần sở hữu đó hay không, cụ thể 03 tháng đối với tài sản chung là bất

động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản kể từ ngày các thành viên còn lại nhận được thông báo bằng văn bản về việc bán cũng như các điều kiện bán. Sau khoảng thời gian đó, nếu như các thành viên khác không đồng ý mua thì thành viên

đó có thể bán lại cho người khác. Trường hợp, phát hiện sự vi phạm về quyền ưu

tiên này, thì trong thời hạn 03 tháng các thành viên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua.74

Như đã phân tích ở trên, không phải lúc nào quyền sở hữu của hộ gia đình cũng đều là sở hữu chung theo phần, trong trường hợp hộ gia đình chỉ gồm một cặp vợ chồng thì quyền sở hữu chung của hộ gia đình lúc này lại là sở hữu chung hợp nhất. “Trong trường hợp điển hình, hộ gia đình bắt đầu với hai con người kết hợp với nhau bằng quan hệ hôn nhân, gọi là vợ và chồng.”75

“Khối tài sản chung của hộ gia đình hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở khối tài sản chung của vợ

chồng.”76 Theo quy định tại Điều 213 BLDS 2015 và Luật HNGĐ 2014 thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, theo đó quyền chiếm hữu, sử dụng

và định đoạt của vợ chồng là ngang nhau.

74

Khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015.

75

Nguyễn Ngọc Điện (2010), Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.271.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)