của hộ gia đình
Giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình là một trong những giao dịch phổ biến nhất hiện nay do hộgia đình thực hiện, xoay quanh vấn đềnày liên quan đến nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau, chẳng hạn như các chế định tài sản, đại diện,... Như vậy, giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng
đất của hộgia đình có những đặc trưng nổi bật như sau:
Thứ nhất, khác với các loại tài sản chung của hộgia đình như ô tô, xe máy, ti
vi,… thì quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình có một sốđặc trưng khác biệt
như sau:
Một là, hộgia đình xuất phát điểm là các hộ nông dân thực hiện các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp là chính, do đó tài sản quan trọng đối với hộ gia
đình chính là các tư liệu sản xuất và quyền sử dụng đất. Bất kỳ hộ nông dân nào
cũng đều có quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước phân chia để sản xuất, việc xác
định từng thửa đất để hộ nông dân sử dụng là rất quan trọng trong việc bố trí sản xuất kinh doanh của hộ.77 Ngoài ra, theo khảo sát tại một số tỉnh, thành phốngười ta cho thấy tài sản chung quan trọng nhất và có giá trị lớn đối với hộgia đình chính là
quyền sử dụng đất nông nghiệp.78
Hai là, nguồn gốc của quyền sử dụng đất đặc biệt hơn các tài sản khác, bởi các tài sản khác đều có nguồn gốc đơn giản, tuy nhiên quyền sử dụng đất có thời gian sử dụng lâu dài, từ đời này sang đời khác, do đó nguồn gốc quyền sử dụng đất của hộ gia đình tương đối phức tạp, bao gồm đất đai của cha ông để lại, đất đai được phân chia sau khi hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp tan rã, đất đai nhận chuyển
nhượng, Nhà nước giao đất, cho thuê đất...79
Cuối cùng, xuất phát từ thuộc tính pháp lý của quyền sử dụng đất, đây là loại tài sản đặc biệt, chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho đến khi thực hiện việc đăng ký, đăng bộ đối với cơ quan nhà nước khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, vì thế liên quan
77
Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, tlđd (36), tr.8.
78
Lê ThịHoàng Thanh, “Hộgia đình – Những vấn đềđặt ra khi sửa đổi chếđịnh chủ thể trong Bộ luật Dân
sự năm 2005”,https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/12/13/ho-gia-dnh-nhung-van-de-dat-ra-khi-sua-
doi-che-dinh-chu-the-trong-bo-luat-dn-su-nam-2005/ , ngày 14/4/2021.
79
29
đến các giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất, pháp luật điều chỉnh không chỉ
là BLDS mà còn có Luật chuyên ngành – Luật Đất đai.
Với những đặc điểm trên, quyền sử dụng đất được coi là một đối tượng đặc biệt trong các giao dịch do hộgia đình thực hiện.
Thứ hai, chủ thể hộ gia đình là một chủ thể có nhiều thay đổi lớn về mặt lập pháp trong Bộ luật Dân sự. Theo pháp luật dân sự qua các thời kì có thể thấy đối với cá nhân, pháp nhân thì hầu như tư cách pháp lý của hai nhóm chủ thểnày được giữ nguyên, không có sự thay đổi quá lớn trong quy định pháp luật nhưng đối với hộgia đình thì lại có sự chuyển biến lớn về mặt lập pháp, cụ thểtrước đây ở BLDS
1995 và BLDS 2005 đã thừa nhận hộ gia đình là một nhóm chủ thể đứng bên cạnh hai nhóm chủ thể truyền thống cá nhân và pháp nhân, tuy nhiên ở BLDS hiện hành (BLDS 2015) thì hộ gia đình không còn là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể xác lập các giao dịch dân sự được quy chiếu về các thành viên. Chính vì
điều đó mà tư cách xác lập giao dịch cũng có nhiều nét khác biệt so với giai đoạn
trước khi BLDS 2015 có hiệu lực. Thông thường nếu một tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người thì việc xác định các đồng sở hữu rất đơn giản, tuy nhiên vì hộ gia đình là tập hợp các thành viên có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi
dưỡng với nhau và sự tồn tại của hộ gia đình hầu như rất bền chặt, hơn nữa khái niệm về thành viên của hộ gia đình còn nhiều vướng mắc, do đó việc xác định tư
cách chủ thể tham gia giao kết gồm những ai là một đặc trưng của giao dịch. Nếu chủ thể tham gia giao dịch là pháp nhân hoặc cá nhân thì việc xác định tư cách dễ dàng, đơn giản do tính chất “cụ thể hóa” được quy định rõ ràng, nhưng đối với hộ gia đình thì đây lại là bài toán khó, khi giao kết các giao dịch, điều đầu tiên bên đối tác của hộ phải làm là định hình hộ này bao gồm những thành viên nào.
Thứ ba, sở hữu của hộgia đình là sở hữu chung, chính đặc điểm này mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của hộ khác so với cá nhân hay chế định sở hữu riêng. Việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của hộ gia đình có mối quan hệ mật thiết
đối với tất cả các thành viên của hộ, dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, nhất trí, quyền
định đoạt tài sản đòi hỏi phải có sựđồng ý của các đồng sở hữu,… Trường hợp một
thành viên không đồng ý thì việc định đoạt tài sản chung trên được coi như không
hợp pháp, có thể dẫn đến giao dịch bị vô hiệu toàn bộ, tuy nhiên hiện nay một số
Tòa án vẫn thừa nhận phần có hiệu lực của giao dịch do những thành viên đã đồng ý xác lập giao kết. Ngoài ra, pháp luật đã ghi nhận sở hữu chung của hộgia đình là sở
30
ứng trong khối tài sản chung được coi là một thể thống nhất và được định đoạt phần tài sản chung đó. Thực tế lại cho thấy thông thường nếu các bên không có thỏa thuận về tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu thì các thành viên đều không biết được liệu phần của mình là bao nhiêu trong khối tài sản chung đó, thường phải thông qua phán quyết của Tòa án về việc chia tài sản chung. Như vậy, có thể thấy chính từđặc
điểm tài sản của hộ gia đình là tài sản chung mà khi tham gia các giao dịch liên
quan đến các tài sản này tất cả các thành viên cùng định đoạt hoặc mỗi thành viên có thể định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung nếu đã xác định
được phần của mình. Đây là một đặc trưng mà các chủ thể khác khi giao kết các giao dịch với hộgia đình cần phải quan tâm đến.
Thứ tư, theo như BLDS 2015 thì các thành viên của hộ gia đình là chủ thể
tham gia xác lập giao dịch dân sự, tuy nhiên các thành viên thường ủy quyền cho một người đại diện của mình để tham gia giao dịch từđó phát sinh quan hệ đại diện
ủy quyền. Chính từ việc ủy quyền đó làm phát sinh các vấn đề liên quan đến chế định đại diện. Khi nhắc đến hộ gia đình tham gia các giao dịch dân sự, người ta
thường đi kèm với các vấn đề xoay quanh quan hệ đại diện giữa các thành viên. Khác với các quan hệ sở hữu chung khác, tất cảcác đồng sở hữu đều có quyền định
đoạt tài sản chung đó thì đối với hộ gia đình việc định đoạt các tài sản có giá trị lớn
như động sản, bất động sản có đăng ký thì pháp luật chỉ đặt ra, quan tâm đến các thành viên từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự quyết
định. Do đó, khi tham gia giao kết các giao dịch dân sự với hộ gia đình với đối
tượng của giao dịch là quyền sử dụng đất thì chỉ cần chú trọng đến các thành viên của hộcó đủ năng lực hành vi dân sự, đây là điểm đặc trưng so với khi giao kết với chủ thể có quyền sở hữu chung như vợ chồng hay các cá nhân cùng hợp tác, đóng
góp không có.
Liên quan đến vấn đề độ tuổi có quyền đưa ra quyết định định đoạt tài sản có giá trị, về nguyên tắc hộ gia đình được thực hiện tất cả các giao dịch, kể cả giao dịch tặng cho, tuy nhiên đối với những hộ gia đình có thành viên là người chưa
thành niên hay người bị mất năng lực hành vi dân sự thì về nguyên tắc các hợp đồng tặng cho do hộgia đình thực hiện không phù hợp với quy định pháp luật, có thể dẫn
đến vô hiệu. Bởi lẽnó đi ngược lại các quy định của Luật HNGĐ 2014, xâm phạm
đến quyền lợi của các thành niên này, vì giao dịch tặng cho là giao dịch không có
31
là vì lợi ích của những thành viên là người chưa thành niên hay mất năng lực hành vi dân sự.
Cuối cùng, theo quy định của pháp luật dân sự thì hình thức không phải là
điều kiện bắt buộc, nó chỉ bắt buộc trong một sốtrường hợp luật định và giao dịch
có đối tượng là quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp luật định đó. Về
mặt hình thức các giao dịch này bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 167 LĐĐ 2013 và Điều 117 BLDS 2015. Ngoài ra, khác với các hợp đồng khác có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng hay tại thời điểm do các bên thỏa thuận, hợp đồng hay giao dịch chuyển quyền sử dụng đất lại chỉ có hiệu lực tại thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.80
Tóm lại, những đặc trưng trên đã cho thấy giao dịch có đối tượng là quyền sử
dụng đất của hộgia đình có những điểm khác biệt so với các giao dịch có đối tượng là các loại tài sản khác hay do chủ thể khác thực hiện.