Hộ gia đình dưới góc nhìn từ phápluật nước ngoài

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 37 - 45)

Liên bang Nga và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (hay còn gọi Trung Quốc) là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng vềvăn hóa và xã hội với Việt Nam, giá trị của

gia đình luôn được đề cao và được coi là một bộ phận của xã hội. Liên Bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam đều từng trải qua giai đoạn thực hiện kinh tế xã hội chủ nghĩa, tập trung phát triển sở hữu tập thể, ở nông thôn người dân làm kinh tế chung

dưới hình thức hợp tác xã, doanh nghiệp quốc doanh, do đó, sở hữu tập thể được pháp luật các quốc gia này quan tâm, chú trọng đến. Trong giai đoạn ban hành BLDS 1995, nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nên có

nhiều thành phần kinh tế mới xuất hiện, cụ thể kinh tế ngoài nhà nước gồm kinh tế

hộ cá thể, kinh tế tư nhân, hợp tác xã, theo đó kinh tế của gia đình là một phần không thể thiếu, kể cả trong pháp luật của Liên bang Nga hay Trung Quốc đều có những quy định dành cho hộgia đình. Có quan điểm cho rằng hộ gia đình xuất hiện trong Bộ luật này là kết quả của việc vận dụng các chế định tương ứng trong luật của Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.81 Do đó, việc nghiên cứu pháp luật của hai quốc gia này góp phần giúp ta hiểu được quy định của pháp luật nước ngoài đối với chủ

thể là hộgia đình.

80Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015.

81

32

Pháp luật nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

BLDS Trung Quốc82 chỉ thừa nhận chủ thể pháp luật dân sự gồm có cá nhân, pháp nhân và tổ chức chưa hợp nhất,83theo đó hộ gia đình không được thừa nhận là một chủ thể pháp luật dân sự, tuy nhiên pháp luật dân sự nước này cũng có điều chỉnh về hộ gia đình dưới hình thức thành viên của hộ nông dân nhận khoán và sở

hữu chung giữa các thành viên gia đình.

BLDS Trung Quốc không quy định hộ nông dân nhận khoán là một chủ thể

pháp luật dân sự mà Bộ luật này điều chỉnh đối tượng này thông qua việc điều chỉnh các thành viên của hộ nông dân nhận khoán và được quy định thành mục riêng biệt

trong chương Cá nhân. Tư cách hộ nông dân nhận khoán được điều chỉnh cụ thể

trong Luật Hợp đồng Đất đai nông thôn năm 2003 được sửa đổi, bổ sung năm

2018.84 Hộ nông dân được sử dụng đất ở nông thôn theo phương thức là chủ thể

nhận khoán, các thành viên trong hộgia đình nông dân được hưởng quyền và lợi ích

như nhau trên đất nhận khoán theo quy định của pháp luật.85

Căn cứ quy định tại Điều 55 BLDS Trung Quốc: “Thành viên của tổ chức kinh tế tập thể nông thôn nhận khoán quản lý đất đai ở nông thôn theo quy định của pháp luật là hộ nhận khoán quản lý”, theo đó, có thể thấy, “thành viên hộ nông

dân” phải là thành viên tập thể có quyền quản lý theo hợp đồng đất đai, các thành viên gia đình không có quyền quản lý theo hợp đồng đất đai (chẳng hạn như dân số

mới trong lần giao khoán thứ hai) thì không được xem là thành viên của hộ nông

dân. Do đó, về quy mô dân số, số lượng “thành viên hộ nông dân” có thể bằng số lượng “thành viên gia đình” hoặc cũng có thể ít hơn “người nhà” số lượng nhân khẩu.86 Như vậy, cách xác định thành viên của hộ nông dân nhận khoán thông qua việc thành viên nào có quyền quản lý đất đai thông qua hợp đồng gia đình. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 56 BLDS Trung Quốc: “Các khoản nợ của hộ

nhận khoán ở nông thôn do tài sản của hộ nhận khoán quản lý đất ở nông thôn gánh chịu; trường hợp không đủ, một số thành viên trong hộ gia đình nông thôn

82

Nguồn: http://www.pkulaw.cn/fulltext_form.aspx?Db=chl&Gid=342411 , ngày 20/5/2021.

83Điều 2 BLDS Trung Quốc: “Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa các cá nhân, pháp nhân và các tổ chức không hợp nhất là các chủ thể bình đẳng.”

84

Nguồn:http://www.pkulaw.cn/fulltext_form.aspx?Gid=328186&fbclid=IwAR3IK7wQSQZQbNfrIfEjs6A6 OeHc49KSroq4-0VpSgHDBblT8xZxCMEaaQE, ngày 20/5/2021.

85Điều 16 Luật Hợp đồng đất đai nông thôn năm 2003, sửa đổi bổsung năm 2018. 86

Nguồn:http://www.pkulaw.cn/fulltext_form.aspx?Db=qikan&Gid=1510238735&keyword=&EncodingNa me= , ngày 20/5/2021.

33

phải chịu tài sản của các thành viên đó.” Theo đó, các nghĩa vụ trả nợ phát sinh do hộ nhận khoán ở nông thôn tham gia sẽ được chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của hộ, trong một sốtrường hợp nếu tài sản của hộ không đủ thì các thành viên của hộ phải đứng ra chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Quy định này cho thấy hộ nông dân nhận khoán chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn, nếu tài sản của hộkhông đủ có thể phải dùng đến tài sản của cá nhân thành viên trong hộ.

Đối với các quy định về quyền sở hữu chung của hộ nông dân nhận khoán như

sau:

Sở hữu chung là trạng thái mà quyền sở hữu một thứ được chia sẻ bởi nhiều

người cùng một lúc.87 Sở hữu chung là sở hữu của từ hai cá nhân trở lên, theo đó

các thành viên trong gia đình nếu như có các tài sản thuộc sở hữu chung hay có chung công sức đóng góp thì các thành viên của gia đình được xem là các đồng sở

hữu đối với khối tài sản chung được tạo lập nên. Theo quy định tại Điều 297 BLDS Trung Quốc: “Bất động sản hoặc động sản có thể thuộc sở hữu chung của hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân.” và Điều 299: “Các chủ sở hữu chung có quyền sở hữu

chung đối với bất động sản hoặc động sản chung.”, theo đó các thành viên của gia

đình nếu có tài sản là bất động sản hay động sản thuộc sở hữu chung thì các thành

viên đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung đó, cụ thể

mỗi đồng sở hữu có quyền sở hữu chung đối với phần của mình.88

Phương thức quản lý tài sản chung của hộ dựa trên sự thỏa thuận của các đồng sở hữu, trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận hoặc có thỏa thuận những nội dung không được rõ ràng thì mỗi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ quản lý

đối với khối tài sản chung đó.89

Về quyền định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 301 BLDS Trung Quốc: “Việc định đoạt tài sản chung, động sản và việc sửa chữa lớn, thay đổi tính chất, công dụng của bất động sản, động sản thuộc sở hữu chung phải được sựđồng ý của các chủ sở hữu chung hoặc tất cả các chủ sở hữu chung có trách nhiệm trên hai phần ba cổ phần. Tuy nhiên, trừtrường hợp có thoả thuận khác giữa các đồng sở hữu.”, theo đó về nguyên tắc nếu không có sự thỏa thuận giữa các thành viên gia

87

Nguồn: https://www.pkulaw.com/qikan/35a9e9f6f22d0666864a4272a48a01c2bdfb.html , ngày 20/5/2021.

88Điều 298 BLDS Trung Quốc: “Một chủ sở hữu chung có quyền sở hữu đối với bất động sản hoặc động sản chung theo phần của nó.”

89Điều 300 BLDS Trung Quốc: “Các chủ sở hữu chung quản lý tài sản là bất động sản, động sản theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì mỗi chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ quản lý.”

34

đình thì việc định đoạt tài sản chung phải được các thành viên đồng ý, trường hợp có những thành viên không đồng ý thì việc định đoạt có thể thực hiện nếu tất cả các

đồng sở hữu có phần đóng góp trên hai phần ba trên khối tài sản chung đồng ý thì việc định đoạt trên vẫn có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp, một thành viên muốn định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của gia

đình thì vẫn có quyền chuyển nhượng nhưng phải thông báo ngay cho các đồng sở

hữu khác, pháp luật ưu tiên quyền mua trước dành cho các thành viên/ đồng sở hữu còn lại, đồng sở hữu có quyền từ chối trong một khoảng thời gian hợp lý, trường hợp có hai hoặc nhiều đồng sở hữu khác yêu cầu thực hiện quyền ưu tiên thì họ sẽ thương lượng tỷ lệ mua tương ứng; nếu thương lượng không thành công thì thực hiện quyền ưu tiên theo tỷ lệ cổ phần tương ứng của mình tại thời điểm chuyển

nhượng.

Về việc xác định phần của mỗi đồng sở hữu trong khối tài sản chung, căn cứ quy định tại Điều 309 BLDS Trung Quốc thì việc xác định tỷ lệ phần của mỗi thành

viên được thực hiện theo thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì được xác định theo phần vốn góp của mình trong khối tài sản chung, trong trường hợp không xác định được phần vốn góp của mỗi người là bao nhiêu thì mỗi thành viên được hưởng với mỗi phần bằng nhau.90

Như vậy có thể thấy, về bản chất BLDS Trung Quốc cũng ghi nhận sở hữu chung của gia đình là sở hữu chung theo phần, các đồng sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản chung đó tương ứng với tỷ lệ phần của mỗi thành viên. Sự khác biệt so với pháp luật nước ta là quyền định đoạt đối với tài sản chung của gia đình

phải được tất cả các thành viên đồng ý hoặc theo nguyên tắc đa số nếu đảm bảo số thành viên đồng ý có tổng số phần trên 2/3 tài sản chung. Ngoài ra, còn một điểm khác biệt nữa trong cách phân chia tài sản, pháp luật Trung Quốc khẳng định nếu

không xác định được phần của mỗi người là bao nhiêu thì mỗi thành viên đều

hưởng phần bằng nhau, trong khi pháp luật nước ta không có quy định này.  Pháp luật Liên bang Nga

Pháp luật Liên bang Nga có quy định về một loại chủ thể tương tự hộ gia đình

của pháp luật Việt Nam đó là kinh tế nông dân hay còn gọi là trang trại, chịu sự

90Điều 309 BLDS Trung Quốc: “Phần bất động sản, động sản mà các đồng sở hữu chung được xác định theo phần vốn góp nếu không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng; trường hợp không xác định được phần vốn góp thì sẽ được coi là được hưởng với số lượng như nhau.”

35

điều chỉnh của BLDS Liên bang và Luật Liên bang về nền kinh tế nông dân (trang trại) năm 2003, sửa đổi bổsung năm 2020.91

Theo quy định của Luật Liên bang về nền kinh tế nông dân tại khoản 1 Điều 192 để được coi là kinh tế nông dân (trang trại) thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

một,đây là tập hợp những cá nhân có quan hệ họ hàng với nhau; hai, phải có tài sản chung; ba, phải cùng thực hiện hoạt động kinh tếchung như sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bán nông sản.93Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Liên bang về nền kinh tế nông dân thì thành viên của trang trại có thể là vợ, chồng, cha mẹ, con, anh, chị, em, cháu ruột, ông bà nội của mỗi bên nhưng không quá ba gia đình và con, cháu, anh, chị, em ruột của các thành viên trong trang trại có thể được nhận làm thành viên của trang trại khi đủmười sáu tuổi; hoặc có thể là những cá nhân không có mối quan hệ họ hàng với nhau, và số lượng thành viên không

vượt quá năm cá nhân. Như vậy, yếu tố quan hệ họ hàng trong một số trang trại không phải là yếu tố bắt buộc.

Các thành viên của trang trại khi thành lập trang trại phải ký kết thỏa thuận với nhau, thỏa thuận đó theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Liên bang về nền kinh tế

nông dân bắt buộc phải có một số nội dung, trong đó phải thỏa thuận phương thức sở hữu tài sản chung của trang trại, quyền sở hữu của các thành viên. Ngoài ra, các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa các thành viên phải được đính kèm cùng với thỏa thuận này và các thành viên phải ký kết vào văn bản thỏa thuận trên,94 đây chính là cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền sở hữu của trang trại.

Về tài sản của trang trại được quy định tại Điều 6 Luật Liên bang về nền kinh tế nông dân thì tài sản của trang trại có thể bao gồm thửa đất, các tòa nhà, các công trình kiến trúc khác, gia súc, gia cầm sản xuất và làm việc, máy móc thiết bị nông nghiệp và các loại xe khác, hàng tồn kho và các tài sản khác cần thiết cho hoạt động

91

Nguồn:https://o25w2ufqu6eudogoxsk66tl2za-adv7ofecxzh2qqi-www-

consultantru.translate.goog/document/cons _doc_LAW_42662/ , ngày 20/5/2021.

92

Khoản 1 Điều 1 Luật Liên bang về nền kinh tếnông dân năm 2003, sửa đổi bổsung năm 2020: “Kinh tế nông dân (trang trại) (sau đây gọi là trang trại) là tập hợp những công dân có quan hệ họ hàng và (hoặc) tài sản, có tài sản thuộc sở hữu chung, cùng thực hiện sản xuất và các hoạt động kinh tế khác (sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bán nông sản) dựa trên sự tham gia của cá nhân họ.”

93Xem thêm quy định tại Điều 18 Luật Liên bang về nền kinh tếnông dân năm 2003, sửa đổi bổsung năm

2020.

36

của trang trại. Ngoài ra, hoa quả, sản phẩm và thu nhập mà trang trại nhận được do sử dụng tài sản của mình là tài sản chung của các thành viên trong trang trại, mỗi thành viên trong trang trại có quyền hưởng một phần thu nhập nhận được từ hoạt

động của trang trại, phần này được xác định theo thỏa thuận giữa các thành viên trong trang trại95. Theo quy định tại khoản 3 Điều này thì tài sản của trang trại thuộc tài sản chung của các thành viên nếu như họ không có thỏa thuận khác. Phần sở hữu chung của các thành viên trong trang trại được xác lập theo thỏa thuận giữa các thành viên của trang trại. Về quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản của trang trại

được quy định tại Điều 7 Luật Liên bang về nền kinh tếnông dân, theo đó các thành

viên trong trang trại cùng sở hữu và sử dụng tài sản của trang trại. Về quyền định

đoạt, xử lý tài sản của trang trại được thực hiện theo thủ tục mà các bên đã thỏa thuận khi thành lập trang trại, việc định đoạt tài sản sẽdo người đứng đầu trang trại thực hiện vì lợi ích của trang trại mà mình đại diện một cách thiện chí, hợp lý và

không được thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trang trại và các xã viên96, trong trường hợp trên trách nhiệm tài sản sẽ thuộc về tất cả các thành viên của trang trại, trừ khi chứng minh được rằng giao dịch đó được thực hiện bởi người đứng đầu trang trại vì lợi ích cá nhân của mình.97

Việc phân chia tài sản chung của trang trại được thực hiện theo Điều 9 Luật Liên bang về nền kinh tế nông dân, khi một trong các thành viên của nông trường rời khỏi trang trại thì thửa đất và tư liệu sản xuất của trang trại không được phân chia mà thành viên đó sẽ được bồi thường bằng tiền tương ứng với phần của mình trong quyền sở hữu chung tài sản của trang trại. Ngoài ra, trong vòng hai năm sau

khi rời trang trại, phải chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị phần của mình trong tài sản của trang trại đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của trang trại

trước thời điểm rời trang trại.

Về hình thức của giao dịch liên quan đến bất động sản phải được thực hiện bằng văn bản có công chứng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 163 BLDS Liên bang thì việc công chứng nhằm kiểm tra tính hợp pháp của giao dịch và theo quy định tại khoản 2 thì trường hợp các giao dịch về bất động sản không được công chứng sẽ bị

vô hiệu. Ngoài ra, trong trường hợp các bên đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần giao dịch mà bên đó có yêu cầu công chứng mà bên kia trốn tránh việc chứng thực

95

Khoản 2 Điều 15 Luật Liên bang về nền kinh tếnông dân năm 2003, sửa đổi bổsung năm 2020. 96

Khoản 2 Điều 16 Luật Liên bang về nền kinh tếnông dân năm 2003, sửa đổi bổsung năm 2020.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)