Thực trạng giải quyết liên quan đến phương thức thỏa thuận xác lập quyền sở

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 45)

quyền sở hữu đối với hộ gia đình, bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên hộ gia

đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận100, theo đó, pháp luật cho phép các thành viên của hộ gia đình có quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia quyền sở hữu chung. Đây là quy định thể hiện sự tôn trọng quyền tự quyết của các thành viên, chính sự thỏa thuận này là minh chứng thể hiện phần của mỗi thành viên trong khối tài sản chung là bao nhiêu, trong trường hợp xảy ra tranh chấp liệu rằng thỏa thuận về việc phân chia này có phải luôn được Tòa án chấp nhận hay không? Nhìn từ thực tiễn xét xử, tác giả đơn cử hai vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp về quyền sở hữu chung của hộ, mặc dù các bên đã có thỏa thuận từtrước như sau:

Vụ án thứ nhất:101 (Tác giả chỉ đề cập đến chia tài sản của hộ gia đình)

Hộgia đình ông Dương B gồm: ông B, bà Hồng Thị N (vợ) và hai con Dương

Thị L, Dương Văn T. Anh T yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của hộgia đình gồm hai thửa đất được cấp GCN cho hộ ông Dương B, trong đó có một thửa được cấp

GCN năm 2006, có nguồn gốc đất do Hợp tác xã Đạt Hiếu cấp và một thửa được cấp GCN năm 2000 do vợ chồng ông B khai hoang từnăm 1991. Năm 2000, chị L lấy chồng và ra ở riêng, năm 2006 anh T kết hôn và được vợ chồng ông B và cả gia

100

Khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015.

101

Bản án số 51/2019/DS-ST ngày 26/11/2019 về tranh chấp chia tài sản chung hộgia đình củaTòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

40

đình thống nhất chia cho T một phần diện tích đất thổcư để xây nhà ở thuộc thửa

đất được cấp GCN năm 2006 nhưng nói bằng miệng và không làm thủ tục sang tên.

Sau đó, anh T đã xây căn nhà cấp 4 trên thửa đất và sinh sống ổn định từđó cho đến nay, có tách khẩu riêng. Viện kiểm sát và Tòa án đều cho rằng: đất cấp năm 2000 và

2006 nên chị L và anh T không có công sức đóng góp nhiều, do đó, tuyên vợ chồng

ông B hưởng 70% và hai con 30% mỗi người phần bằng nhau. Vợ chồng ông B

được quyền quản lý và định đoạt toàn bộ tài sản trên, tiến hành đăng ký biến động sang tài sản của vợ chồng, trả lại phần giá trị cho hai con, mỗi người được

401.101.050 đồng. Ngoài ra, Tòa án không thừa nhận phần đã chia cho anh T, buộc vợ chồng ông B trả lại phần giá trị căn nhà và giá trị giếng nước do vợ chồng anh T

đã tạo lập nên là 80.218.000 đồng.

Nhận xét vụ án: Ở vụ việc này, có thể thấy Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ

thẩm đưa ra quyết định đều có xét đến công sức đóng góp của các thành viên, về

phần này theo tác giả là hợp tình, hợp lý. Bởi lẽ, các thửa đất trên do vợ chồng ông B tạo dựng vào năm 2000 và 2006, lúc này các con ông B chưa có đóng góp được gì nhiều vào khối tài sản chung này thì năm 2000 chị L lấy chồng về ở bên chồng,

còn anh T năm 2006 lấy vợ và năm 2007 ra ở riêng. Tuy nhiên, bản án này có phần không hợp lý ở chỗ, có thể thấy ngay từban đầu vợ chồng ông B cũng như chị L đã đồng ý chia phần đất thuộc thửa đất cấp năm 2006 để cho anh T làm nhà, cụ thể

theo lời khai của vợ chồng ông B có nói: “Năm 2007 con trai Dương Văn T lập gia

đình, gia đình chúng tôi đã thống nhất chia cho T 01 phần diện tích đất thổ cư để

xây nhà ở thuộc thửa đất số 111, tờ bản đồ 04”; lời trình bày của vợ anh T: “Đến

năm 2007 vợ chồng tôi ở riêng và được bố mẹ chồng là ông Dương B và bà Hồng Thị N chia cho 01 phần đất khoảng 200 m2 , thuộc thửa đất số 111, tờ bản đồ số 04, diện tích 1404,3 m2 , tọa lạc tại xã E, huyện K, tỉnh Đ” và lời trình bày của đại diện theo ủy quyền của anh T và chị L:“Vào năm 2007 ông Dương Văn T lập gia đình ở

riêng, bố mẹ và các thành viên trong gia đình đã thống nhất chia cho ông T một phần diện tích đất thổ cư để xây nhà ở, ….”, do đó có thể khẳng định được rằng

trước khi xảy ra tranh chấp các bên đã thỏa thuận chia phần đất đó cho anh T, tuy

nhiên Tòa án lại nhận định: “vợ chồng anh T không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì để chứng minh đây là phần đất đã được chia và tài sản trên đất là của vợ

chồng anh T, đồng thời trên thực tếđất và tài sản trên đất có thể là tài sản của vợ

chồng anh T, nhưng trên cơ sở căn cứ pháp luật thì hiện tại không có văn bản thoả

41

chồng anh T”, là không phù hợp, bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 212 BLDS

2015 có quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành

viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và không quy định việc thỏa thuận này bắt buộc phải bằng văn bản, ngoài ra có thể thấy trong quá trình giải quyết các bên đương sựđã thống nhất phần đất đó ban đầu đã được chia cho anh T,

anh T đã xây dựng nhà và sinh sống ổn định trên mảnh đất đó. Với những phân tích trên, việc Tòa án đưa ra phán quyết phần nhà và đất đó thuộc sở hữu của vợ chồng ông bà B và trả lại một khoản tiền tương ứng với giá trịcăn nhà là chưa phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

Vụ án thứ hai:102

Nguyên đơn là bà A, bịđơn là ông Q. Bà A khởi kiện yêu cầu phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộgia đình, gồm 1.833,3 m2đất, thuộc thửa đất 14, tờ bản đồ 65, GCN số AP 353308. Các đương sự đã thống nhất, diện tích đất đang

tranh chấp là tài sản chung của hộ gia đình gồm có: Bà A, bà T, bà N, bà S, ông B và ông Q. Sau này các con đều có gia đình thì A họp gia đình và phân chia quyền sử

dụng đất cho các con như sau: Phần đất phía trước giáp đường Nguyễn Thông có chiều ngang 13 m (thực tếđã được điều chỉnh chính xác là 13,71 m làm tròn là 13,7 m) chiều dài từmép đường vào 50 m, thì chia cho 02 người con trai là Võ Văn B và Võ Văn Q mỗi người được quyền sử dụng ½ tức là mỗi người được sử dụng 6,855 m chiều ngang theo đường Nguyễn Thông (phần đất chia cho ông B có căn nhà của bà A). Phần đất còn lại phía sau, có chiều dài 72 m (thực tế là 71,3 m), thì chia cho

bà A và 03 người con gái là Võ Thị Ánh T, Võ Thị S, Võ Thị N, còn Võ Thị M và

Đào Thị Kim V là con riêng của bà A nên không chia; nhưng bà T, bà S và bà N

đều nhường lại cho bà A được hưởng toàn bộ. Tuy nhiên khi ông Q làm nhà lại chiếm chiều ngang là 8 m. Do đó mẹ con phát sinh mâu thuẫn. Nay bà A yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia quyền sử dụng đất của hộ gia đình bà A thành 03 phần

như trên. Viện kiểm sát có ý kiến phân chia như yêu cầu của bà A và buộc ông Q thối trả giá trị chênh lệch cho ông B. HĐXX đưa ra quyết định tương tự ý kiến của Viện kiểm sát, theo đó ông Q được quyền sở hữu mảnh đất ban đầu có chiều ngang 8 m, vì nhà đã xây dựng kiên cố, do đó, buộc ông Q phải thanh toán giá trị mảnh đất

102

Bản án 08/2018/DS-ST ngày 04/04/2018 về tranh chấp chia tài sản chung của hộgia đình của Tòa án nhân dân huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

42

vượt quá cho anh B, phần đáng ra anh B phải nhận là 26.450.000 đồng, ông B nhận phần đất còn lại là 354 m2 đất với chiều ngang 5.7 m, phần còn lại của bà A.

Nhận xét vụ án: Ở vụ việc này cho ta thấy trước khi xảy ra tranh chấp các thành viên của hộ đã thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung là quyền sử

dụng đất trên thành 2 phần, cụ thể: anh Q, anh B được chia phần đất có chiều ngang là 6.855 m, chiều dài 50 m, phần đất còn lại phía sau, có chiều dài 72 m thì chia cho

bà A và 03 người con gái là T, S, N, tuy nhiên bà T, bà S và bà N đều nhường lại

cho bà A được hưởng toàn bộ. Sau đó anh Q không thực hiện đúng theo như thỏa thuận trên mà xây dựng nhà với chiều ngang là 8 m. Hướng giải quyết của HĐXX sơ thẩm là hợp lý, chia theo như thỏa thuận mà các bên đã thỏa thuận, buộc anh Q phải thanh toán giá trị phần đất lấn chiếm của anh B, bởi lẽ ngay từban đầu các bên

đã thống nhất thỏa thuận như trên, sau đó do xây dựng vượt quá thỏa thuận ban đầu mà anh Q mới không đồng ý sựphân chia đó. Ngoài ra, Tòa án cũng xác định việc

phân chia trên cũng không ảnh hưởng đến phần quyền của anh Q, nếu tính diện tích

trên được chia đều cho 6 thành viên thì diện tích theo thỏa thuận mà Q nhận được

đã nhiều hơn diện tích trên.

Xuất phát từ việc phân tích thực tiễn xét xử, ta có thể thấy tùy vào quan điểm của mỗi Tòa án mà thỏa thuận phân chia tài sản chung có được coi là hợp pháp hoặc không? Việc không thống nhất, nhất quán trong việc đưa ra hướng giải quyết xuất phát từ việc hiện nay pháp luật chỉ quy định rằng các thành viên của hộgia đình có

quyền được thỏa thuận phân chia tài sản chung, tuy nhiên lại không đề cập đến việc thỏa thuận đó được thực hiện như thếnào và dưới hình thức nào? Điều dễ hiểu nếu

như pháp luật chỉ dừng lại ở việc quy định quyền sở hữu chung của hộ gia đình được ưu tiên thực hiện theo phương thức thỏa thuận thì chúng ta mặc nhiên có thể

hiểu thỏa thuận dưới hình thức nào đều có giá trị pháp lý, kể cả thỏa thuận bằng miệng, điều này một phần nào đó dẫn đến khó khăn trong việc vận dụng quy định pháp luật trên thực tế. Như đã phân tích tại hai vụ án dân sựtrên, các bên đều thỏa thuận bằng miệng về việc ghi nhận phần sở hữu của một hoặc tất cả thành viên trong hộ, tuy nhiên có Tòa án chấp nhận sự thỏa thuận đó, có Tòa án lại không, dẫn

đến tình trạng phán quyết phụ thuộc vào ý chí chủ quan của HĐXX.

Theo pháp luật Liên bang Nga quy định về chế định trang trại mà ta đã tìm hiểu tại mục 1.5 chương 1 của Khóa luận, có thể thấy các vấn đề phân chia quyền sở hữu tài sản chung của trang trại đều được thực hiện bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên trang trại, sự thỏa thuận này phải được đăng ký với Nhà nước.

43

Với cách quy định như trên, việc thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình/

trang trại được minh bạch, cụ thể hơn và đảm bảo quyền lợi của các đồng sở hữu do được bảo hộ bởi Nhà nước thông qua việc đăng ký.

Tiếp thu tinh thần của quy định trên, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định này trong BLDS 2015 tại khoản 3 Điều 219 về chia tài sản thuộc sở hữu chung, cụ thể như sau: “3. Thỏa thuận về việc chia tài sản thuộc sở hữu chung phải lập thành

văn bản. Văn bản này được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.”. Với quy định như trên, việc thỏa thuận

phân chia quyền sở hữu chung của các thành viên trong hộ gia đình nói riêng cũng như đối với quyền sở hữu chung nói chung sẽ cụ thể, rõ ràng giúp cho các đồng sở hữu dễ dàng áp dụng trên thực tế, tránh gặp các tranh chấp liên quan đến phân chia quyền sở hữu. Mặt khác, với yêu cầu đặt ra phải công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận trên thì đây là một trong các giấy tờ quan trọng để các thành viên có thể thực hiện việc đăng ký biến động đất đai cũng như là giấy tờ có giá trị chứng minh cao tại Tòa án nếu như có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, có thể thấy Ủy ban nhân dân

(UBND) là nơi lưu trữ được các thông tin, hồ sơ liên quan đến nguồn gốc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, UBND có đủ điều kiện để kiểm tra các thông tin liên quan đến việc thỏa thuận phân chia của hộ, đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên, do đó, đặt ra yêu cầu chứng thực là cần thiết, đặc biệt đối với đối tượng là quyền sử dụng đất.

2.2. Thực trạng giải quyếtliên quan đến quyền sở hữu chung theo phần đối với

hộ gia đình, bất cập và kiến nghị hoàn thiện

“BLDS 2015 đã không còn ghi nhận tư cách chủ thể của hộgia đình khi tham

gia trong quan hệ pháp luật dân sự nhưng với sự tồn tại hơn hai mươinăm của mình trong pháp luật dân sự cũng như pháp luật chuyên ngành khác thì việc loại bỏ tư

cách chủ thể của hộ gia đình cũng đòi hỏi cách thức giải quyết tài sản chung của hộ.”103

Sở hữu chung theo phần là một trong những đặc trưng khi nhắc đến quyền sở hữu chung của hộ gia đình. Với việc ghi nhận sở hữu của hộgia đình là sở hữu chung theo phần, tức về bản chất, mỗi đồng sở hữu biết trước được tỉ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. “Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.”104

103ĐỗVăn Đại (Chủ biên), tlđd (39), tr.239.

44

Đối với trường hợp có thỏa thuận, các bên có thể xác định được phần của mình trong khối tài sản chung, phần của mỗi người được xác định cụ thể là bao nhiêu phần trămhay trong trường hợp đất được Nhà nước giao trên cơ sở bình quân nhân khẩu hay thực hiện các chính sách giãn dân thì phần của mỗi người là ngang nhau. Vấn đề đặt ra đối với trường hợp các bên không thỏa thuận thì liệu rằng có thể xác định được chính xác phần quyền của mỗi người là bao nhiêu hay không? Thực tế không thểxác định được, bởi tính chất cốt yếu của hộgia đình là sự liên kết của các thành viên trong gia đình, được hình thành trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, mỗi thành viên đều có mối quan hệ thân thiết với nhau, cùng sống chung dưới một mái nhà, nên các thành viên có bỏ công sức đóng góp nhưng các giấy tờ, chứng từ chứng minh thường không giữ lại dẫn đến việc xác

định công sức đóng góp, xác định tỷ lệ phần trăm thường rất khó. Hơn nữa, thông

thường trong một gia đình gồm vợ, chồng và các con, nếu quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình đứng tên vợ hoặc chồng thì phần quyền sử dụng đất của vợ

chồng là tài sản chung hợp nhất chiếm tỷ lệ lớn.105 Hiện nay, nhiều cá nhân có cách hiểu rằng nếu đây là sở hữu chung thì mỗi người đều có phần bằng nhau, cách hiểu trên là không chính xác, bởi lẽ trên thực tiễn có Tòa án đã tuyên tỷ lệ phần của mỗi thành viên là khác nhau, ví dụ trong vụ án thứ nhất có thể thấy Tòa án ra phán quyết tuyên vợ chồng ông B hưởng 70% và hai con 30% mỗi người phần bằng nhau; hay có vụ án Tòa án lại theo hướng chia đều trên bình quân nhân khẩu, ví dụ tại Quyết

định số08/2019/QĐST-VDS ngày 01/11/2019 về yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình để thi hành án của Tòa án nhân dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương,106

Tòa án cấp sơ thẩm theo hướng phân chia khối tài sản trên thành năm phần bằng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất của hộ gia đình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)