Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 25 - 28)

Nguyên

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 15.226,6 ha chè trong đó có 11.157.74 ha của dân còn lại của các doanh nghiệp. Diện tích đó cho sản phẩm là 13.194,4 ha, sản lượng thu hoạch là 103.756,5 tấn, năng suất bình quân đạt 78,64 tạ/ha. Nhờ có sự đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất, năng suất chè của nhiều xã khá cao như: Phúc Xuân 84,5 tạ/ha, Phúc Trìu 99,42 ta/ha, Tân Cương 92,22 tạ/ha. Như vậy, với giá bình quân năm 2019 ở mức dưới 6000đ/kg chè búp tươi thì mỗi ha chè với năng suất bình quân như trên người trồng sẽ có khoản thu 60 triệu đồng/ha/năm, trừ các khoản chi phí người trồng sẽ thu được khoảng 24 triệu đồng/ha/năm. Tuy chưa cao nhưng đối với điều kiện ở nông thôn miền núi như vậy là chấp nhận được (Chi c đồng/ha/năm. Tuy chưa cao Nguyên, 2019)

Để đạt được kết quả trên người dân đã chú trọng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ chè. Áp dụng mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời không ngừng đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu giống chè nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh nhằm tăng năng suất lao động. Ngoài ra, một số địa phương còn chú trọng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn ViêtGap cũng được quan tâm và đẩy mạnh.

Tuy nhiên, mức thu nhập trung bình 24 triệu đồng/ha/năm chưa phải là cao do còn tồn tại những hạn chế sau: chỉ có một số địa phương như Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương... người dân chú trọng đến đầu tư cho cây chè, còn lại do người dân còn giữ những tập quán canh tác lạc hậu, điều kiện kinh tế còn

khó khăn nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế từ đó dẫn đến năng suất và chất lượng chè vẫn còn thấp.

2.3 Tổng quan nghiên cứu hiệu quả sản xuất chè

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng. Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh, Nguyễn Quang Thụ đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, đưa ra các quan điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.

Đỗ Văn Xê, Nguyễn Khắc Quỳnh sử dụng các chỉ tiêu hạch toán hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận để phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích định lượng mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí, đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò của các yếu tố đầu vào, việc tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ đến hiệu quả sản xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất chè, tác giả Nguyễn Văn Ngãi sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợi nhuận và phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế. Bùi Dũng Thể đã sử dụng phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư dài hạn để tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất chè ở khu vực Bắc Bộ Việt Nam. Ngoài ra, mô hình hàm sản xuất Cobb –Douglas được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như trình độ văn hóa của chủ hộ đến năng suất chè. Thái Thanh Hà sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để tính toán mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí khi phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ gia đình tại tỉnh Yên Bái. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật.

Lê Văn Gia Nhỏ đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng chè trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích ngành hàng. Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng chè có lợi thế so sánh, tức là việc sản xuất – chế biến – xuất khẩu chè đem về ngoại tệ cho quốc gia và thực sự chè là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)