Tình hình sản xuất chè búp tươi của hộ

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 50 - 61)

Để đánh giá được tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu chung, còn có các chỉ tiêu khác được nghiên cứu như diện tích, năng suất, sản lượng chè … được thể hiện như sau:

4.3.2.1. Tình hình sản xuất chè của hộ Bảng 4.7: Tình hình sản xuất chè của hộ Chỉ tiêu ĐVT Loại hình sản xuất Bình quân (n=60) Hộ chuyên (n=30) Hộ kiêm (n=30) Diện tích đất chè KD bình quân/hộ Ha 0,7301 0,280 0,505

Năng suất tấn/ha 11,289 6,453 8,871

Sản lượng bình quân/hộ tấn/hộ 8,4905 1,800 5,045 Giá trị sản xuất bình quân/hộ 1000đ 27.169,6 5.400,5 16.285,05

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Diện tích trồng chè giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, ở nhóm hộ kiêm diện tích đất chè bình quân của mỗi hộ chỉ đạt 0,280 ha, bằng 38,35% diện tích đất chè so với hộ chuyên. Nguyên nhân là do các hộ chuyên đều sống bằng nghề làm chè, cho nên hầu hết diện tích đất mà họ có đều được sử dụng để phát triển cây chè. Còn các hộ kiêm, họ trồng nhiều loại cây hoặc chăn nuôi, làm dịch vụ nên họ không coi đâu là cây trồng chính vì vậy diện tích đất canh

tác của gia đình sẽ dùng để phát triển cho các loại cây. Năng suất chè búp tươi giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Năng suất bình quân ở nhóm hộ kiêm chỉ đạt 6,453 tấn/ha, bằng 76% so với nhóm hộ chuyên (11,289 tấn/ha). Chính từ sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn đến sản lượng chè của nhóm hộ chuyên gấp 4,72 lần sản lượng chè ở nhóm hộ kiêm.

* Cơ cấu giống chè của các hộ nghiên cứu

Bảng 4.8: Diện tích và năng suất và cơ cấu các giống chè của hộ

Chỉ tiêu Đơn vị LDP1 TRI 777 Phúc Vân

Tiên Bát Tiên LDP2

Diện tích ha 5,778 4,55 7,913 3,755 8,313

Năng suất tấn/ha 11,41 14,24 7,93 7,98 10,260

Cơ cấu % 19,06 15,02 26,11 12,39 27,42

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Ta thấy giống chè TRI 777 cho năng suất cao nhất (14,24 tấn/ha) nhưng lại có diện tích thấp (15%) chỉ cao hơn giống chè Bát Tiên (12%). Tiếp theo là giống chè LDP1 có năng suất cao chỉ đứng sau chè TRI 777 (11,41 tấn/ha). Đây là giống chè cũng được trồng khá phổ biến ở các hộ gia đình có diện tích chiếm 19% tổng diện tích chè của các hộ. Giống chè Phú Vân Tiên có diện tích tương đối lớn chiếm đến 26%, đây là giống chè cũ cho năng suất thấp cần thay thế bằng giống khác để có hiệu quả cao hơn.

- Những khó khăn trong sản xuất chè búp tươi của các hộ

Trong quá trình sản xuất các hộ trồng chè gặp không ít những khó khăn làm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, giảm năng suất và chất lượng chè. Những khó khăn các hộ gặp phải được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Những khó khăn trong sản xuất chè búp tươi của các hộ

Khó khăn Ý kiến đánh giá

của các hộ (%) Xếp hạng

Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật 75,00 1

Thiếu lao động trong những tháng rộ chè 71,67 2

Thiếu vốn 68,33 3

Giống cũ, chất lượng thấp 63,33 4

Không có nước tưới chè 61,67 5

Đi lại còn khó khăn 53,33 6

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Bảng 4.9 cho thấy, trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, con người là nhân tố quan trọng nhất vì con người biết học hỏi tiếp thu những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và áp dụng nó vào trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với các hộ trồng chè thì trở ngại lớn nhất trong việc phát triển kinh tế hộ của họ là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. ngoài ra vấn đề thiếu lao động và thiếu vốn và thiếu lao động trong những tháng rộ chè cũng được các hộ trồng chè đánh giá là những trở ngại lớn kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè các nông hộ cần giải quyết được các vấn đề trên.

4.3.2.2. Chi phí sản xuất chè của hộ

Chi phí sản xuất giúp chúng ta tìm hiểu một cách cụ thể các nhân tố cấu thành trong hiệu quả kinh tế. Chi phí sản xuất cho 1 ha chè được thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất cho 1 ha chè của hộ

Chỉ tiêu

Hộ chuyên Hộ kiêm BQ

(n=30) (n=30) (n=60)

Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu

(1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) (%) Tổng chi phí 72.825,66 100 50.481,42 100 61.653,54 100 Chi phí trung gian 43.643,73 59,93 23.059,86 45,68 33.351,80 54,1 Chi phí vật chất 37.817,28 51,93 20.082,06 39,78 28.949,67 46,96 Phân NPK 22.953,03 31,52 11.137,50 22,06 17.045,27 27,65 Đạm Urê 2.794,14 3,84 1.951,38 3,87 2.372,76 3,85 Thuốc KTST 730,17 1 125,04 0,25 427,61 0,69 Thuốc BVTV 7.317,06 10,05 4.653,54 9,22 5.985,30 9,71 Vận chuyển 2.833,86 3,89 2.092,83 4,15 2.463,35 4 Xăng dầu 389,01 0,53 50,04 0,1 219,53 0,36

Máy phun thuốc 800,01 1,1 71,73 0,14 435,87 0,71

Giá trị lao động thuê ngoài 5.826,42 8 2.977,83 5,9 4.402,13 7,14 Phun thuốc 2.570,73 3,53 571,38 1,13 1.571,06 2,55 Thu hoạch 876,57 1,2 0,71 Đốn chè 2.379,12 3,27 2.406,42 4,77 2.392,77 3,88 Giá trị lao động gia đình 26.250,51 36,05 26.067,87 51,64 26.159,19 42,43 Làm cỏ 1.088,88 1,5 321,42 0,64 705,15 1,14 Bón phân 903,99 1,24 926,79 1,84 915,39 1,48 Phun thuốc 1.931,25 2,65 3.000,00 5,94 2.465,63 4 Thu hoạch 22.326,39 30,66 21.819,63 43,22 22.073,01 35,8 Khấu hao 2.931,42 4,03 1.353,69 2,68 2.142,56 3,47 Đất đai, giống 2.175,42 2,99 1.353,69 2,68 1.764,56 2,86 Máy hái chè 756,00 1,04 - 756,00 0,61

Tổng chi phí đầu tư cho 1ha chè kinh doanh giữa nhóm hộ chuyên và nhóm hộ kiêm có sự chênh lệch đáng kể cụ thể như sau: Tổng chi phí của nhóm hộ chuyên là 72.825,66 nghìn đồng/ha gấp 1,44 lần so với tổng chi phí của nhóm hộ kiêm (50.481,42nghìn đồng/ha). Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nguồn thu nhập của nhóm hộ chuyên chủ yếu từ cây chè nên họ chú trọng tới việc phát triển cây chè hơn do đó chi phí đầu tư cao hơn. Đối với nhóm hộ kiêm, thu nhập của họ không chỉ từ cây chè mà còn phát triển sản xuất một số loại cây trồng vật nuôi khác hay phát triển các loại hình dịch vụ nên họ không chú trọng nhiều đến phát triển cây chè, vì vậy dẫn đến tổng chi phí đầu tư cho cây chè thấp hơn so với nhóm hộ chuyên.

Số liệu ở bảng khảo sát cho thấy, chi phí của cả 2 nhóm hộ đều tập trung chủ yếu vào 2 loại, đó là chi phí trung gian (bình quân là 54,1%) và chi phí tiền công lao động tự làm (bình quân là 42,43%), còn các khoản chi phí khấu hao chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với hai loại chi phí trên (trung bình là 3,7%).

Tuy nhiên, nếu xét riêng từng nhóm hộ thì ta thấy các hộ chuyên trồng chè sẽ có tỷ lệ chi phí trung gian và chi phí khấu hao cao hơn so với nhóm hộ kiêm. Bởi lẽ, thu nhập mà các hộ chuyên thu được chủ yếu là từ việc sản xuất chè nên họ sẽ quan tâm đến năng suất, chất lượng chè nhiều hơn. Theo số liệu điều tra được thì phần lớn chi phí trung gian của hộ chuyên tập trung vào thuốc BVTV (chiếm 10,05% tổng chi phí, tương ứng với 4.878,04 nghìn đồng trong khi đó nhóm hộ kiêm chỉ có 3.102,36 nghìn đồng chiếm 9,22% tổng chi phí của hộ kiêm) và phân bón (chiếm 35,36% trong đó: phân NPK chiếm 31,52% đạm Urê 3,84%, như vậy tổng chi phí cho phân bón là 17.064,78 nghìn đồng cao gần như gấp đôi so với nhóm hộ kiêm là 8.725,92 chiếm 25,93% tổng chi phí). Qua đây, ta thấy mức độ đầu tư cho cây chè của nhóm hộ chuyên cao hơn hẳn so với hộ kiêm chính vì vậy mà năng suất, chất lượng chè cao hơn hẳn so với hộ kiêm. Tuy nhiên 100% các hộ nghiên cứu không sử dụng phân bón hữu

cơ để bón cho chè, do lượng phân bón hữu cơ quá ít, không đủ để bón cho chè với diện tích lớn như vậy, hầu hết người dân chỉ sử dụng phân chuồng sẵn có trong gia đình để bón cho lúa Vì vậy, dẫn đến hiện tượng đất đai thoái hóa dần dẫn đến năng suất chè sẽ có xu hướng giảm dần nếu không tìm cách để khắc phục tình trạng trên.

Về giá trị khấu hao: Hộ chuyên thường trồng các loại giống mới với giá cao, mức độ đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu cho 3 năm kiến thiết cơ bản cũng cao hơn còn các hộ kiêm chủ yếu trồng các loại giống chè cũ với năng suất thấp nên giá cây giống sẽ thấp hơn, mức độ đầu tư cho 3 năm kiến thiết cơ bản cũng thấp hơn. Mặt khác, ở nhóm hộ chuyên có 1 số hộ đã đưa máy hái chè vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Do vậy, đã đẩy tỷ lệ chi phí khấu hao và chi phí trung gian của nhóm hộ chuyên cao hơn nhiều so với nhóm hộ kiêm.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta cũng thấy được chi phí công lao động gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với hộ chuyên chi phí đó chiếm 36,05%, trong đó chi phí cho việc thu hoạch chiếm tới 30,66% tổng chi phí. Đối với hộ kiêm, chi phí đó chiếm tới 51,64%, trong đó chi phí thu hoạch chè chiếm tới 43,22%. Nếu xét về mặt giá trị thì chi phí lao động gia đình của 2 loại hộ trên là tương đương nhau. Tuy nhiên, trong thực tế chè của các hộ chuyên do được đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu nhiều hơn nên năng suất của các hộ chuyên thường cao hơn, và cho thu hoạch nhanh hơn so với các hộ kiêm. Do vậy mà chi phí thu hái của các hộ chuyên lẽ ra sẽ phải cao hơn so với các hộ kiêm. Nhưng do có một số hộ đưa vào sử dụng các loại máy móc thiết bị hiên đại hơn như: máy hái chè, máy phun thuốc đã phần nào giảm thiểu được công lao động gia đình. Hơn nữa, các hộ chuyên chủ yếu trồng các loại giống tốt nên khối lượng trên một búp cao hơn, mật độ của búp dày hơn, dễ hái hơn. Do đó đã giảm được một lượng chí phí đáng kể tiền công lao động gia đình, tiết kiệm thời gian lao động. Trong khi đó, các hộ kiêm chủ yếu sử dụng các dụng cụ thô

sơ để chăm sóc và thu hái nên mặc dù năng suất thấp nhưng tiền chi phí lao động bỏ ra vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp tới kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể (có thể tính trên một sào hoặc 1 ha). Điều này đòi hỏi những người làm chè phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được. Tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Đây thực sự là một bài toán khó đối với người sản xuất, yêu cầu buộc họ phải tính toán xem xét vấn đề thật cụ thể, nghiêm túc thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.3.2.3. Kết quả sản xuất chè búp tươi của hộ

Bảng 4.11: Kết quả sản xuất của hộ trên một ha

Chỉ tiêu Đơn vị Hộ chuyên Hộ kiêm BQ

1. Tổng giá trị sản xuất

(GO) 1000đ 111.640,50 57.862,50 84.751,50

2. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 67.996,77 34.802,64 51.399,72 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 65.065,35 33.448,95 49.257,15 4. Thu nhập (TN) 1000đ 38.814,84 7.381,08 23.097,96

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Bảng 4.11 cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở nhóm hộ chuyên cao hơn rất nhiều so với hóm hộ kiêm. Cụ thể, đối với nhóm hộ chuyên, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ đạt 111.640,50 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 1,63 lần nhóm hộ kiêm. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nhóm hộ chuyên đầu tư nhiều cho cây chè hơn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cao bình quân đạt 11,289 tấn/ha cao hơn hẳn so với nhóm hộ kiêm chỉ đạt 6,453 tấn/ha. Do

áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, cùng với kỹ thuật hái chè được quan tâm hơn, các giống chè được trồng là LDP1, TRI 777, LDP2 có năng suất, chất lượng cao hơn nên sản phẩm chè búp tươi của hộ có hình thức đẹp hơn, chất lượng cao hơn dẫn đến giá thành trung bình của chè cũng cao hơn đẩy giá trị sản xuất chè của hộ chuyên lên cao hơn. Đối với nhóm hộ kiêm, nhìn chung họ không mấy quan tâm chăm sóc cây chè, tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ hiểu biết về cây chè nhìn chung chưa cao nên hình thức chè xấu hơn làm cho sản phẩm có giá thành thấp xuống vì vậy giá trị sản xuất của nhóm nhóm hộ kiêm thấp hơn so với nhóm hộ chuyên. Mặc dù, chi phí trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ chuyên bình quân là 43.643,73nghìn đồng/hộ/ha cao hơn 1,44 lần so với nhóm hộ kiêm, nhưng giá trị gia tăng ở hộ chuyên bình quân vẫn đạt 67.996,77 nghìn đồng/hộ/ha cao hơn 1,95 lần so với hộ kiêm. Về thu nhập hỗn hợp, nhóm hộ chuyên đạt 43.376,90 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 1,95 lần so với nhóm hộ kiêm. Chủ yếu thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ kiêm là từ công lao động tự làm của gia đình (chiếm tới 17.378,58 nghìn đồng), Thu nhập giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể: nhóm hộ chuyên đạt 38.814,84 nghìn đồng/hộ/ha cao gấp 5,26 lần so với nhóm hộ kiêm.

4.3.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của hộ nghiên cứu

* Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Đơn vị Hộ chuyên Hộ kiêm BQ

GO/IC lần 2,56 2,51 2,54

VA/IC lần 1,56 1,51 1,54

MI/IC lần 1,49 1,45 1,48

TN/IC lần 0,89 0,32 0,69

Hiệu quả sử dụng vốn của nhóm hộ chuyên cao hơn hộ kiêm nhưng không đáng kể. Cụ thể, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì hộ chuyên thu về được 2,56 đồng, còn hộ kiêm thu về được 2,51 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ chuyên là 1,56 đồng, hộ kiêm là 1,51 đồng. Chỉ tiêu giá trị thu nhập hỗn hợp trên chi phí (MI/IC) cho biết đầu tư thêm 1 đồng chi phí thì nhóm hộ chuyên thu được về 1,49 đồng bao gồm cả lãi và giá trị lao động tự làm của gia đình, hộ kiêm thấp hơn một chút là 1,48 đồng. Chỉ tiêu thu nhập trên chi phí giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể khi bỏ ra 1 đồng chi phí nhóm hộ chuyên thu về được 0,89 đồng lãi, trong khi đó nhóm hộ kiêm chỉ thu về 0,32 đồng. Nhìn chung tiền lãi thu về của các nhóm hộ chưa cao, cần phải có biện pháp để giảm lượng chi phí trên để nâng cao mức thu nhập cho người dân.

Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng lao động (tính trên 1 công lao động)

Chỉ tiêu Đơn vị Hộ chuyên Hộ kiêm BQ

GO/CLĐ 1000đ/năm 212,65 110,98 162

VA/CLĐ 1000đ/năm 129,52 66,75 98,25

MI/CLĐ 1000đ/năm 123,93 64,16 94,15

TN/CLĐ 1000đ/năm 73,93 14,16 44,98

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2021)

Tổng giá trị sản xuất trên 1 công lao động của nhóm hộ chuyên cao hơn nhiều so với hộ kiêm. Cụ thể, đối với hộ chuyên giá trị sản xuất trên một công lao động tương đối lớn là 212,65 nghìn đồng cao hơn 1,31 lần so với hộ kiêm chỉ đạt 162 nghìn đồng.

Giá trị gia tăng trên 1 công lao động của hộ chuyên là 129,52 nghìn đồng tức là khi hộ chuyên bỏ ra một công lao động để sản xuất chè thì thu được 129,52 nghìn đồng. Đối với hộ chuyên khi bỏ ra 1 công lao động để sản xuất

chè họ thu được 98,25 nghìn đồng chỉ bằng 75,86% giá trị gia tăng trên một công lao động của hộ chuyên.

Giá trị thu nhập hỗn hợp trên một công lao động của hộ chuyên là 123,93 nghìn đồng cao hơn so với hộ chuyên là 94,15 nghìn đồng nhìn chung con số

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)