Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 28)

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện, xã về sản xuất chè ở cấp độ vĩ mô và ở địa bàn nghiên cứu. Thu thập thông tin từ những báo cáo khoa học đã được công

bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của UBND xã Phúc Trìu và các xóm thuộc xã Phúc Trìu cung cấp;

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành thu thập những tài liệu liên quan tới tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tươi năm 2020. Tổ chức điều tra phỏng vấn ở các nhóm hộ chuyên chè và các hộ kiêm chè.

* Chọn điểm nghiên cứu:

- Chọn 3 xóm: Chợ, Nhà Thờ, Phúc Thành đại diện cho 3 vùng của xã Phúc Trìu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và là 3 xóm làng nghề chè của xã làm điểm nghiên cứu, điều tra. Đây là 3 xóm có diện tích và năng suất chè lớn nhất trong xã và có trên 96% số hộ trong xã sống bằng nghề trồng chè. Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi.

- Quy mô mươngT Quy mô mương pháp điều tra theo bảng hỏi.à 451 hô

mVì v1 hô mương pháp điều tra theo bảng hỏi. trồng chè.ng xã hộ kiêm n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p    = 58 Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0,5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0,05

Như vậy, theo công thức tính quy mô mẫu là 58, để tăng độ chính xác của tài liệu điều tra, tác giả tăng quy mô mẫu điều tra lên là 60 mẫu.

Do vậy tác giả phỏng vấn 20 hộ trồng chè/xóm, đối tượng điều tra gồm hộ chuyên chè và hộ kiêm chè. Số mẫu điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu Chỉ tiêu Các xóm Hộ chuyên chè Hộ kiêm chè Tổng cộng Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Chợ 10 16,666 10 16,666 20 33,333 Nhà Thờ 10 16,666 10 16,666 20 33,333 Phúc Thành 10 16,666 10 16,666 20 33,333 Tổng cộng 30 50 30 50 60 33,333 - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:

Số liệu điều tra hộ sau khi thu thập đủ được tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hoá lại các thông tin làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống số liệu có cơ sở thực tiễn và khoa học.

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

- Phương pháp phân tích thông tin

+ Thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã

hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích về thực trạng sản xuất, và tiêu thụ chè... Dùng các chỉ tiêu để đánh giá cây chè có tính riêng biệt so với các loại cây trồng khác.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để

phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để so sánh giữa hai đối tượng điều tra là các hộ chuyên sản xuất chè và các hộ kiêm chè về các phương diện: chi phí, thu nhập, lãi…Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để so sánh giữa các xã nghiên cứu với nhau.

3.4.1. Hệ thống các chỉ tiêu về kết quả và tình hình đầu tư cho sản xuất chè

- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản

phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO =   n i i iP Q 1

Trong đó: Qi là khối lượng của sản phẩm i

Pi là giá cả của từng sản phẩm i

- Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí

phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước…

Công thức tính: IC =   n j j C 1

Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồn lực, tài nguyên tham gia vào quá trình sản xuất ra tổng sản phẩm đó.

Công thức tính: TC = IC + G + A

Trong đó: TC là tổng chi phí

G là chi phí lao động tự làm của gia đình A là giá trị khấu hao tài sản cố định

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của

hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích. Công thức tính: VA = GO - IC

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:

MI = VA – A

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định

- Thu nhập (thực lãi): TN = GO – TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí

- Các chỉ tiêu bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân...

3.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của cây chè

* Tính hiệu quả kinh tế theo chi phí trung gian

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

Công thức này có nghĩa là khi ta bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian: VA/IC

Công thức này có nghĩa là khi ta bỏ ra 1 đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

Tỷ suất GTGT theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ này càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.

+ Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: MI/IC

Công thức này có nghĩa là khi ta bỏ ra 1 đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.

+ Tỷ suất giá trị thu nhập (thực lãi) theo chi phí trung gian: TN/IC

- Hiệu quả kinh tế theo công lao động

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng trên theo công lao động: VA/CLĐ + Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp trên 1 công lao động: MI/CLĐ + Tỷ suất giá trị thu nhập (thực lãi) trên 1 công lao động: TN/CLĐ

Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta phải quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.

- Hiệu quả kinh tế theo lao động

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo lao động: GO/lao động + Tỷ suất giá trị gia tăng theo lao động: VA/lao động

+ Tỷ suất giá trị thu nhập hỗn hợp theo lao động: MI/lao động + Tỷ suất giá trị thu nhập (thực lãi) theo lao động: TN/lao động

* Về giá cả sử dụng trong tính toán: Chúng tôi sử dụng giá trị bình quân tại Xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Phúc Trìu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên

Phúc Trìu là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Xã Phúc Trìu có 10 xóm như sau: Rừng Chùa, Đồng Nội, xóm Chợ, Nhà thờ, Phúc Thành, Khuôn, Phúc Thuần, Đồi Chè, Soi Mít, Phúc Tiến.

Xã có diện tích 18,92 km², dân số năm 2020 là 5963 người, mật độ dân số đạt 262 người/km². Có ranh giới với các xã như sau:

- Xã Phúc Trìu giáp với xã Phúc Xuân ở phía Bắc. - Xã Quyết Thắng ở phía Đông Bắc.

- Xã Thịnh Đức và xã Tân Cương đều thuộc thành phố Thái Nguyên ở phía Đông Nam.

Xã Phúc Trìu có 300 ha chè kinh doanh, cùng với xã Phúc Xuân, Phúc Trìu là một trong hai địa phương có khu chức năng trục Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên 2011.

Là xã thuộc vùng núi phía Bắc, tuy nhiên địa hình chủ yếu là gò đồi, độ dốc không lớn so với các xã trong huyện, là một trong những xã có diện tích tự nhiên ít so với các xã trong huyện nhưng diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp vào loại lớn nhất trong huyện, đồng thời có đường quốc lộ 3. Đây là một trong những lợi thế để xã phát triển kinh tế xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Phúc Trìu mang địa hình của xã trung du miền núi phía Bắc, địa hình không bằng phẳng, xen kẽ các dãy núi là đồng ruộng thấp trũng dễ ngập úng về mùa mưa. Độ cao tự nhiên tại khu vực bằng là 20 – 25m, tại tại khu vực đồi, gò là 60 -80m. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình không ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư.

Địa hình của xã chủ yếu là gò đồi và một phần diện tích đồi núi cao, là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau:

Địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26- 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 60%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Xã Phúc Trìu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta, một năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu – Đông

- Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm (chiếm 85% lượng mưa cả năm)

- Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc. Do nằm xã biển nên xã ít chịu ảnh hưởng trức tiếp của bão.

- Chế độ gió trên địa bàn huyện xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào các con sông, suối được phân bố khá dầy đặc, độ dốc dòng chảy lớn.

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây sói mòn rửa trôi. Chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông suối, hồ đập trong khu vực của toàn xã và khu vực phụ cận, các khe nhỏ có độ dốc dọc thuỷ văn càng lớn vì thế sau những trận mưa rào thường hay có lũ quét.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất xã Phúc Trìu năm 2020 Năm Tiêu chí 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) A.Tổng diên tích đất tự nhiên 3207,62 100 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 2524,13 78,96

1. Đất sản xuất nông nghiệp 1435,08 44,74

2. Đất lâm nghiệp 1087,75 33,91

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,44 0,04

II. Đất phi nông nghiệp 112,62 3,51

1. Đất ở 30,76 0,95

2. Đất chuyên dung 63,42 1,98

3. Đất nghĩa trang. nghĩa địa 0,92 0,02

4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 17,49 0,54

III. Đất chưa sử dụng 570,87 17,80

(Nguồn: UBND xã Phúc Trìu cung cấp năm 2020)

Qua bảng 4.1 ta thấy được tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3207,62ha. Được chia làm 3207,62 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Trong đó đất sản xuất nông nghiệp (2524,13 ha) chiếm 44,74% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng cây lâm nghiệp là 1087,75 hachiếm 33,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng vào trồng cây trông hàng năm và đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm tạo điều kiện phát triển lương thực và phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích tương đối lớn tạo điều kiện cho phát triển trồng rừng tại địa phương. Đất nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ lệ nhỏ (1,44ha) chiếm 0,04% không thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy hải sản.

Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 4 nhóm: đất ở, đất chuyên dùng và đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Trong đó đất ở chiếm 0,95% (30,76 ha), đất chuyên dùng chiếm 1,98% (63,42ha), đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 0,02% (0,92 ha), đất sông suối

và mặt nước chuyên dùng chiếm 0,54% (17,49 ha). Đất chuyên dùng chủ yếu sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ nhu cầu của nhân dân.

(Nguồn: Báo cáo thống kê xã Phúc Trìu, 2020)

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Lưu vực một số sông, suối có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn do độ dốc địa hình lớn. Một số sông, suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có. Vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.

- Nguồn nước ngầm: Do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở chân các hợp thuỷ và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng từ 8 - 10 m, hình thức khai thác là dùng giếng khoan và giếng đào.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt song chất lượng chưa thật tốt. Mặt khác do tập quán sản xuất và sinh hoạt còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, cần phải xử lý làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

* Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê 01/01/2020, xã có 365,31 ha đất lâm nghiệp (trong đó toàn bộ là rừng sản xuất).

Về trữ lượng gỗ: Tính bình quân diện tích rừng gỗ thì trữ lượng gỗ đạt

Một phần của tài liệu Tên đề tài : “thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã đình lập – đình lập lạng sơn” (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)