và chế biến Chè
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là tăng cường thâm canh toàn bộ diện tích trồng chè, nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm bao gồm từ cải tiến công tác giống đến cải tiến kỹ thuật canh tác.
* Về công tác cải tạo giống:
Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao để phục vụ sức khoẻ con người, giảm hàm lượng cafein và tăng hoạt chất thơm.
Trong việc chọn giống chè nhiều nơi đã áp dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật gen, nuôi cấy mô. Với nhân giống trồng mới thường sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành và nuôi cấy mô). Đặc biệt là giống chè cành được trồng khá phổ biến ở Phú Thọ, Tuyên Quang... đều đang cho kết quả rất cao.
Xã Phúc Trìu hiện nay hầu hết diện tích cây chè vẫn là giống chè trung du, ưu điểm của giống này đó là chất lượng chè xanh cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt nhưng năng suất lại thấp, khả năng chịu thâm canh kém hơn những giống chè mới. Vì vậy trong những năm tới cần cải tạo giống chè trung du đã có, đưa dần giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất
như giống chè đen LDP, Phú Bền. Giống chè xanh như Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích...
Tuy nhiên việc đưa những giống mới vào trong sản xuất là một việc làm khó khăn. Thứ nhất là do chi phí mua những giống mới này khá cao, trong khi các nương chè chủ yếu là giống chè trung du lại vẫn đang phát triển, những khoản chi phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi được vốn.
Thứ hai là do các hộ hầu hết đã quen với giống cây cũ, ít hộ dám chấp nhận rủi ro hơn nữa nương chè cũng cần có thời gian kiến thiết nhất định.
Quá trình này phải được thể hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho nương chè đã trở lên cằn cỗi để từ đó phát triển diện tích chè này.
* Nâng cấp công nghệ chế biến chè
Tăng năng xuất và chất lượng nguyên liệu: ở đây kỹ thuật tiến bộ về giống mới, quy trình canh tác mới là yếu tố quyết định. Giống mới cùng cách trồng phổ biến bằng cành thay thế cho cách trồng bằng hạt tạo ra năng suất gấp 2 đến 3 lần giống cũ. Đổi mới cơ cấu giống cho từng vùng để tạo sự thay đổi mạnh mẽ chất lượng nguyên liệu cho chế biến. Đổi mới công nghệ chế biến bằng việc hỗ trợ thiết bị chế biến nhỏ quy mô hộ, nhóm hộ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
- Đối với các nông hộ vẫn còn quỹ đất thì tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè, trồng thay thế các diện tích chè Trung du đã già cỗi bằng các giống chè có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng không phá bỏ chè cũ một cách ồ ạt. Đầu tư thâm canh cao trên diện tích chè Trung du còn sung sức, khai thác tiềm năng cho năng suất, cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Duy trì tỉ lệ diện tích thích hợp giữa chè Trung du và các giống chè mới.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) để có sản phẩm an toàn cung cấp ra thị trường. Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thu hái, vận chuyển và sao chè đảm bảo chè không bị nhiễm bẩn, tạp chất làm giảm phẩm cấp của sản phẩm.
- Thành lập nhóm liên kết trong sản xuất, chế biến chè nhằm xây dựng vùng sản xuất chè an toàn để sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè an toàn, tạo nên vùng sản xuất an toàn bền vững.
- Các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang trại) đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. Thay thế dần tôn sao bằng sắt sang tôn sao bằng inox.