MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ARTEMIA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi chất lượng của artemia franciscana theo điều kiện bảo quản lạnh (Trang 26 - 31)

Trên thế giới, Artemia được thu từ hai nguồn chính: khai thác tự nhiên và ương nuôi ở các ruộng muối hoặc các hồ nước mặn. Cho đến nay, nguồn cung cấp

Artemia chủ yếu là Mỹ và Trung Quốc. Do tình hình khai thác ngoài tự nhiên không ổn định nên một số nước như Brazil, Australia, Philippine và Thái Lan đã du nhập

Artemia và ương nuôi trên ruộng muối. Đã có nhiều nghiên cứu về Artemia để phù hợp với điều kiện môi trường của các nước này như nghiên cứu của Nephetonia A. Jumalon (1987) đã mô tả hệ thống chảy kết hợp - IFTS (Intergrated Flow Through System) đang được ứng dụng và mang lại nhiều thành công cho nghề nuôi Artemia

ở Philippine [10], W. Tarnchalanukit và L. Wongrat (1987) mô tả mô hình kết hợp tôm - Artemia - muối (SAS, Shrimp Artemia Salt) ở Thái Lan [37].

Artemia không phân bố tự nhiên ở Việt Nam, nhưng do giá trị dinh dưỡng cao và là loại thức ăn không thế thiếu được trong sản xuất thủy sản nên được nhiều đơn vị nghiên cứu trong nước quan tâm đến. Năm 1982, Artemia được du nhập vào Việt Nam thông qua bước đầu nuôi ở Nha Trang từ dòng San Francisco Bay, Mỹ [19]. Từ năm 1984 đến nay, ở nước ta có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu tiến hành thí nghiệm nuôi thử nghiệm và phát triển nhiều vùng đất: vùng ven biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bạc Liêu, Ninh Thuận, Cam Ranh, Ninh Hòa (Khánh Hòa) đáp ứng tốt nhu cầu thức ăn cho nền sản xuất thủy sản trong nước và tạo ra nguồn

Artemia với sản lượng lớn. Việc đưa Artemia vào đồng muối được nhiều trung tâm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Biển Nha Trang (Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Thị Diệu Huyền, 1983); Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Vũ Dũng, 1984); Trường Đại học Cần Thơ (Trương Quan Trí và cộng tác viên, 1983). Sau đó, quần thể

Artemia đã được thuần hóa vào đồng muối Cam Ranh và phát triển trong điều kiện tự nhiên ở các đồng muối lân cận. Hiện ba dòng Artemia từ Macau, Great Salt Lake và Tientsin (Trung Quốc) đã được thuần hóa và đưa vào ruộng muối để kiểm tra khả năng thuần hóa và thu trứng bào xác tại Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Artemia - tôm (Đại học Cần Thơ) đã có những khảo sát chi tiết về ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ, độ mặn đến tuổi thọ, chu kỳ sống của các dòng

Về bảo quản, thực tế sau thu hoạch thì tùy từng mục đích sử dụng mà người ta sẽ có phương pháp bảo quản sinh khối Artemia khác nhau:

Nếu dùng trong vòng 1 đến 3 giờ làm thức ăn sống hoặc để ướp đông, sấy khô người ta sẽ bảo quản sống sinh khối Artemia, cho sinh khối vào các thùng chứa nước biển với mật độ tối đa 500g trọng lượng ướt/lít nước biển, hạ nhiệt xuống 5- 10°C, sục khí mạnh.

Nếu dùng sinh khối trong vòng 12 giờ thì cũng bảo quản sống, cho vào các thùng chứa nước biển với mật độ tối đa 300g sinh khối trọng lượng ướt/lít nước biển, hạ nhiệt xuống 5-10°C, sục khí mạnh.

Vận chuyển sống sinh khối để tiêu thụ như sản phẩm sống thì Artemia sẽ được cho vào các túi PE chứa sẵn lượng nước khoảng 1/3 thể tích túi, mật độ cho

Artemia 100g sinh khối ướt/lít nước, sau đó túi được bơm đầy oxy, cột chặt và đặt vào thùng xốp cùng với nước đá.

Sau khi thu hoạch và vận chuyển, sinh khối Artemia có thể được làm đông để sau đó dùng làm thức ăn cho các trại cá, tôm giống hoặc bán làm thức ăn cho sinh vật cảnh. Sản phẩm của sinh khối Artemia nữa là sấy khô sinh khối và dùng như là một hợp phần thức ăn dùng cho ấu trùng [20], [30].

Nghiên cứu của Triệu Minh Hiển (2009) về bảo quản sinh khối nguyên liệu cho quá trình sản xuất bột đạm thủy phân chỉ ra rằng khi bảo quản sinh khối bằng nước đá sau 4 giờ bảo quản sinh khối Artemia có hiện tượng chuyển màu mạnh, màu của Artemia chuyển sang màu xám. Vì thế khi sử dụng phương pháp này để sản xuất bột đạm thì màu bột đạm rất đen. Còn khi bảo quản sinh khối Artemia bằng nước đá có bổ sung NaHSO3 0.1% thì sinh khối Artemia có màu sắc tốt trong quá trình vận chuyển. Dùng phương pháp này bảo quản sinh khối Artemia để sản xuất bột đạm thủy phân thì bột đạm có màu sắc sáng hơn [11].

Theo nghiên cứu của P. Léger, P. Vanhaecke, P. Sorgeloos (1983), khi bảo quản Artemia, biến đổi lipid và các acid béo ở nhiệt độ bảo quản 25°C mạnh hơn nhiều so với bảo quản ở nhiệt độ lạnh 2-4°C, thời gian càng dài sự suy giảm càng tăng, điều đó được thể hiện ở bảng 1.9 [34].

Bảng 1.9. Sự biến đổi của acid béo của Artemia theo chế độ bảo quản [34]

Chế độ bảo quản Loại acid béo 0 h 24 h,

2–4°C 48 h, 2–4°C 24 h, 25°C 48 h, 25°C 14:0 1.86 1.89 1.84 1.89 1.59 14:1 2.23 2.23 2.20 2.33 1.25 15:0 0.83 0.85 0.85 0.87 0.72 15:1 0.94 0.94 0.95 1.05 0.65 16:0 13.65 13.50 13.16 13.02 12.04 16:1ω7 16.39 16.18 15.85 15.89 11.88 16:2ω7-17:0 2.22 2.28 2.18 2.27 1.50 16:3ω4-17:1ω8 3.66 3.89 3.86 3.76 2.21 18:0 3.24 3.28 3.34 3.91 6.10 18:1ω7/ω9 31.19 31.45 32.32 31.80 36.86 18:2ω6 9.78 9.41 10.00 8.96 8.84 20:0+18:3ω3/ω6 1.30 1.17 1.08 1.30 1.37 20:1ω7/ω9 0.94 0.91 0.79 0.90 1.11 21:0 0.31 0.31 0.32 0.33 0.10 20:3ω3 0.16 0.08 0.06 0.05 - 20:4ω3/ω6 4.24 4.28 4.20 4.50 5.99 22:1 0.06 - - - - 20:5 ω3 7.05 7.07 7.07 7.22 8.07

Theo FAO, khi xử lý và chế biến sinh khối Artemia cần lưu ý: Vì Artemia

giàu enzyme phân giải protein nên điều quan trọng là phải xử lý sinh khối khi còn sống. Ướp đông càng nhanh càng tốt, ướp đông chậm sẽ dẫn đến hoạt động phân giải protein làm mất hoặc giảm dinh dưỡng của sản phẩm sau này. Nếu sấy khô từ từ (phơi nắng) sẽ có hiện tượng oxy hóa diễn ra mạnh mẽ làm sản phẩm có mùi khó chịu, màu sẫm đen và hoạt động phân giải protein hoạt động mạnh hơn gây thất thoát các chất dinh dưỡng. Có thể có được bột sinh khối chất lượng tốt nhất bằng cách đông khô hoặc sấy khô chân không [30].

Qua các nghiên cứu về sinh khối Artemia ta thấy các tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu về đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng của Artemia và các điều kiện để phát triển nuôi trồng Artemia. Còn các nghiên cứu về chế biến còn rất hạn chế chưa mang tính hệ thống, không đầy đủ, cũng như chưa thiết lập được chế độ bảo quản của sinh khối Artemia. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi bảo quản thủy sản cũng như Artemia, ở nhiệt độ thấp do có khả năng ức chế hoạt động phân giải phân hủy của enzyme và vi sinh vật sẽ giữ tươi nguyên liệu trong một thời gian. Do đó, cần nghiên cứu sự biến đổi của Artemia trong quá trình bảo quản làm cơ sở cho quá trình bảo quản nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu này phục vụ cho nghiên cứu, chế biến tiếp theo.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi chất lượng của artemia franciscana theo điều kiện bảo quản lạnh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)