- Đặt vật đựng trong lò cùng với một nửa cốc nước. Bật lò ở công suất 750 W (100%) trong 1 phút. Nếu vật đựng bị nóng thì không nên sử dụng trong lò vi sóng. Nếu vật đựng hơi ấm thì có thể dùng để hâm nóng thức ăn nhưng không dùng để nấu. Nếu vật dụng có nhiệt độ bình thường là phù hợp để nấu thức ăn trong lò vi sóng. - Đĩa nhựa, cốc, vật dụng trong tủ lạnh và giấy gói bằng plastic có thể sử dụng trong lò vi sóng. Cần phải tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng đồ plastic trong lò vi sóng. Không dùng vật dụng làm bằng plastic để chứa thực phẩm có hàm lượng đường, mỡ cao vì những chất này khi ở nhiệt độ cao có thể làm chảy plastic. Không sử dụng những đồ đựng bằng kim loại hay có trang trí bằng kim loại trong lò vi sóng trừ khi có hướng dẫn cụ thể dùng được trong lò vi sóng.
- Không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.
làm chín thực phẩm đã rã đông rồi sau đó mới đưa vào tủ lạnh.
- Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa... mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và bên ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.
- Tránh dùng túi nilông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi nilông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi nilông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều.
- Không nên đặt lò vi sóng trong phòng ngủ vì lò sẽ tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.
- Khi hâm nóng chất lỏng như súp, nước sốt hay đồ uống, nhiệt độđã vượt quá điểm sôi nhưng không thấy sủi bọt lên có thể dẫn đến bị trào. Để tránh bị trào lên:
+ Không dùng những vật đựng có thành thẳng, miệng nhỏ.
+ Không nên đun quá nóng.
+ Khuấy chất lỏng trước khi đưa vào lò vi sóng. Khi nấu được một nửa thời gian, bỏ ra khuấy lại.
+ Sau khi hâm nóng, để một lát trong lò, sau đó khuấy lại một lần nữa trước khi lấy ra.
5. Cách thử vật đựng trong lò vi sóng
- Đặt vật đựng trong lò cùng với một nửa cốc nước. Bật lò ở công suất 750 W (100%) trong 1 phút. Nếu vật đựng bị nóng thì không nên sử dụng trong lò vi sóng. Nếu vật đựng hơi ấm thì có thể dùng để hâm nóng thức ăn nhưng không dùng để nấu. Nếu vật dụng có nhiệt độ bình thường là phù hợp để nấu thức ăn trong lò vi sóng. - Đĩa nhựa, cốc, vật dụng trong tủ lạnh và giấy gói bằng plastic có thể sử dụng trong lò vi sóng. Cần phải tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng đồ plastic trong lò vi sóng. Không dùng vật dụng làm bằng plastic để chứa thực phẩm có hàm lượng đường, mỡ cao vì những chất này khi ở nhiệt độ cao có thể làm chảy plastic. Không sử dụng những đồđựng bằng kim loại hay có trang trí bằng kim loại trong lò vi sóng trừ khi có hướng dẫn cụ thể dùng được trong lò vi sóng.
- Không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.