Quy trình nuôi dưỡng
Việc cần lưu ý khi lợn mang thai và nuôi con là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.
- Nhu cầu năng lượng: năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể lợn mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu năng lượng khác nhau tùy thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phắ thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến
sinh lý bình thường của con vật. Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm 70 - 80%, Lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
- Ảnh hưởng của khoáng chất: trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là Canxi và Photpho, xấp xỉ 25% là Natri và Kali, cũng có một lượng nhỏ Magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng vi lượng.
- Nhu cầu về Protein: Protein là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: Lyzin, Methionin, Histidin, Cystein, Tryptophan... hay chắnh xác hơn nhu cầu về Protein của lợn chắnh là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên cần cho lợn ăn bằng nhiều loại thức ăn.
- Ảnh hưởng của vitamin: vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A, D, E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt.
+ Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ sảy thai, đẻ non...
+ Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, lợn mẹ dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
+ Thiếu vitamin E: lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục.
Đặc biệt trong giai đoạn mang thai mà thiếu Vitamin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản. Vì vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp
ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con... là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất sinh sản, hiệu quả chăn nuôi.
Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại
+ Ngày cắn ổ đẻ: Cho lợn nái ăn ắt thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ ngày thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Đối với lợn nái nội
+ Công thức tắnh nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tắnh như sau:
Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg). Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.
Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tắnh như sau:
Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg). Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị.
Quy trình chăm sóc :
Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động hay tắm nắng vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin.
Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, hành lang, nền chuồng, máng ăn, .... Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con và máng tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thắch hợp là 22 - 28ỨC, độ ẩm 70
- 75%.
- Nhu cầu protein:
Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của lợn, tùy từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu protein của lợn là khác nhau. Lợn nái hậu bị đạt khối lượng 90 - 120 kg thì nhu cầu protein thô là 15 - 16%, lợn nái mang thai khối lượng cơ thể từ 130 - 170 kg thì nhu cầu protein thô là 13%, đối với lợn nái nuôi con khối lượng cơ thể từ 165 - 180 kg thì nhu cầu protein thô là 15%.
- Nhu cầu vitamin và khoáng chất:
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ vì khoáng chất tham gia vào cấu trúc cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Có khoảng hơn 15 axit amin được coi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn gia súc. Khẩu phần ăn cho nái chửa cần lượng vitamin A là 7980 UI/con (khi thiếu thì lợn nái chậm động dục, đẻ non, sảy thai, teo thai, khô mắt), vitamin D là 400 UI/con (nếu thiếu lợn bị còi cọc, khối lượng sơ sinh thấp, lợn
nái sau khi đẻ dễ bị bại liệt chân sau, liệt do hấp thụ canxi và phospho thấp), vitamin E là 119,1 UI/con (thiếu lợn bị chậm động dục, chết phôi),... Khoáng gồm 2 nhóm chắnh là khoáng đa lượng (Ca, P, Na,...) nếu thiếu thì làm xương chi phát triển không bình thường, xương thai phát triển kém và khoáng vi lượng (Fe, Zn,...) nếu thiếu thì lợn bị thiếu máu, giảm sức đề kháng.
- Mùa vụ
Mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm lợn nái có tỷ lệ sinh sản thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao, nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục sau cai sữa giảm.
Strees nhiệt có thể làm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tắch sinh sản của lợn nái.
- Tuổi và lứa đẻ
Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất là lứa 3, 4, 5 và sau đó gần như là ổn định và có xu hướng giảm đi khi lứa đẻ tăng lên.
- Ảnh hưởng của thời gian cai sữa
Thời gian cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm. Để rút ngắn thời gian nuôi con cần tiến hành cai sữa sớm cho lợn con và cho lợn con tập ăn sớm khi lợn con ở 5 - 7 ngày.
- Ảnh hưởng của lợn đực giống
Trong chăn nuôi con đực có vị trắ quan trọng ảnh hưởng đến đời sau về nhiều đặc tắnh trội của con đực như màu lông, thể chất, tắnh cao sản, tỷ lệ nạc, sức đề kháng,... Và điều quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản chắnh là chất lượng tinh dịch, tinh trùng có khỏe thì tỷ lệ thụ thai mới cao, từ đó dẫn đến số con đẻ ra và còn sống sẽ cao, giảm tỷ lệ thai dị tật. Đánh giá
chất lượng tinh dịch qua tổng số tinh trùng có khả năng thụ tinh trong một lần phối giống (VAC).
VAC = V x A x C
Trong đó:
V: Thể tắch tinh dịch của đực giống trong một lần xuất tinh
A: Hoạt lực tinh trùng (tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng)
C: Nồng độ tinh trùng (số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch)