- Đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa rất dễ mắc bệnh vì thời gian này lợn con chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh tấn công, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi thương phẩm sau này. Vì vậy, một số các nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về các bệnh trong thời gian nhạy cảm này.
- Bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh song khả năng chống đỡ bệnh tật ở đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống các bệnh
đường tiêu hóa cao hơn.
- Khi lợn nái nuôi con bằng chuồng sàn thì lợn con ắt và không ỉa chảy phân trắng, còn lợn con theo mẹ nuôi chuồng nền thì tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy từ 40 - 45%.
- Theo Trần Thị Dân (2008) [5], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100 ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, bạch cầuẦ được tổng hợp còn ắt, khả năng miễn dịch đặc hiệu của
lợn con kém. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh
- Các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khắ hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thắch hợp cho lợn từ 75 Ờ 85%. Vì thế việc làm khô và giữ ấm chuồng là vô cùng quan trọng.
- Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh khô, ẩm ướt thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thắch nghi của cơ thể còn rất yếu.
- Theo Phan Địch Lân và cs (1997) [7], chuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy thay đổi theo sự biến đổi hàng tháng của nhiệt độ, độ ẩm trung bình, cụ thể là có sự tương quan thuận với độ ẩm và tương quan nghịch với nhiệt độ không khắ. Do đó, để hạn chế tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con, thì ngoài các biện pháp về dinh dưỡng, thú y, cần đảm bảo tiểu khắ hậu chuồng nuôi thắch hợp.
- Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], khi lợn bị tiêu chảy, số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khắ trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng, các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và
Streptococcus tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi.