Công tác thực hiện thủ thuật và phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại:
- Đỡ lợn đẻ:
Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ lợn đẻ, dụng cụ bao gồm: thùng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, khăn khô, thảm lót cho lợn con, vỏ bao cám giặt sạch và sát trùng.
Tất cả những lợn chuẩn bị đẻ đều được vệ sinh âm hộ và mông sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng bằng thuốc sát trùng, chuẩn bị lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để sát trùng.
Bóng úm được bật trước khi lợn đẻ để sưởi ấm ổ úm cho lợn con.
Các thao tác đỡ đẻ đã thực hiện: sau khi lợn mẹ đẻ, bắt lợn con từ trong chuồng ra. Vuốt hết dịch ở các lỗ tự nhiên. Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn, dùng bột quế xoa kắn lợn con mục đắch giữ ấm và phòng tiêu chảy. Lợn con phải khô và sạch. Bắt lợn con dốc ngược, vỗ nhẹ vào thân để kắch thắch hô hấp. Cho lợn con vào
Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
- Thao tác làm nanh, bấm tai, cắt đuôi cho lợn con:
+ Mài nanh :
Mài nanh cho lợn con ở cở sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 1 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh (dễ bị vỡ mẻ răng dẫn đến viêm lợi lợn con).
Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu đến lợi làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập), nanh sau khi mài phải hết phần đầu nhọn.
+ Cắt đuôi:
Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trắ cách gốc đuôi 3 cm.
Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.
+ Bấm số tai:
Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Số tai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc
Số tai của lợn con được bấm theo mã số của từng giống khác nhau của cơ sở và bấm số tuần mà lợn con đẻ ra. Những con có sức khỏe tốt, ngoại hình vượt trội hơn so với cả đàn thì được bấm số tai, làm cơ sở để chọn lợn hậu bị.
+ Tiêm sắt:
Tiêm cho lợn con 2 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác mài nanh - bấm đuôi - bấm số tai lợn con.
+ Thiến lợn đực và uống cầu trùng ( Nova- coc 5%):
Lợn đực được thiến từ 3-4 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).
Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh và thuốc kháng sinh Gentamox.
Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chắnh giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn Iodine 10% vào vị trắ thiến. Sau đó cho uống cầu trùng Nova-coc 5% với liều dùng 1ml/con.
+ Mổ hernia:
Chuẩn bị lợn: Những con bị hecni, cho nhịn ăn từ 6-12 tiếng trước khi tiến hành mổ.
Chuẩn bị dụng cụ: 1 kim khâu và chỉ, 2 panh kẹp, dao phẫu thuật, 2ml Gentamox, cồn Iodine 5%, 3 dây để cố định lợn,
Thực hiện: Tiêm thuốc mê trước khi tiến hành khoảng 3p, sau đó treo ngược lợn lên giá và cố định lại. Vệ sinh sát trùng nơi tiến hành mổ, dọc hai hàng vú cuối cùng và tiến hành rạch 1 đường trên da, dùng ngón tay đã nhúng cồn sát trùng tách lớp da để đưa tay kéo bọc hecni ra, cắt túi hecni và khâu lại.
Đưa ruột trở lại xoang bụng và khâu ngăn không cho ruột tuột khỏi xoang bụng. Khâu phúc mạc sau đó khâu lớp da ngoài , bôi lại cồn Iodine bên ngoài vết mổ và cuối cùng là tiêm kháng sinh, nhốt riêng những con mới phẫu thuật vào một ô riêng.
Kết quả thực hiện một số công việc trên được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công việc tại trại lợn.
STT Nội dung công việc
1 Đỡ đẻ lợn con
2 Cắt đuôi lợn con
3 Bấm số tai
4 Thiến lợn đực
5 Mổ Hernia
Từ số liệu bảng 4.8. ta thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã tham gia đỡ đẻ cho 956 con, tỷ lệ an toàn là 100%. Cắt đuôi, bấm số tai và thiến lợn đực con, kết quả đều đạt an toàn 100%. Mổ Hernia cho 7 con bị, kết quả đạt 5/7 con an toàn, đạt tỷ lệ 71,42%. Có hai con chết do lợn quá nhỏ, sức đề kháng yếu và bọc Hernia quá to, mức độ tổn thương quá nặng dấn đến bị chết.