3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh.
Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại cần thông qua thông tin, sổ sách quản lý cũng như từ các anh kỹ sư, phụ trách của trại từ đó thu nhập số liệu và ghi chép vào sổ nhật ký thực tập.
3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại trại
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái theo tiêu chuẩn của Công ty De Hues
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, em đã được thực hiện các quy trình:
* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái đẻ và nuôi con.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ.
3.4.2.3. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Công tác vệ sinh chuồng trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ắt mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phắ thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn và ngược lại. Do nhận thức rõ được điều này, trại đã luôn chú trọng việc thực hiện quy trình vệ sinh chuồng nuôi, và em cũng đã được thực hiện các công việ như:
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc thì công nhân, cán bộ kỹ thuật và sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng. Riêng chuồng nái đẻ có dép chuyên dùng trong chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân
+ Bắt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa
+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng tuần 1 lần.
+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng, cuối ngày chở phân và lợn con chết đến khu xử lý.
Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển về dãy chờ đẻ khu chuồng bầu để chờ phối, lợn con được chuyển sang khu chuồng sau cai sữa. Bắt đầu tiến hành vệ sinh chuồng. Việc làm đầu tiên là quét mạng nhện bám trên tường và trần của chuồng, tiếp theo tưới ẩm sàn và xung quanh ô nuôi nhốt. Sử dụng nước vôi xút NaOH 99% tưới lên rồi xịt sạch một lần nữa. Sau đó xả gầm chuồng và xịt sạch toàn bổ khu vực gầm của chuồng nuôi. Cuối cùng là phun sát trùng toàn bộ gầm chuồng, nền và xung quanh ô chuồng. Để khô ráo, chờ 3 - 5 ngày, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ dãy chờ đẻ khu chuồng bầu xuống.
Bảng 3.1. Lịch khử trùng áp dụng tại khu chuồng lợn nái đẻ Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Từ bảng 3.1. Có thể thấy lịch vệ sinh khử trùng của trang trại rất đầy đủ và hợp lý. Trang trại đã thực hiện công tác vệ sinh khử trùng đầy đủ từ trong ra ngoài. Quá trình thực hiện nghiêm chỉnh dưới sự giám sát của cán bộ quản lý và kỹ thuật. Công tác phun khử trùng được thực hiện tốt cụ thể gần như ngày nào các chuồng cũng phun khử trùng. Xả vôi gầm cũng được d uy trì trung bình mỗi tuần một lần. Rắc vôi và quét dọn đường đi cũng được thực hiện. Cuối tuần trang trại tổ chức tổng vệ sinh chuồng trại.
Tiếp thu được điều đó, trong suốt thời gian thực tập em đã thực hiện được tốt quy trình phun khử trùng và vệ sinh đối với chuồng nái như sau:
- Phun khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc Farm Fluid S pha 100ml/10 lắt nước. Phun ướt đều bề mặt chuồng.
- Dùng vôi bột rắc và quét lối đi lại trong chuồng và lối vào chuồng.
- Tổng vệ sinh chuồng: quét mạng nhện, quét hành lang, đầu chuồng, cuối chuồng, thu gom bao thức ăn về kho,Ầ
* Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn nái nuôi con và lợn con tại trại
Để đảm bảo sức khỏe chủ động cho đàn lợn thì tiêm vắc xin phòng bệnh là khâu không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh xảy ra tại trại bảo hộ.
Bảng 3.2. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái
Loại lợn Lợn con Lợn nái sinh sản
Việc phòng bệnh chủ động bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chắnh vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chắnh xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn con được
Ngoài những kiến thức đã học qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường,đúng vị trắ,đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tắnh của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào buổi sáng hoặc chiều mất, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.
* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ:
- Mài nanh, cắt đuôi, bấm tai: Mài nanh và cắt đuôi cho lợn con sau 1 ngày tuổi (khi bú no sữa đầu và ngủ dậy). Sử dụng máy mài nanh để mài, quy định mài 1/3 nanh của lợn con, không sát lợi tránh gây đau và chảy máu cho lợn con. Bấm tai sử dụng kìm bấm tai để bấm số tuần mà lợn con được sinh ra, sau khi bấm tai sử dụng cồn iodine 10% để sát trùng vết thương. Cắt đuôi, cắt sao cho phần đuôi
còn lại là khoảng 2,5 Ờ 3 cm, tiêm 0,5 ml Gentamox và cho uống chế phẩm BMD Granulated 10% giúp kiểm soát bệnh hồng lỵ, tiêu chảy ở lợn con. Sau khi mài nanh, cắt đuôi, bấm tai thì tiêm sắt (Previron-100) 2ml/con, thả lợn con vào chuồng úm đã lót tấm ván gỗ và đèn úm đã được bật. Do khả năng điều tiết thân nhiệt rất kém, sức đề kháng yếu, rất nhạy cảm với những tác động bất lợi của môi trường. Vì vậy, cần giữ cho lợn con đủ ấm, tránh bị gió lùa.
- Cho lợn con bú: Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ) vì là nguồn cung cấp kháng thể giúp lợn con đề kháng bệnh tật. Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú vú phắa ngực, cố định liên tục trong 2 - 3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.
- Lợn con 3 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, tiêm Gentamox với liều lượng 0,5ml/con trước hoặc sau khi thiến, sử dụng cồn Iodine 10% để sát trùng vết thương. Cho lợn con uống thuốc trị cầu trùng nova-coc 5%.
- Cho lợn con tập ăn: Cho lợn con tập ăn từ lúc 5 - 7 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Romelko của công ty De Heus. Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào bầu vú của lợn mẹ hoặc bôi vào miệng của lợn con hoặc rắc thức ăn viên cho lợn làm quen. Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày. Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên bằng cồn Iodine 10% pha loãng (2 - 3 lần/ngày). Không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua, dẫn đến bệnh tiêu chảy, phân trắng ở lợn con.