Bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 37 - 44)

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [16] kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ đầu đến lứa thứ 8. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày.

* Nguyên nhân

Theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [15] có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, tiểu khắ hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chắnh luôn có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

Theo Đoàn Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6], nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgaris,

Klebsiella, dung huyết E. coli, còn có thể do trùng roi (Trecbomonas foretus)

và do nấm Candida albicans. Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm mạc tử cung bị sinh xây sát và tạo các ổ viêm, các bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, laoẦ thường gây viêm tử cung, âm đạo.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9]: Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Qúa trình viêm phá hủy các tế bảo, tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái gây ảnh hưởng lớn, thậm chắ làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2]: Phạm Sỹ Lăng và cs (2003) [23]: Nguyễn Hữu Phước (1982) [24] : Bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khỏe.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn nái do đẻ bị sát nhau, xử lý không triệt để dẫn đến viêm tử cung

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao,Ầ

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ, cổ tử cung mở và vi sinh vật có điều kiện xâm nhập vào gây viêm.

Theo Đoàn Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6]: Nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu dung huyết và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E.coli,Ầ

Theo Lê Văn Năm (1999) [12]: Có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như:

- Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến Muxin của chất nhày các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việ chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con ( trong điều kiện cai sữa bình thường, dạ con trở về khối lượng kắch thước ban đầu khoảng 3 tuần ssau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động dục ( lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật.

- Bệnh còn xảy ra do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: Khẩu phần ăn thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm

tử cung. Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột gây khó đẻ, xây xát gây viêm tử cung. Khoáng chất, vitamin cũng ảnh hưởng đến viêm tử cung.

Bảng 2.4. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo theo thời gian xuất hiện

* Triệu chứng

Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [16] khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu lâm sàng như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ 39 - 39,5ỨC, chiều 40 - 41ỨC.

Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mạch tổ chức, mùi hôi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [15], tuỳ vào vị trắ tác động của quá trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành ba thể viêm: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

* Hậu quả

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9]; Trần Thị Dân (2004) [5], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chắnh sau:

- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tắnh co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.

Khi tử cung bị viêm cấp tắnh do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tắnh trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.

- Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu.

- Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo Trần Thị Dân (2004) [5], lợn nái bị viêm tử cung mãn tắnh sẽ không có khả năng động dục trở lại.

- Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA (viêm tử cung, viêm vú và mất sữa), từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng.

* Biện pháp phòng trị - Phòng bệnh

Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [13], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm và cs (1999) [12], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.

Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, BrucellosisẦ. bằng cách dùng vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.

- Điều trị

Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tắch lớn. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn hân và cục bộ.

Theo Trần Ngọc Bắch và cs (2016) [3], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25 g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

2.2.4.2. Bệnh viêm vú

* Nguyên nhân

Trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Bệnh viêm vú trên lợn nái thường gặp trong giai đoạn nuôi con, vú bị viêm dẫn đến sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, từ đó lượng sữa giảm, hoặc mất hẳn sữa. Lợn con không được bú sữa đầu, hoặc bú sữa lợn mẹ viêm sẽ bị tiêu chảy, không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Theo Trần Minh Châu (1996) [22] : Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách , chuồng bẩn thì các vi khuẩn Mycoplasma, các vi khuẩn, cầu khuẩn đường đường ruột xâm nhập gây viêm vú. Một trong những nguyên nhân chắnh gây ra bệnh viêm vú ở lợn nái là thức ăn không phù hợp, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần, làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa . Vài ngày sau đẻ mà lợn con không bú hết , sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Theo Phạm Tiến Dân (1998) [25] : Nghiên cứu xác định vi khuẩn gây bệnh viêm vú ở lợn nái sinh sản gồm: E.coli chiếm 18%, Staphylococcus chiếm 19%, Streptococcus chiếm 27,18%, Klebsiella chiếm 14,7%

* Triệu chứng

Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [20], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42ỨC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ắt cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [11]. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu.

* Hậu quả

Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc, sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp.

Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.

* Điều trị

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [26], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Nếu điều trị hợp lý lợn sẽ khỏi trong vòng 3 - 5 ngày.

Các loại kháng sinh thường dùng: dufamox 15% LA.INJ, ampicilline, cephalexine, gentamycine, norfloxacine... và có thể dùng corticoide để giảm viêm kết hợp với vitamin. Ngoài ra trong trường hợp nái đẻ bị viêm nặng chúng ta có thể chườm cát nóng kết hợp xoa bóp bầu vú trong lúc đẻ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, quảng ninh (Trang 37 - 44)