3.1. Thị trường mục tiêu
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đáp ứng được sự đòi hỏi này thì các nhà kinh doanh thời trang đã nghiên cứu, nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu khách hàng nhằm tung ra những sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng cả về chất liệu và mẫu mã. Hiện nay, thời trang ngày càng được nhiều doanh nghiệp trẻ quan tâm hơn, thu hút sự chú ý của nhiều người vào lĩnh vực kinh doanh ngành hàng này với sự ra đời của nhiều nhãn hiệu tên tuổi trong và ngoài nước như: Ninomax, Blue Exchange, Nem... và kể cả các mặt hàng không tên tuổi khác được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan... đang tràn ngập thị trường nước ta. Có thể nói, thị trường cạnh tranh ngành thời trang hiện nay là sự chạy đua giữa các thương hiệu nội và ngoại.
Như đã thấy, sự phong phủ của các mặt hàng quần áo cũng đủ để phản ảnh sự đa dạng trong thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng này. Mỗi cá nhân với độ tuổi, phong cách, tầng lớp khác nhau đem lại cho ta những nhu cầu, thị hiểu khác nhau; với mục đích sử dụng khác nhau cũng tạo nên những trang phục khác nhau.
Như vậy, thị trường mục tiêu của công ty là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại thị trường này tập trung nhiều dân, đặc biệt là các bạn trẻ lên thành phố để lập nghiệp. Chính vì thế mà đây là thị trường vô cùng tiềm năng cho mặt hàng quần áo local brand. Ở đây, nhóm giới trẻ (từ 13-35 tuổi) là nhóm có ti lệ phần trăm tiêu dùng cho mặt hàng này cao nhất. Trong phân khúc này lại chia thành 4 phân khúc nhỏ như sau:
Thời trang công sở, đi học: người lớn từ 20-35 tuổi (37%)
Thời trang hàng ngày: người lớn 20-35 tuổi (38%) Thời trang đi học:
tuổi teen từ 13 đến 20 tuổi (15%)
Thời trang hàng ngày: tuổi teen từ 13 đến 20 tuổi (20%)
Ngoài việc bán trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh thì các thị trường khác sẽ tập trung đẩy mạnh bán online qua website chính thức của công ty, trên trang fanpage, đặt biệt là trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
Để có thể có nhiều người biết đến thương hiệu của mình hơn thì việc tập trung quảng bá tại thị trường mục tiêu, khơi gợi nhu cầu mua của khách hàng là một điều kiện tiên quyết để có thể quyết định được sự thành công của một doanh nghiệp.
Qua những phân tích trên có thể thấy, thị trường thời trang trong nước đang dần phát triển bùng nổ, đây là cơ hội cũng như thách thức để các doanh nghiệp thời trang nội địa có thể cạnh tranh và phát triển so với các đối thủ cạnh tranh đã có từ trước đó như các nhãn hiệu quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, các thương hiệu thời trang nước ngoài khác tại Việt Nam. Với ước mong đem lại một chỗ đứng, một thương hiệu Việt chất lượng, Dotie đã tiến hành thiết kế và cho ra đời các mẫu sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của giới trẻ hiện nay. Đó cũng là lý do mà Dotie chọn thị trường mục tiêu này.
Thị trường thời trang trong nước là một thị trường vô cùng tiềm năng vốn bị bỏ ngỏ cho các nhãn hiệu nuớc ngoài khai thác. Chiến lược của công ty là đầu tư mạnh vào nhân lực thiết kế để tiếp tục mở rộng thang sản phẩm, giới thiệu thêm nhiều mẫu mã theo dòng sản phẩm.
Mục tiêu của công ty là có thể thu hồi lại vốn sau 6 tháng đến 1 năm sau năm đầu hoạt động. Bên cạnh đó, mục tiêu chính của công ty là có thể tạo được dấu ấn tên thương hiệu đến khách hàng mục tiêu và có được một lượng khách hàng trung thành và ổn định. Để làm được điều này, công ty cần có chiến lược kinh doanh theo hướng bền vững, quan tâm đến chất lượng sản phẩm và cảm nhận của người tiêu dùng để có thể tạo được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như này nay. Thêm vào đó, tập trung vào phát triển thêm thị trường online qua các kênh fanpage, website hoặc các trang thương mại điện tử, giúp người tiêu dùng biết đến thương hiệu công ty nhiều hơn và đây cũng là xu hướng phát triển của thế giới trong tương lai.