ổn của các yếu tố vĩ mô.
2.1.3.1 Lý thuyết quá lớn để sụp đổ (Too big to fail)
Lý thuyết quá lớn để sụp đổ là lý thuyết khẳng định rằng một số tập đoàn nhất
định, đặc biệt là các tổ chức tài chính, quá lớn và liên kết với nhau đến nỗi thất bại của họ sẽ là thảm họa đối với hệ thống kinh tế và do đó họ phải được chính phủ hỗ trợ khi họ gặp phải thất bại tiềm tàng. Thuật ngữ “Quá lớn để sụp đổ" đã được phổ
biến bởi Nghị sỹ Hoa Kỳ Stewart McKinney trong phiên điều trần của Quốc hội năm
1984. Có thể thấy rằng, lý thuyết quá lớn để sụp đổ thể hiện một mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro ngân hàng. Khi các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính có quy mô
quá lớn và các hoạt động có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ
sẽ là thảm họa cho cả nền kinh tế khi các ngân hàng phá sản. Do đó, cần phải được Chính phủ hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng.
Vận dụng lý thuyết quá lớn không thể bị sụp đổ vào vấn đề rủi ro tín dụng ngân hàng, có thể thấy được rằng, bời vì các ngân hàng mong Chính phủ bảo vệ trong
trường hợp phá sản (Stern và Feldman, 2004), nên các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình quá nhiều và cho vay với chất
lượng khách hàng thấp hơn nên có nợ xấu nhiều hơn.
2.1.3.2 Lý thuyết cấu trúc hiệu quả
Lý thuyết cấu trúc hiệu quả được nghiên cứu lần đầu tiên bởi Harold Demsetz
(1973) cho rằng các ngân hàng hiệu quả sẽ giành được cả lợi nhuận và thị phần cao hơn. Trong nghiên cứu của Olweny và Shipho (2011) có đề cập tới hai cách tiếp cận khác trong lý thuyết cấu trúc hiệu quả; giả thuyết hiệu suất X (X-efficiency) và quy mô hiệu quả (Scale-efficiency). Theo cách tiếp cận hiệu quả X, các ngân hàng thường
thu được lợi nhiều hơn và có thị phần cao hơn, bởi vì các ngân hàng có khả năng tối thiểu hóa chi phí bằng cách thâu tóm, sát nhập, giảm giá sản phẩm, dịch vụ để thu hút
thêm khách hàng. Đối với cách tiếp cận theo quy mô hiệu quả, các doanh nghiệp hoặc
các ngân hàng lớn có chi phí sản xuất sản xuất thấp, nhờ đó mà giành được thị phần, gia tăng lợi nhuận, giảm bớt rủi ro của doanh nghiệp hoặc ngân hàng
Tóm lại, qua lý thuyết cấu trúc hiệu quả cho thấy rằng, sự hiệu quả của một doanh nghiệp hay ngân hàng đến từ yếu tố vi mô mang tính đặc thù của doanh nghiệp.
Đó là khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Vì vậy, trong khóa luận, ngoài việc xem xét tác các yếu tố mang tính kinh tế vĩ mô, nghiên cứu còn
xem xét đánh giá các yếu tố bên trong đặc thù của ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.1.3.3 Lý thuyết rủi ro đạo đức (moral hazard)
Theo Dembe và Boden (2000) thuật ngữ moral hazard (rủi ro đạo đức) được các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỷ 17. Rủi ro đạo đức có thể xuất hiện khi hành động của một bên có thể thay đổi để gây thiệt hại cho người khác sau khi một giao dịch tài chính đã diễn ra. Jensen và Meckling (1976) cho rằng có hai loại vấn đề rủi ro đạo đức. Đầu tiên là việc tìm kiếm đặc lợi của nhà quản lý, được thực hiện khi các giám đốc theo đuổi các lợi ích cá nhân từ việc đầu tư vào các dự án ưa thích hoặc thông qua việc kiểm soát không đầy đủ những khoản vay. Vấn đề rủi ro đạo đức còn lại nảy sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông và các chủ nợ. Lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) hàm ý vấn đề rủi ro đạo đức đều dẫn đến tốc độ tăng trưởng cho vay cao hơn và hình thành một lượng lớn hơn các khoản nợ xấu. Nghiên cứu của Foos và các cộng sự (2010) ở các ngân hàng Mỹ, Canada, Nhật và Châu Âu trong giai đoạn 1997-2007 thấy rằng, tăng trưởng tín dụng dẫn đến một sự gia tăng các khoản lỗ từ cho vay trong suốt ba năm liên tiếp sau đó, gây nên một sự sụt giảm trong cả thu nhập từ lãi và tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
2.1.3.4 Lý thuyết quyền chọn thực (real option theory)
Bernanke đưa ra lý thuyết quyền chọn thực sự vào năm 1983, tin rằng đầu tư có thể được coi là một quyền chọn mua do doanh nghiệp nắm giữ, và việc đầu tư của doanh nghiệp không thể đảo ngược làm cho nó tương đương với việc thực hiện các quyền chọn khi đã đầu tư. Lý thuyết quyền chọn thực đưa ra sự tương đồng giữa việc
định giá các tùy chọn tài chính có sẵn và nền kinh tế thực. Lý thuyết này đã trở thành
một chủ đề phổ biến trong hầu hết các trường kinh doanh trên toàn thế giới, cũng như
trong phòng họp hội đồng quản trị. Sự gia tăng của sự không chắc chắn về chính sách
kinh tế vĩ mô sẽ làm tăng giá trị chờ đợi của các lựa chọn thực tế, do đó doanh nghiệp
sẽ giảm đầu tư, việc làm và tiêu dùng (McDonald và Siegel, 1986). Sự không chắc chắn về chính sách cao thường cho thấy triển vọng tăng trưởng yếu, nghĩa là, sự không chắc chắn về chính sách làm tăng độ dốc của đường cong lợi suất đồng thời làm tăng sự biến động của thị trường tài sản và quyền chọn (Ulrich, 2012) và biến
động giá cổ phiếu (Pastor và Veronesi, 2013), có thể có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhu cầu tín dụng, từ đó có tác động đến
quy mô tín dụng của ngân hàng và ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.1.3.5 Lý thuyết về sự sợ rủi ro (Theory of risk aversion)
Trong kinh tế và tài chính , không thích rủi ro là xu hướng của mọi người thích
những kết quả có độ chắc chắn hơn là những kết quả có độ không chắc chắn cao. Một
nhà đầu tư không thích rủi ro có thể chọn gửi tiền của họ vào tài khoản ngân hàng với
lãi suất thấp nhưng được đảm bảo, thay vì vào cổ phiếu có thể có lợi nhuận kỳ vọng cao, nhưng cũng có nguy cơ mất giá. Christiano, Motto và Rostagno (2010), Arellano,
Bai và Kehoe (2012), Panousi và Papanikolaou, (2012) Gilchrist, Sim và Zakrajsek (2014) từ lý thuyết sợ rủi ro củng cố rằng sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô có làm
tăng mức độ e ngại rủi ro của các nhà quản lý cấp cao, do đó làm tăng chi phí tài chính doanh nghiệp, cuối cùng làm giảm đầu tư của công ty. Dan đến việc các công ty có nguy cơ hoạt động không hiệu quả, trong khi chi phí phát sinh cao, vốn công ty không đủ để bù đắp cho các nhu cầu của doanh ngiệp, làm tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, và doanh nghiệp có xu hướng hoãn kế hoạch đầu tư và chọn gửi tiết kiệm nhiều hơn để tránh rủi ro. Qua đó, khả năng các doanh nghiệp không hoàn thành
nghĩa vụ nợ cho ngân hàng tăng lên, đồng thời quy mô tín dụng của ngân hàng cũng giảm xuống do sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô, rủi ro tín dụng gia tăng là điều khó thể tránh khỏi.
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bất ổn các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc thù trong ngân hàng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Để tìm ra sự tác động của bất ổn các yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại, khóa luận cần phải dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây nhằm lựa chọn các biến phù hợp để xây dựng mô hình mô hình nghiên cứu. Một số nghiên cứu liên quan đã chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Nền kinh tế ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hoạt động của ngân hàng cụ thể là tình hình nợ xấu của ngân hàng (Settor Amediku, 2006). Điều này tương ứng với các rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt khi tình hình nợ xấu tăng cao, căng thẳng về tín dụng. Ngoài các yếu tố vĩ mô thì các yếu tố vi mô đặc thù trong ngân hàng cũng giải thích vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là các khoản nợ xấu. Có những nghiên cứu đánh giá tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố ngân hàng đến rủi ro tín dụng một cách độc lập. Trong khi đó, có những nghiên cứu khác đã đánh giá chúng cùng nhau. Vì vậy, khóa luận thảo luận về các tài liệu hiện có và sử dụng chúng làm cơ sở để lựa chọn các biến giải thích
cho nghiên cứu này.
2.2.1 Các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng
Một nghiên cứu của Talavera và cộng sự (2006) kết luận rằng các ngân hàng cho vay nhiều hơn trong khoảng thời gian bùng nổ kinh tế và khi mức độ không chắc
chắn kinh tế vĩ mô giảm xuống, đồng thời cắt giảm cho vay khi nền kinh tế đang suy thoái. Như vậy, môi trường kinh tế là một thành phần rủi ro có hệ thống điều đó ảnh hưởng đến mọi bên tham gia trong nền kinh tế. Thông thường, tình trạng của nền kinh
tế là được đo lường bằng các tổng hợp kinh tế vĩ mô, bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức việc làm, sử dụng năng lực công nghiệp, lạm phát, cung tiền và thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Talavera và cộng sự (2012) sử dụng phương sai của chỉ báo cung tiền, người tiêu dùng, chỉ số giá cả và sự biến động của chỉ số giá cả sản xuất để đo lường sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu điều tra mối liên hệ giữa hành vi cho
vay của ngân hàng và sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu và sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô. Điều này có thể lý giải rằng, khi sự bất ổn của kinh tế vĩ mô gia tăng, thì nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, đe dọa khả năng phá sản của ngân hàng. Do đó các ngân hàng buộc phải giảm cung tín dụng để tập trung xử lý các khoản nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng. Các ngân hàng sẽ gia tăng tỷ lệ cho vay khi mà sự không chắc của kinh tế vĩ mô giảm dần. Hoặc nền kinh tế đang
trong thời kỳ phát triển, các ngân hàng sẽ gia tăng lượng cho vay, lúc này ngân hàng có xu hướng đánh giá thấp khoản tín dụng, chấp nhận rủi ro nhiều hơn, để cho vay nhiều nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế rủi ro tín dụng là có khả năng gia tăng.
Hongbo Liang và Yuanliang Liu (2012) sử dụng bảng dữ liệu của các ngân hàng thương mại Trung Quốc để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, kết luận rằng khi
bất ổn của kinh tế vĩ mô gia tăng thì nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể và tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên, dẫn đến ngân hàng giảm cung cấp tín dụng.
Baum và cộng sự (2002) thiết lập một khung phân tích đơn giản mà kết quả của nó cho thấy sự gia tăng của sự không chắc chắn kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến hành
vi đồng nhất hơn của các ngân hàng. Ngân hàng phải thu thập thông tin tốn kém về người đi vay trước khi mở rộng khoản vay cho khách hàng mới hoặc khách hàng hiện
tại, không chắc chắn về các điều kiện kinh tế (và khả năng vỡ nợ) sẽ có ảnh hưởng rõ
ràng đến hành vi cho vay và ảnh hưởng đến việc phân bổ các nguồn vốn khả dụng. Do đó, như sự không chắc chắn tăng, tỷ lệ cho vay trên tài sản sẽ giảm vì sự bất ổn kinh tế lớn hơn cản trở ngân hàng khả năng nhìn thấy trước các cơ hội đầu tư (lợi nhuận từ việc cho vay). Cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng giảm đi, rủi ro tín dụng có khả năng tăng cao. Ngược lại, mức độ không chắc chắn của kinh
tế vĩ mô suy giảm, thu nhập sẽ dễ dự đoán hơn, khi đó rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ giảm.
Shigui Tao và Mengqiao Xu (2019) dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng của
142 ngân hàng thương mại ở Trung Quốc từ 2007-2016, thông qua ước lượng GMM để xem xét tác động của sự không chắc chắn của chính sách nền kinh tế đến tín dụng ngân hàng. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng sự gia tăng không chắc chắn kinh tế vĩ mô sẽ dẫn đến hành vi ngân hàng bảo thủ và quy mô của tín dụng ngân hàng sẽ bị hạn chế. Đồng thời, sự không chắc chắn này sẽ có tác động đến các ngân hàng ngoài quốc doanh và các ngân hàng ngoài niêm yết. Trong các nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Ekanayake và Azeez (2015), Phạm Hoàng Bảo Ngọc (2019) quy mô tín dụng của ngân hàng cho phép ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục cho vay,
khi quy mô càng tăng thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm. Do vậy, nếu quy mô của tín dụng ngân hàng sẽ bị hạn chế bởi sự gia tăng của sự không chắc chắn kinh tế vĩ mô, điều này có khả năng gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chính phủ phải điều chỉnh các chính sách kinh tế của mình để đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình điều chỉnh chính sách luôn đi kèm với sự khó lường, không rõ ràng và sự mơ hồ, điều này
sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ không chắc chắn của chính sách. Các nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng sự không chắc chắn về chính sách có những tác động khác nhau đến
nền kinh tế vĩ mô, thị trường vốn và hành vi của doanh nghiệp, điều này sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng đối với những người tham gia, chẳng hạn như sự không chắc chắn về chính sách và tài sản định giá (Pastor và Veronesi, 2013; Brogaar và Detzel, 2015 ), và quyết định đầu tư của công ty (Julio và Yook, 2012; Gulen và Ion, 2015). Là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại tất yếu phải chịu tác động của các chính sách kinh tế và chuyển các tác động này. Do đó, sự không chắc chắn trong chính sách kinh tế gây ra ảnh hưởng đến những người tham gia vào các hoạt động kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến hành vi cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại, sự không chắc chắn trong chính sách kinh tế vĩ mô sẽ ảnh
hưởng đến quy mô tín dụng ngân hàng thông qua hai cách, một là trực tiếp ảnh hưởng
đến hành vi của chính ngân hàng và tác động khác là gián tiếp ảnh hưởng đến ngân hàng thông qua ảnh hưởng của hành vi doanh nghiệp. Cơ chế gián tiếp dựa trên bảng cân đối kế toán của công ty: sự không chắc chắn về chính sách kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng bằng cách ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp. Baker và cộng sự (2013) cho thấy rằng sự gia tăng của sự không chắc chắn về chính sách cho thấy sự suy giảm của sản lượng, việc làm và đầu tư. Các doanh nghiệp có xu hướng tăng lượng tiền mặt nắm giữ, do đó làm giảm nhu cầu tín dụng ngân hàng, dẫn đến giảm quy mô tín dụng. Khi ngân hàng buộc phải giảm quy mô tín
dụng trong bối cảnh sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô gia tăng, cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay bị sụt giảm. Một số tác giả sử dụng quy mô ngân hàng làm đại
diện cho các cơ hội đa dạng hóa. Salas và Saurina (2002) tìm thấy mối quan hệ ngược
chiều giữa quy mô và tỉ lệ nợ xấu ngân hàng và cho rằng quy mô lớn cho phép cơ hội
đa dạng hóa nhiều hơn.
Nghiên cứu của Li Li (2019) xem xét tác động của sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ Trung Quốc tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc và những biến động kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Tác giả đưa sự biến động