Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 2233_010800 (Trang 25 - 28)

2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng

Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau:

Theo ủy ban Basel, rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc là bên

đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận.

Valsamakis và cộng sự (2005), rủi ro tín dụng xảy ra khi một hợp đồng tài chính không được thực hiện theo thỏa thuận, rui ro phát sinh do sự chậm trễ và không

trả nợ đúng hạn của người vay. Rủi ro tín dụng phát sinh khi dòng tiền dự kiến từ các

khoản vay không được thanh toán đầy đủ.

Thomas P.Fitch (1997), cho rằng rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.

Greuning và Bratanovic (2003), cho rằng rủi ro tín dụng là nguy cơ người đi vay không có khả năng chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc đã được qui định trong hợp đồng tín dụng.

Theo Tursoy (2018) một trong những hoạt động chính của một ngân hàng là thực hiện nghiệp vụ cho vay. Khi một số hợp đồng tín dụng của ngân hàng không thu

hồi lại được bởi khách hàng của ngân hàng gặp vấn đề về tài chính thì sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho chính ngân hàng.

Từ các quan điểm trên, có thể thấy rằng: Rủi ro tín dụng là tổn thất về mặt tài chính có thể xảy ra cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng cấp tín dụng.

2.1.2.2 Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu

_______ ,, D n x uư ợ ấ

T l n x u ỷ ệ ợ ấ = ~ ,---x 100% T ng d nổ ư ợ

Theo Baboucek và Jancar (2005), nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của một ngân hàng là có một lượng lớn các khoản vay không được hoàn trả.

Trong các lý thuyết cũng như nghiên cứu trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Nợ xấu là các khoản vay mà ngân hàng không thể thu lợi từ khoản vay đó (Patersson và Wadman, 2004); hay hay nợ xấu là các khoản vay không hoàn trả được (Mohd Yaziz Bin Mohd Isa, 2011).

Theo quyết định công văn số 02/QĐ-NHNN ngày 21/01/2013 và công văn sửa

đổi 09/NHNN ngày 18/03/2014: Nợ xấu được phân vào nợ nhóm 3 (dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn). Nợ xấu là các khoản nợ phát sinh

quá hạn mà người vay không có khả năng thanh toán hoặc các khoản vay đã quá thời hạn thanh toán hơn 90 ngày.

... ... D phòng RRTDự

T l d phòng RRTD =ỷ ệ ự √7 , — x 100% T ng d nổ ư ợ

Theo Ashour M.O (2011), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các

khoản vay không thu hồi được. Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước của ngân hàng (Leaven và Majnoni, 2003).

Daniel Foos và cộng sự (2010) tính rủi ro tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự phòng

rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ năm t-1 vì dự phòng rủi ro được thực hiện trích lập theo số liệu dư nợ năm trước, do các khoản vay thường sẽ không phát sinh quá hạn ngay trong năm.

Như vậy qua lược khảo các nghiên cứu đi trước về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng, khóa luận sử dụng phương pháp tỷ lệ nợ xấu làm đại diện cho rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam được xác định theo tiêu chí định lượng như sau: N nhóm 3 + n nhóm 4 + n nhóm 5ợ ợ ợ N x u = —ợ ấ ---ɪ T ,--- ---x 100% T ng d nổ ư ợ Hệ số rủi ro tín dụng T ng d nổ ư ợ H s r i ro tín d ng =ệ ố ủ ụ —777——x 100% T ng tài s n cóổ ả

Hệ số rủi ro tín dụng biểu diễn cho tỷ trọng của các khoản mục về rủi ro tín dụng so với tổng tài sản có của ngân hàng. Các khoản về tín dụng và lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với nhau, nếu lợi nhuận do tín dụng mang lại càng cao thì động nghĩa với sự hao hụt về tín dụng sẽ càng cao.

Tỷ lệ xóa nợ

______ , Các kho n n đả ợ ược xóa

T l xóa n = ỷ ệ ợ --- -—-7ɪɪɪ --- ---x 100% T ng d nổ ư ợ

Tỷ lệ này được tính bằng những khoản nợ khách hàng quá hạn, không thu hồi được sẽ bị loại bỏ và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Do đó, trong trường hợp một ngân hàng có tỷ lệ nợ xóa nợ cao là do hậu quả của công tác tín dụng của ngân hàng này không tốt. Hậu quả này là do quá trình tăng trưởng tín dụng trong những năm trước chạy theo số lượng mà không đảm bảo về yếu tố hiệu quả của các khoản vay, tất yếu để lại những khoản nợ xấu trong thời gian sau đó.

Độ lệch chuẩn của thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần thể hiện mức độ phụ thuộc của thu nhập vào hoạt động tín dụng. Khi hoạt động tín dụng lành mạnh, không phát sinh nhiều nợ xấu, ngân hàng cho tăng trưởng tín dụng và thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn, sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng không lành mạnh, phát sinh nhiều chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ làm thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm.

Thu nh p lãi — Chi phí lãiậ

NIM = —x 100% Tong tài s n sinh lãiả

Độ lệch chuẩn của thu nhập lãi thuần cho thấy mức độ sai lệch so với giá trị trung bình của thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong một giai đoạn. Vì vây, nếu độ lệch chuẩn của thu nhập lãi thuần lớn dẫn đến mức độ thiếu ổn định trong hoạt động tín dụng. Qua đó, nhận thấy rằng độ lệch chuẩn của thu nhập lãi thuần tăng cao thể hiện rủi ro tín dụng càng lớn.

Một phần của tài liệu 2233_010800 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w