Dựa trên kết quả nghiên cứu, khóa luận đưa ra một số gợi ý, khuyến nghị dành
cho các nhà quản trị ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam.
Một là, khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong cho vay để
giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Do vậy, ngân hàng cần chú trọng tăng cường khả năng
quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian. Nâng
thêm các ngân hàng nước ngoài trong việc tiến hành phân tích tín dụng, giám sát khả năng trả nợ vay của khách hàng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý những
nợ còn đọng lại bằng cách thanh lý tài sản đảm bảo, tích cực thu hồi nợ từ khách hàng, đánh giá lại các khoản nợ hoặc sử dụng dự phòng rủi ro.
Hai là, khuyến nghị biến động yếu tố vĩ mô để giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sự không ổn định trong kinh tế vĩ mô gây ra sự gia tăng trong rủi ro tín dụng của ngân hàng.. Do đó, các ngân hàng cần phải tích cực chủ động để ứng phó đối với những cú sốc của nền kinh tế. Thường xuyên nắm bắt, theo dõi các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, theo dõi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, lượng cung tiền, tỷ giá hối đoái,... được
báo cáo trong các báo cáo của Tổng cục thống kê, ngân hàng thế giới WB, quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Xem xét các vấn đề kinh tế vĩ mô để đánh giá một cách toàn diện tình
hình hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu dự báo nền kinh tế vĩ mô cho phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định kịp thời đúng đắn, đưa ra các chiến lược hợp lý để phát triển trong ngắn hạn và cả dài hạn
phù hợp với tình hình vĩ mô mỗi thời kỳ. Ngoài ra, các NHTM cần quan tâm hơn đến
sự điều chỉnh của các chỉ số quản lý rủi ro và quyết định cho vay dựa trên những chính sách kinh tế để đảm bảo cân bằng giữa vấn đề rủi ro, thanh khoản và lợi nhuận.