Thực tiễn quy trình kiểm tốn TSCĐ tại cơng ty ABC của AASC

Một phần của tài liệu 2232_010751 (Trang 44)

2.2.1 Chuẩn bị kiểm tốn

2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng

Thơng tin chung về công ty ABC

Công ty ABC là công ty cổ phần đầu tu xây dựng đuợc thành lập theo Quyết định số 307 của Ủy ban nhân dân tỉnh X ngày 01/06/2006 do cổ phần hóa và chuyển đổi từ Cơng ty MVT ABC 100% vốn nhà nuớc.

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 200011XXXX cấp vào năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tu tỉnh X và thay đổi lần thứ chín vào năm 2018.

Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng. (ba trăm tỷ đồng) Mã số thuế 5600 128 XXX

Hình thức kinh doanh:

- Xây dựng cơng trình dân dụng, cầu đuờng, hạ tầng kỹ thuật. - Sản xuất và kinh doanh ống ly tâm.

- Sản xuất gạch không nung công hộp các loại. - Kinh doanh bất động sản;

- Khai thác chế biến đá xây dựng.

Cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính:

- Hình thức ghi sổ: kế tốn nhật ký chung trên máy tính.

- Chính sách kế tốn áp dụng: Chế độ Kế tốn doanh nghiệp ban hành Thơng tu số 53/216/TT-BTC ngày 21/03/2016 và Thông tu số 200/2014/TT-BTC ngày

22/12/2014 của Bộ Tài chính.

- Cơ sở lập báo cáo tài chính: BCTC đuợc lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc.

- Kỳ kế toán của doanh nghiệp kéo dài từ 1/1/2020 đến 31/12/2020. Chu kỳ hoạt động bình thuờng của doanh nghiệp là 1 năm.

- Đơn vị tiền tệ hạch toán: VND (đồng Việt Nam).

Tìm hiểu về chính sách kế tốn liên quan đến TSCĐ

- TSCĐ đuợc ghi nhận ban đầu theo giá gốc, trong quá trình sử dụng đuợc ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Mức trọng yếu

tổng thể- Khấu hao theo phương thức đường thẳng dựa trên thời gian hữu hình của cơng ty5% Lợi nhuậntrước thuế 220.901.646.428 11.045.082.321 phù hợp với thông tư 45/2013/TT-BTC:

2.2.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ

Một bảng câu hỏi đã được thiết kế giúp KTV AASC có thể dễ dàng trong việc tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị. Quá trình tìm hiểu sẽ được KTV kết hợp giữa xem xét hồ sơ các năm trước và phỏng vấn các vấn đề hay các thay đổi liên quan tới KSNB của đơn vị. Đồng thời dựa vào mẫu câu hỏi mà KTV có thể sốt xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm sốt chính.

Thơng qua việc trao đổi, phỏng vấn với kế tốn của đơn vị, KTV nhận thấy đơn vị có sự tách biệt giữa hai chức năng và quản lý và ghi sổ TSCĐ. Đơn vị có sự phê duyệt đầy đủ của ban lãnh đạo cụ thể giấy phê duyệt mua sắm TSCĐ trong trường hợp mua mới, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Đơn vị cũng phân loại TSCĐ đúng theo quy định hiện hành nhưng thiếu quy chế đảm bảo tài sản khi không sử dụng nữa.

Nhận xét: Qua đánh giá, hệ thống KSNB đối với TSCĐ của Công ty Cổ phần ABC được thiết kế hiệu quả và thông tin xử lý đáng tin cậy nhưng vẫn thiếu quy chế bảo quản tài sản khi không sử dụng.

Xem phụ lục 8: Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB - 5.04.4.a

2.2.1.3 Xác định mức trọng yếu

Theo quy định của công ty (4.04.1- Mức trọng yếu và lấy mẫu AASC) thì: - Rủi ro kiểm tốn cao: mức trọng yếu thực hiện là từ 40% đến 55%.

- Rủi ro kiểm tốn trung bình: mức trọng yếu thực hiện là từ 55% đến 75%. - Rủi ro kiểm toán thấp: mức trọng yếu thực hiện là 75% đến 80%.

- Mức trọng yếu có thể bỏ qua là 4% của mức trọng yếu thực hiện.

Theo xét đốn của KTV thì cơng ty ABC là một cơng ty sản xuất đơn giản, do kiểm tốn các năm trước khơng có vấn đề trọng yếu phát sinh nhưng KTV vẫn thận trọng và xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trên cơ sở đó, KTV xác định mức rủi ro kiểm tốn là trung bình nên mức trọng yếu thực hiện là 75%.

KTV có thể lựa chọn lợi nhuận làm tiêu chí khi xác định mức trọng yếu vì tiêu chí này luôn được đông đảo cổ đông quan tâm.

Do đối với công ty ABC, lợi nhuận luôn được các cổ đông rất chú ý nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu khoản mục lợi nhuận trước thuế tức 220.901.646.428 (đồng).

❖ Xác định mức trọng yếu theo bảng 2.1 dưới đây:

hao là 331.352.470 (đồng)

2.2.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cho giai đoạn thực hiện kiểm tốn thơng qua hiểu biết về doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và mức trọng yếu. Giai đoạn này do trưởng nhóm thực hiện.

Sau khi giám đốc cơng ty quyết định có thể tiếp nhận đề nghị kiểm tốn của khách hàng, công ty sẽ gửi mail chính thức cho khách hàng về danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp đối với khoản mục TSCĐ nói riêng và những sổ sách,

chứng từ, số liệu mà KTV cần để thực hiện cơng việc kiểm tốn BCTC (theo 7.02- Danh mục tài liệu đề nghị cung cấp).

Xem phụ lục 9: Danh mục các tài liệu cần khách hàng cung cấp (7.02).

2.2.2 Thực hiện kiểm tốn

Sau khi thu thập thơng tin và thực hiện đánh giá ban đầu về khách hàng, tiếp theo KTV sẽ thực hiện kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao cho công ty ABC. Công ty Cổ phần ABC là khách hàng cũ, đã đuợc AASC kiểm toán trong nhiều năm liền nên KTV đã hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị. Vì thế KTV sẽ khơng thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành song song với thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao.

2.2.2.1 Thủ tục phân tích.(1) Lập bảng tổng hợp số liệu (1) Lập bảng tổng hợp số liệu

Buớc đầu tiên, KTV cần đảm bảo số liệu số liệu BCĐPS bằng số liệu trên BCĐKT năm nay của đơn vị. KTV sẽ lập bảng tổng hợp số liệu TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV cần kiểm tra lại các số liệu doanh nghiệp cung cấp là khớp với số du đầu năm của BCĐPS, sổ chi tiết, BCĐKT. Sau đó KTV sẽ lập bảng phân tích.

- Số đầu kỳ (Pre-audit) KTV sẽ lấy ở BCĐKT năm truớc tức là năm 2019 đã đuợc kiểm toán.

- Số chua kiểm toán năm nay sẽ lấy ở BCĐKT đối chiếu Sổ chi tiết TSCĐ và BCĐPS. Sau đó KTV sẽ tìm ra chênh lệch và điều chỉnh trên cột điều chỉnh (Adjustment).

- Số đã kiểm toán (Audited) = Số chua kiểm toán năm nay + Điều chỉnh.

Kết luận: Số dư đầu kỳ đơn vị cung cấp trùng khớp với số dư năm ngoái và BCĐPS, nhật ký chung và BCĐKT nên khơng cần làm bút tốn điều chỉnh.

(2) Thu thập sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, xác định biến động của TSCĐ trong kỳ

Mục tiêu: Xác định biến động của TSCĐ trong kỳ, mơ tả một cách tổng qt dịng luân chuyển của TSCĐ và tiến hành phân tích chi tiết.

Cơng việc thực hiện:

> Đối với nguyên giá:

- Số dư đầu kỳ của các tài khoản chi tiết sẽ được lấy trong báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2019.

- Giá trị chuyển từ XDCBDD (241) hay tăng thêm trong kỳ do chuyển từ 153 hay mua mới sẽ được lọc từ NKC. Tương tự với TSCĐ bị thanh lý.

- Số dư cuối kỳ: Lấy số đầu kỳ trừ tăng giảm trong kỳ, đối chiếu số liệu với BCĐPS và BCĐKT chưa kiểm toán năm 2020.

> Đối với khấu hao:

- Số dư đầu kỳ cũng được lấy như cách lấy nguyên giá, đối chiếu với sổ chi tiết TSCĐ.

- Khấu hao trong năm được lọc từ NKC, sau đó đối chiếu với số phát sinh trên Bảng khấu hao TSCĐ.

-Số dư cuối kỳ sẽ được đối chiếu với số liệu trên BCĐPS và BCĐKT.

> Đối với giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Số dư đầu kỳ - Phát sinh trong kỳ.

(3) Đối chiếu giữa BCĐPS tài khoản chi tiết, sổ cái.

Mục tiêu: Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối phát sinh với BCĐKT và các sổ chi tiết tài khoản, sổ cái.

Công việc thực hiện:

Ở thủ tục này KTV sẽ tiến hành đối chiếu số liệu trên BCĐPS với sổ chi tiết, sổ cái. Tuy nhiên để đơn giản hóa thì KTV chủ yếu sẽ thực hiện đối chiếu BCĐPS với số liệu lọc từ NKC năm 2020. Buớc này KTV phải xem xét đuợc số liệu trên sổ sách mà đơn vị cung cấp có vấn đề hay khơng, nếu phát sinh ra chênh lệch giữa BCĐPS và sổ NKC thì phải yêu cầu đơn vị giải thích nguyên nhân và điều chỉnh.Trong truờng hợp số liệu đối chiếu trùng khớp, KTV AASC có thể đua ra kết luận đã đạt đuợc mục tiêu kiểm toán và tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo

Đối với công ty ABC, số liệu cung cấp khá chi tiết vì vậy KTV chỉ cần lọc chức năng pivot trong Excel để cho ra số liệu cụ thể từng tài khoản cấp 2 của TSCĐ từ đó có thể dễ dàng đối chiếu với số liệu trên BCĐPS.

Nhận xét: Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS và sổ chi tiết, sổ cái khớp đúng.

Xem phụ lục 12: WPS D113- Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS tài khoản với sổ chi tiết, sổ cái.

Kết luận: Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS tài khoản với sổ chi tiết, sổ cái khớp đúng.

(4) So sánh số dư với đầu năm và so sánh số phát sinh với năm/kỳ trước.

KTV sẽ tìm hiểu và thu thập sự giải thích cho bất kỳ các thay đổi bất thuờng nào. Phân tích tỷ trọng trên tổng tài sản. Đây là thủ tục quan trọng trong các thủ tục phân tích cơ bản mà KTV AASC thực hiện mục tiêu của thủ tục này nhằm nhận diện các biến động bất thuờng và giải thích cho các biến động này với hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, số dư đầu năm kỳ trước sẽ được so sánh với dư đầu năm kỳ này, tương tự số dư cuối năm kỳ trước sẽ được so sánh với số dư cuối năm kỳ này. Sự biến động sẽ được thể hiện qua cột Chênh lệch và cột Tỷ lệ biến động.

Đồng thời, một cột biểu thị tỷ trọng/ Tổng tài sản cũng được đưa ra trên Giấy làm việc này để thấy được tỷ lệ biến động của TSCĐ trên Tổng tài sản của năm nay so với năm trước có bất thường hay khơng?.

Xem phụ lục 13: WPS D161- Thủ tục phân tích So sánh số dư và tích tỷ trọng/ Tổng tài sản.

Kết luận: TSCĐ hữu hình năm 2020 tăng 17% so với năm 2019 do Công ty đang đẩy mạnh đầu tư TSCĐ, đầu tư xây dựng vào Xưởng bê tông Thạnh Phước. KTV thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong năm.

(5) So sánh sự biến động về khấu hao

Mục tiêu: KTV sẽ so sánh sự biến động của về chi phí khấu hao giữa hai năm, giữa các quý với nhau, so sánh tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản, so sánh chi phí khấu hao từng tháng có sự tăng giảm bất thường, từng nhóm tài sản xem xét sự biến động nó có hợp lí hay khơng.

Cơng việc cần thực hiện:

- Để thu thập số liệu chi phí khấu hao ghi nhận vào các hạng mục chi phí trong năm trước, KTV thu thập báo cáo tài chính đã kiểm toán năm trước. Sau đó, KTV tiến hành Pivot Tài khoản 214 nhằm thu thập số liệu chi phí khấu hao với tài khoản chi phí đối ứng và tiến hành phân tích số liệu thu thập được.

- Để kiểm tra chi phí khấu hao phát sinh theo tháng, KTV tương tự tiến hành lọc Pivot và thực hiện phân tích theo tháng Tài khoản 214.

Xem phụ lục 14: WPS D162- Thủ tục phân tích so sánh biến động về chi phí khấu hao.

Kết luận: Kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong kỳ, tập trung vào các tài sản có giá trị lớn nhập mua vào tháng 10 và tháng 12. Chi phí khấu hao TSCĐ vơ hình khơng biến động giữa các tháng trong năm do trong kỳ không phát sinh tăng giảm TSCĐ vơ hình.

(6) Tổng hợp và giải thích đối ứng tài khoản, rà soát nội dung, liệt kê các nghiệp vụ bất thường.

Lọc từ Nhật ký chung 2020 cho các tài khoản đối ứng với các tài khoản chính sau đó rà sốt các nội dung nghiệp vụ tuơng ứng cho mỗi tài khoản đối ứng, xem xét diễn giải có phù hợp với định khoản hay khơng, có tài khoản nào bất thuờng khơng giải thích đuợc hay khơng. Nếu phát hiện đối ứng bất thuờng, cần liệt kê và yêu cầu đơn vị giải thích.

Xem phụ lục 15: WPS D163- Thủ tục phân tích Tổng hợp và giải thích đối ứng tài khoản

Kết luận: Từ các phân tích trên, KTV có thể đua ra kết luận: Khơng có đối ứng bất thuờng.

2.2.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết.

Mục tiêu việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là kiểm tra chuyên sâu, thu thập các bằng chứng nhằm chứng minh tính trung thực, hợp lý của số du cuối cùng của khoản mục và làm cơ sở đua ra điều chỉnh hoặc đua ra ý kiến kiểm toán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đuợc áp dụng nhu sau:

(1) Chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế tốn.

KTV có thể tham gia kiểm kê tại đơn vị tại thời điểm khóa sổ kế tốn, đảm bảo rằng việc kiểm kê đuợc thực hiện phù hợp với các thủ tục và trao đổi với các bộ phận kế tốn xử lý chênh lệch..

Cơng việc thực hiện: Tham dự chứng kiến kiểm kê tại ngày cuối kỳ kiểm toán và thu thập biên bản kiểm kê tài sản cuối kỳ kế toán.

- Thu thập danh mục chi tiết của từng loại TSCD vào ngày 31/12/2020 - Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ của công ty ABC.

- Đối chiếu với sổ sách của đơn vị tìm ra sự chênh lệch và giải thích ngun nhân.

Qua q trình KTV trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê tại công ty ABC cho thấy đơn vị có thực hiện kiểm kê theo quy trình phù hợp, đảm bảo cơng tác quản lý tài sản nhu sự chính xác trong ghi chép số liệu từ thực tế kiểm kê hay khơng?

Bên cạnh đó, KTV kết hợp đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với sổ chi tiết cho ra kết quả khớp nhau không? Đối chiếu kết quả kiểm kê về chất luợng vật lý của tài sản qua báo cáo kiểm kê với bảng tính khấu hao đơn vị cung cấp có khớp nhau không?

Kết luận: KTV đối chiếu và thực hiện kiểm kê thay thế không phát hiện sai lệch, khơng có bất thuờng.

(2) Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ

Mục tiêu: Đảm bảo các tài sản tăng trong kỳ là có thật, ngun giá đuợc ghi nhận một cách chính xác, đơn vị có đầy đủ quyền đối với tài sản, ngày ghi nhận tài sản phù hợp với chuẩn mực và chính sách của các doanh nghiệp.

Cơng việc thực hiện:

Ở thủ tục này KTV chủ yếu kiểm tra chứng từ gốc xem đơn vị có đầy đủ chứng từ khơng? Thủ tục này KTV thuờng chọn mẫu để kiểm tra, việc chọn mẫu phụ thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị đối với các khoản mục TSCĐ.

- KTV dựa vào sổ chi tiết và bảng kê chi tiết trong năm để xem xét tổng quan về các TSCĐ tăng.

- Đối với các tài sản mua mới: kiểm tra các chứng từ như hóa đơn, hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu, giấy đề nghị cung cấp TSCĐ từ bộ phận sử dụng có sự xét duyệt của ban giám đốc.

- Đối với tài sản sửa chữa, nâng cấp: kiểm tra hóa đơn sửa chữa, hợp đồng sửa

Một phần của tài liệu 2232_010751 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w