2.2 Thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC của AASC
2.2.2.2 Thủ tục kiểm tra chi tiết
Mục tiêu việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là kiểm tra chuyên sâu, thu thập các bằng chứng nhằm chứng minh tính trung thực, hợp lý của số du cuối cùng của khoản mục và làm cơ sở đua ra điều chỉnh hoặc đua ra ý kiến kiểm toán. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đuợc áp dụng nhu sau:
(1) Chứng kiến kiểm kê tại thời điểm khóa sổ kế toán.
KTV có thể tham gia kiểm kê tại đơn vị tại thời điểm khóa sổ kế toán, đảm bảo rằng việc kiểm kê đuợc thực hiện phù hợp với các thủ tục và trao đổi với các bộ phận kế toán xử lý chênh lệch..
Công việc thực hiện: Tham dự chứng kiến kiểm kê tại ngày cuối kỳ kiểm toán và thu thập biên bản kiểm kê tài sản cuối kỳ kế toán.
- Thu thập danh mục chi tiết của từng loại TSCD vào ngày 31/12/2020 - Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ của công ty ABC.
- Đối chiếu với sổ sách của đơn vị tìm ra sự chênh lệch và giải thích nguyên nhân.
Qua quá trình KTV trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê tại công ty ABC cho thấy đơn vị có thực hiện kiểm kê theo quy trình phù hợp, đảm bảo công tác quản lý tài sản nhu sự chính xác trong ghi chép số liệu từ thực tế kiểm kê hay không?
Bên cạnh đó, KTV kết hợp đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với sổ chi tiết cho ra kết quả khớp nhau không? Đối chiếu kết quả kiểm kê về chất luợng vật lý của tài sản qua báo cáo kiểm kê với bảng tính khấu hao đơn vị cung cấp có khớp nhau không?
Kết luận: KTV đối chiếu và thực hiện kiểm kê thay thế không phát hiện sai lệch, không có bất thuờng.
(2) Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ
Mục tiêu: Đảm bảo các tài sản tăng trong kỳ là có thật, nguyên giá đuợc ghi nhận một cách chính xác, đơn vị có đầy đủ quyền đối với tài sản, ngày ghi nhận tài sản phù hợp với chuẩn mực và chính sách của các doanh nghiệp.
Công việc thực hiện:
Ở thủ tục này KTV chủ yếu kiểm tra chứng từ gốc xem đơn vị có đầy đủ chứng từ không? Thủ tục này KTV thuờng chọn mẫu để kiểm tra, việc chọn mẫu phụ thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị đối với các khoản mục TSCĐ.
- KTV dựa vào sổ chi tiết và bảng kê chi tiết trong năm để xem xét tổng quan về các TSCĐ tăng.
- Đối với các tài sản mua mới: kiểm tra các chứng từ như hóa đơn, hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu, giấy đề nghị cung cấp TSCĐ từ bộ phận sử dụng có sự xét duyệt của ban giám đốc.
- Đối với tài sản sửa chữa, nâng cấp: kiểm tra hóa đơn sửa chữa, hợp đồng sửa chữa, các chứng từ chứng minh việc sửa chữa là làm tăng giá trị sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ, quyết định tính lại giá trị TSCĐ, quyết định tăng nguyên giá TSCĐ. Cần xem xét các TSCĐ mà chi phí thực tế phát sinh cao hơn giá thi công.
Trong năm 2020, Công ty Cổ phần ABC phát sinh rất ít nghiệp vụ mua sắm TSCĐ, tuy nhiên các tài sản có giá trị tương đối lớn nên KTV tại AASC sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết 100%, các chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ trong năm. Qua kiểm tra các chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ trong kỳ, KTV thấy rằng nghiệp vụ mua mới TSCĐ đều có chứng từ gốc đầy đủ, hợp lệ và có sự phê duyệt của Ban Giám Đốc.
Xem phụ lục 16: WPS D181- Kiểm tra chi tiết chứng từ 100% nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ
Kết luận: Các ghi nhận tăng Tài sản cố định đều hợp lý.
(3) Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ.
Mục tiêu: Đảm bảo việc ghi nhận giảm TSCĐ, thu nhập, chi phí phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ là phù hợp.
Công việc thực hiện:
- Đối với TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán: kiểm tra hợp đồng mua bán TSCĐ, hóa đơn bán TSCĐ.
- Đối với TSCĐ điều chuyển: kiểm tra quyết định điều chuyển, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Đối với việc thanh lý, nhượng bán: kiểm tra quyết định thanh lý, biên bản thanh lý TSCĐ, đối chiếu ngày trên biên bản bàn giao, biên bản thanh lý để đảm bảo rằng ngày ghi giảm TSCĐ là đúng.
- Đối với các trường hợp giảm TSCĐ trên thì KTV cần tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế, giá trị còn lại để so sánh với biên bản đánh giá lại, hóa đơn bán TSCĐ, để đảm bảo việc ghi nhận chi phí khác và thu nhập khác là chính xác.
- Thuyết minh các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng kiểm tra xem đơn vị còn trích khấu hao các TSCĐ đó hay không? Phỏng vấn nhân viên xem có TSCĐ nào được thanh lý trong năm hay không?
Xem phụ lục 17: WPS D185- Kiểm tra chi tiết chứng từ 100% nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ
Kết luận: Qua quá trình kiểm tra, KTV nhận thấy đơn vị có đầy đủ các chứng từ hợp lệ liên quan đến việc thanh lý TSCĐ nên đưa ra kết luận đã đạt mục tiêu kiểm toán.
Ngoài ra, KTV có thể tiến hành kiểm chi tiết dùng để cầm cố thế chấp đảm bảo các chứng từ đầy đủ hợp lý bao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nghị quyết về việc vay vốn và thế chấp tài sản.
Xem phụ lục 18: WPS D181-Kiểm tra chi tiết TSCĐ mang đi cầm cố thế chấp
Kết luận: Tất cả tài sản thế chấp được liệt kê theo dõi đầy đủ, không có sai sót phát sinh.
(4) Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao.
Mục tiêu: Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, hợp lý với chi phí khấu hao. Kiểm tra tính hợp lý, tỷ lệ khấu hao, đảm bảo tính khấu hao được ghi nhận đúng bộ phận mà tài sản sử dụng.
Công việc thực hiện: Tính toán lại khấu hao theo KTV và so sánh với số liệu tính toán của đơn vị theo các buớc nhu sau:
- Lên sổ các cột Thời gian sử dụng (tháng), Ngày đua vào sử dụng KTV dựa vào Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ để lên sổ. So sánh thời gian sử dụng theo số liệu của khách hàng với thời gian sử dụng theo quy định
- Lên sổ các cột của Nguyên giá (số du ngày 1/1/2020). Tính tổng cộng cột và so sánh với số liệu trên Sổ cái.
- Lên sổ các cột của Khấu hao (Số du ngày 1/1/2020) KTV dựa vào Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ để lên sổ. Tính tổng cộng cột và so sánh với số liệu trên Sổ cái.
- Tính số du tại ngày 31/12/2020 của Khấu hao.
+ KTV tính khấu hao trong kỳ của mỗi TSCĐ bằng thuơng số của khấu hao một tháng và thời gian sử dụng trong năm (tháng).
+ KTV tính khấu hao tại ngày 31/12/2020 của mỗi TSCĐ. Tính tổng sau đó so sánh với số liệu trên sổ cái.
- Tính Giá trị còn lại ngày 31/12/2020 của Khấu hao: KTV lấy giá trị tại ô Nguyên giá trừ (-) với ô tuơng ứng ở cột số du tại ngày 31/12/2019 của khấu hao.
- Kiểm tra sự phù hợp về phân loại TSCĐ:
Xem phụ lục 19: WPS D186- Kiểm tra chi phí khấu hao.
Kết luận: Sự chênh lệch 21.990.431 đồng nhỏ hơn mức trọng yếu có thể bỏ qua nên KTV không đua bút toán điều chỉnh. Nguyên nhân có sự chênh lệch tính khấu hao vì doanh nghiệp có ngày bắt đầu tính khấu hao TSCĐ không phù hợp với ngày bàn giao đua vào sử dụng, đơn vị tính khấu hao tròn tháng đối với những TSCĐ tăng giữa tháng.
2.2.3 Hoàn thành kiểm toán.
Những công việc cần làm ở giai đoạn kết thúc kiểm toán như sau:
J Kiểm tra giấy tờ làm việc
Trưởng nhóm sẽ tập hợp giấy làm việc của các phần hành, sau khi đã xem xét trưởng nhóm có thể yêu cầu giải trình hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro sai sót đến mức thấp nhất. Những tiêu chí mà trưởng nhóm kiểm toán hướng đến khi soát xét giấy tờ làm việc:
- Đảm bảo mục tiêu kiểm toán của khoản mục TSCĐ
- Giấy tờ làm việc trình bày rõ ràng, đúng trọng tâm, có số để tham chiếu để giúp cho việc xem xét lại chủ nhiệm kiểm toán
Nhận xét: Sau khi kiểm tra giấy làm việc tại công ty ABC, trưởng nhóm nhận thấy giấy tờ làm việc trình bày đầy đủ, khoa học, đạt được mục tiêu. Bằng chứng thu thập được là đầy đủ và thích hợp.
J Xem xét những sự kiện sau ngày lập Báo cáo
Từ ngày doanh nghiệp khoá sổ lập BCTC đến ngày KTV ký báo cáo kiểm toán có thể có những sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến BCTC của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV phải xét đoán xem liệu những sự kiện đó có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin được trình bày trên BCTC hay không. Nhận xét: Qua đánh giá và tìm hiểu, KTV phát hiện không có sự kiện bất thường sau ngày khóa sổ của công ty ABC có ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý BCTC.
Thử nghiệm kiểm soát____________________ 56.7% 43.3%
Thủ tục phân tích________________________
Lập bảng tổng số liệu TSCĐ và CPKH________ 100% -
J Tổng hợp kết quả, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý