Thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu 2232_010751 (Trang 49 - 53)

2.2 Thực tiễn quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC của AASC

2.2.2.1 Thủ tục phân tích

(1) Lập bảng tổng hợp số liệu

Buớc đầu tiên, KTV cần đảm bảo số liệu số liệu BCĐPS bằng số liệu trên BCĐKT năm nay của đơn vị. KTV sẽ lập bảng tổng hợp số liệu TSCĐ và chi phí khấu hao, KTV cần kiểm tra lại các số liệu doanh nghiệp cung cấp là khớp với số du đầu năm của BCĐPS, sổ chi tiết, BCĐKT. Sau đó KTV sẽ lập bảng phân tích.

- Số đầu kỳ (Pre-audit) KTV sẽ lấy ở BCĐKT năm truớc tức là năm 2019 đã đuợc kiểm toán.

- Số chua kiểm toán năm nay sẽ lấy ở BCĐKT đối chiếu Sổ chi tiết TSCĐ và BCĐPS. Sau đó KTV sẽ tìm ra chênh lệch và điều chỉnh trên cột điều chỉnh (Adjustment).

- Số đã kiểm toán (Audited) = Số chua kiểm toán năm nay + Điều chỉnh.

Kết luận: Số dư đầu kỳ đơn vị cung cấp trùng khớp với số dư năm ngoái và BCĐPS, nhật ký chung và BCĐKT nên không cần làm bút toán điều chỉnh.

(2) Thu thập sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, xác định biến động của TSCĐ trong kỳ

Mục tiêu: Xác định biến động của TSCĐ trong kỳ, mô tả một cách tổng quát dòng luân chuyển của TSCĐ và tiến hành phân tích chi tiết.

Công việc thực hiện:

> Đối với nguyên giá:

- Số dư đầu kỳ của các tài khoản chi tiết sẽ được lấy trong báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019.

- Giá trị chuyển từ XDCBDD (241) hay tăng thêm trong kỳ do chuyển từ 153 hay mua mới sẽ được lọc từ NKC. Tương tự với TSCĐ bị thanh lý.

- Số dư cuối kỳ: Lấy số đầu kỳ trừ tăng giảm trong kỳ, đối chiếu số liệu với BCĐPS và BCĐKT chưa kiểm toán năm 2020.

> Đối với khấu hao:

- Số dư đầu kỳ cũng được lấy như cách lấy nguyên giá, đối chiếu với sổ chi tiết TSCĐ.

- Khấu hao trong năm được lọc từ NKC, sau đó đối chiếu với số phát sinh trên Bảng khấu hao TSCĐ.

-Số dư cuối kỳ sẽ được đối chiếu với số liệu trên BCĐPS và BCĐKT.

> Đối với giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Số dư đầu kỳ - Phát sinh trong kỳ.

(3) Đối chiếu giữa BCĐPS tài khoản chi tiết, sổ cái.

Mục tiêu: Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối phát sinh với BCĐKT và các sổ chi tiết tài khoản, sổ cái.

Công việc thực hiện:

Ở thủ tục này KTV sẽ tiến hành đối chiếu số liệu trên BCĐPS với sổ chi tiết, sổ cái. Tuy nhiên để đơn giản hóa thì KTV chủ yếu sẽ thực hiện đối chiếu BCĐPS với số liệu lọc từ NKC năm 2020. Buớc này KTV phải xem xét đuợc số liệu trên sổ sách mà đơn vị cung cấp có vấn đề hay không, nếu phát sinh ra chênh lệch giữa BCĐPS và sổ NKC thì phải yêu cầu đơn vị giải thích nguyên nhân và điều chỉnh.Trong truờng hợp số liệu đối chiếu trùng khớp, KTV AASC có thể đua ra kết luận đã đạt đuợc mục tiêu kiểm toán và tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo

Đối với công ty ABC, số liệu cung cấp khá chi tiết vì vậy KTV chỉ cần lọc chức năng pivot trong Excel để cho ra số liệu cụ thể từng tài khoản cấp 2 của TSCĐ từ đó có thể dễ dàng đối chiếu với số liệu trên BCĐPS.

Nhận xét: Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS và sổ chi tiết, sổ cái khớp đúng.

Xem phụ lục 12: WPS D113- Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS tài khoản với sổ chi tiết, sổ cái.

Kết luận: Đối chiếu số liệu giữa BCĐPS tài khoản với sổ chi tiết, sổ cái khớp đúng.

(4) So sánh số dư với đầu năm và so sánh số phát sinh với năm/kỳ trước.

KTV sẽ tìm hiểu và thu thập sự giải thích cho bất kỳ các thay đổi bất thuờng nào. Phân tích tỷ trọng trên tổng tài sản. Đây là thủ tục quan trọng trong các thủ tục phân tích cơ bản mà KTV AASC thực hiện mục tiêu của thủ tục này nhằm nhận diện các biến động bất thuờng và giải thích cho các biến động này với hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, số dư đầu năm kỳ trước sẽ được so sánh với dư đầu năm kỳ này, tương tự số dư cuối năm kỳ trước sẽ được so sánh với số dư cuối năm kỳ này. Sự biến động sẽ được thể hiện qua cột Chênh lệch và cột Tỷ lệ biến động.

Đồng thời, một cột biểu thị tỷ trọng/ Tổng tài sản cũng được đưa ra trên Giấy làm việc này để thấy được tỷ lệ biến động của TSCĐ trên Tổng tài sản của năm nay so với năm trước có bất thường hay không?.

Xem phụ lục 13: WPS D161- Thủ tục phân tích So sánh số dư và tích tỷ trọng/ Tổng tài sản.

Kết luận: TSCĐ hữu hình năm 2020 tăng 17% so với năm 2019 do Công ty đang đẩy mạnh đầu tư TSCĐ, đầu tư xây dựng vào Xưởng bê tông Thạnh Phước. KTV thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong năm.

(5) So sánh sự biến động về khấu hao

Mục tiêu: KTV sẽ so sánh sự biến động của về chi phí khấu hao giữa hai năm, giữa các quý với nhau, so sánh tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản, so sánh chi phí khấu hao từng tháng có sự tăng giảm bất thường, từng nhóm tài sản xem xét sự biến động nó có hợp lí hay không.

Công việc cần thực hiện:

- Để thu thập số liệu chi phí khấu hao ghi nhận vào các hạng mục chi phí trong năm trước, KTV thu thập báo cáo tài chính đã kiểm toán năm trước. Sau đó, KTV tiến hành Pivot Tài khoản 214 nhằm thu thập số liệu chi phí khấu hao với tài khoản chi phí đối ứng và tiến hành phân tích số liệu thu thập được.

- Để kiểm tra chi phí khấu hao phát sinh theo tháng, KTV tương tự tiến hành lọc Pivot và thực hiện phân tích theo tháng Tài khoản 214.

Xem phụ lục 14: WPS D162- Thủ tục phân tích so sánh biến động về chi phí khấu hao.

Kết luận: Kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong kỳ, tập trung vào các tài sản có giá trị lớn nhập mua vào tháng 10 và tháng 12. Chi phí khấu hao TSCĐ vô hình không biến động giữa các tháng trong năm do trong kỳ không phát sinh tăng giảm TSCĐ vô hình.

(6) Tổng hợp và giải thích đối ứng tài khoản, rà soát nội dung, liệt kê các nghiệp vụ bất thường.

Lọc từ Nhật ký chung 2020 cho các tài khoản đối ứng với các tài khoản chính sau đó rà soát các nội dung nghiệp vụ tuơng ứng cho mỗi tài khoản đối ứng, xem xét diễn giải có phù hợp với định khoản hay không, có tài khoản nào bất thuờng không giải thích đuợc hay không. Nếu phát hiện đối ứng bất thuờng, cần liệt kê và yêu cầu đơn vị giải thích.

Xem phụ lục 15: WPS D163- Thủ tục phân tích Tổng hợp và giải thích đối ứng tài khoản

Kết luận: Từ các phân tích trên, KTV có thể đua ra kết luận: Không có đối ứng bất thuờng.

Một phần của tài liệu 2232_010751 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w