B. PHẦN NỘI DUNG
1.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách nào?
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi là “dẻo mỏ” hay “người nói chuyện có duyên”. Những người đó nếu bạn để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày, nói nhiều và đúc rút kinh nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn người khác.
Hình 1.3: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
9
Rèn luyện sự tự tin, một giọng nói dễ nghe. Sự tự tin là điều không thể thiếu trong quá trình giao tiếp, khi bạn tự tin bạn có thể bày tỏ ra được những suy nghĩ của mình, mạnh dạng trình bày cũng như nắm bắt suy nghĩ người đối diện, bên cách đó một giọng nói dễ nghe giúp người nghe, nghe rõ, hiểu được cảm xúc của cuộc đối thoại.
Dám nói ra suy nghĩ, giao tiếp là trao đổi, là có người nói có người nghe, giao tiếp giúp các mối quan hệ trở lên tốt đẹp hơn. Vì vậy đừng ngại nói hãy nói ra những suy nghĩ của bạn vì biết đâu những điều ấy giúp ích được cho bạn cũng như người nghe.
Tích cực tham gia các chương trình tập thể, những chương trình tập thể sẽ giúp bạn kết nối được với nhiều mối quan hệ, các bạn nên bắt đầu tham gia các cuộc thi nhỏ như vậy để lấy tiền đề, nâng cao khả năng giao tiếp của mình.
Kết bạn với người có khả năng giao tiếp, từ đó rút cho mình những kinh nghiệm, học được những bí quyết giao tiếp của họ.
Lắng nghe những lời góp ý và khắc phục, đây là một yếu tố rất quan trọng, ai cũng có thể giao tiếp, nhưng thực sự họ có giao tiếp tốt chư thì không thể tự đánh giá được, mà những người hay giao tiếp với ta sẽ biết được những lỗi mà chúng ta gặp phải dựa trên ý kiến cá nhân. Vậy nên hay tiếp thu những ý kiến và cố gắng khắc phục nó để có khả năng giao tiếp mình mong muốn.
Để có được văn hóa giao tiếp trong nghề nghiệp, cần phải học tập và rèn luyện hai loại kỹ năng quan yếu sau đây:
- Kỹ năng gây được thiện cảm với người mà ta tiếp xúc, dù đó là người không được ta thiện cảm. Kỹ năng này giúp ta có thêm bạn, thêm sự đồng tình và hỗ trợ từ khách quan. - Kỹ năng hiểu được thực chất của người mà ta giao tiếp, dù đó là người đã gần ta lâu ngày. Kỹ năng này giúp ta tránh được ngộ nhận khi hợp tác hoặc không hợp tác với người khác.
- Loại kỹ năng thứ nhất được rèn luyện chủ yếu bằng việc luyện tâm. Cái tâm giao tiếp gồm tổ hợp các đức tính cơ bản: trung thực nhưng vẫn tỉnh táo, ân cần nhưng có khoảng cách, cởi mở nhưng biết chế ngự, lắng nghe nhưng biết suy xét, nhẫn nhục nhưng có bản
10
lĩnh. Bao trùm lên những tố chất đó là một thái độ lịch thiệp, sẵn sàng nở nụ cười kẻ cả lúc ngặt nghèo nhất.
Hình1.4: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
(Nguồn: Internet)
Trong giao tiếp, tối kỵ những điều sau đây: chơi trội, ba hoa, phô trương, khinh mạn, phách lối, hống hách (với người dưới quyền càng không được như vậy).
Loại kỹ năng thứ hai được rèn tập thông qua các công đoạn: quan sát, thử thách, lại quan sát, lại thử thách (tối thiểu 10 lần đối với những trường hợp mà thực chất của họ được che đậy tinh vi). Tiếp theo mỗi lần quan sát và thử thách là phân tích, tổng hợp, nhận định, phối kiểm (qua nhiều kênh thông tin) nhận định lại, phối kiểm tiếp. Cuối cùng, đưa ra quyết định nhằm vào 1 trong 3 phương án:
Hoặc nới lỏng quan hệ giao tiếp (trì hoãn dần). Hoặc thắt chặt quan hệ giao tiếp (gắn bó thêm). Hoặc đình chỉ quan hệ giao tiếp (đoạn tuyệt hẳn).
Do hiểu sai thực chất của người khác (nhất là trường hợp hiểu lầm người xấu thành tốt), có khi ta phải trả giá rất nặng nề cho sự nghiệp, tay nghề không mất nhưng cơ nghiệp lại tiêu. Vì vậy chúng ta phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nhóm tác giả đã thực hiện được các nội dung như sau: nêu ra được cái kiệm về kỹ năng giao tiếp, trả lời được câu hỏi vì sao cần có kỹ năng giao tiếp, vai trò cũng như cách thức hành của kỹ năng giao tiếp.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ƯU ĐIỂM, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRỰC TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 2.1. Đôi nét về Đại học Thủ Dầu Một
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tên trường
Tiếng Việt: Trường Đại học Thủ Dầu Một. Viết tắt: ĐH TDM.
Tiếng Anh: Thu Dau Mot University. Viết tắt: TDMU.
Loại hình trường: Cônglập.
Cơ quan chủ quản: ỦybanNhân dântỉnhBìnhDương.
Tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương, cung cấp đội ngũ giáo viên có chuyên môn, am tường nghiệp vụ giảng dạy và có tâm huyết với thế hệ trẻ.
Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực.
Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới (từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017). Tháng 11/2017, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia. Tháng 10/2019, trường tiến hành đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả đến tháng 4 năm 2021 trường có 11 ngành đạt chuẩn. Tháng 12/2019, trường đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-
13
QA, kết quả đạt chuẩn 4 ngành. Tháng 8/2020, trường đạt chuẩn 4 sao UPM (University Performance Metrics).
Về nhân sự, trường hiện có đội ngũ 746 cán bộ - viên chức, trong đó có 22 GS-PGS, 134 TS, 557 ThS (106 NCS),…Bộ máy trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Hội đồng Khoa học và Đào tạo, 7 khoa đa ngành, 5 viện, 14 phòng ban chức năng, 11 trung tâm. Song song với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học cơ hữu, nhà trường được sự cộng tác hỗ trợ của nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học uy tín trong và ngoài nước…
Về đào tạo, trường đang đào tạo 52 chương trình đại học, 11 chương trình thạc sĩ, 1 chương trình tiến sĩ, thuộc các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, ngoại ngữ, sư phạm. Quy mô của trường là 16.000 sinh viên, 1.000 học viên sau đại học. Trường đã từng bước hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo triết lý giáo dục hoà hợp tích cực, dựa trên sáng kiến CDIO, đáp ứng chuẩn AUN-QA.
Về nghiên cứu khoa học, thực hiện chiến lược xây dựng trường thành trung tâm nghiên cứu, tư vấn có uy tín, trường đang triển khai 4 đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông minh Bình Dương, Đề án nghiên cứu Chất lượng giáo dục. Các đề án, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hai năm liên tục, trường đều nằm trong top 50 cơ sở giáo dục có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (vị trí thứ 42 năm 2018 và vị trí thứ 27 năm 2019). Năm 2021, trường xếp hạng 24/179 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam theo bảng xếp hạng của Webometrics.
Về hợp tác quốc tế, trường đã thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với hơn 60 đơn vị giáo dục trên thế giới; đồng thời ký kết hợp tác cung ứng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó,
14
từ năm 2010, trường hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak, cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực ở hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ thông tin.
2.1.2. Cơ sở đào tạo
Cơ sở hiện tại: số 6 Trần Văn Ơn, P.Phú Hòa, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Khuôn viên trường rộng 6,74 ha. Đây là nơi học tập, nghiên cứu của gần 19.000 CB-GV, SV của trường.
Cơ sở đang xây dựng: tọa lạc tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát với diện tích 57,6 ha được đầu tư xây dựng hiện đại, tích hợp nhiều công năng phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu của trường trong tương lai.
2.1.3 Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ngành quản trị kinh doanh với trình độ đào tạo là Đại học có thời gian đào tạo đối với cử nhân là 4 năm. Ngành này có tất cả là 141 tín chỉ và thuộc đơn vị quản lý của khoa quản lý công nghiệp.
Mục tiêu tổng quát:
Đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị và ý thức trách nhiệm xã hội, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực chuyên môn để thực hiện công việc kinh doanh, quản trị trong các lĩnh vực chức năng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển nghề nghiệp và bản thân trong bối cảnh hội nhập và phát triển của quốc gia.
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh còn giúp sinh viên có kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp xã hội,…đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu học tập suốt đời.
Mục tiêu cụ thể:
Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội để phục vụ phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân của người học.
15
Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng.
Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.
Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh.
2.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường ĐH TDM chuyên ngành Quản trị
Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong xã hội hiện đại, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên đang là vấn đề đáng lo ngại đối với sinh viên ĐH TDM nói chung và ngành QTKD nói riêng. Rất nhiều sinh viên không biết hoặc rất kém về kỹ năng giao tiếp, điều này khiến các bạn dù ra trường với tấm bằng giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm.
Theo Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Thị Ngọc Lẹ (2015) Ông cha ta cũng đã từng nói: “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp”. Đó là điều kiện mà các nhà tuyển dụng của các công ty muốn ứng cử viên phải có khả năng giao tiếp tốt. Và một phần là do sinh viên có tính nhút nhát, e dè trước đám đông, thiếu tự tin, hay tự ti về vẻ bề ngoài của mình từ đó dẫn đến việc giao tiếp không thuận lợi và hạn chế giao tiếp, và phần còn lại là do chương trình đào tạo vẫn còn hạn chế học phần giao tiếp, vì vậy sinh viên không được rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp nên tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều sinh viên không biết cách bắt đầu một câu chuyện, ngại ngần phát biểu trước đám đông, lẩn tránh tiếp xúc với người lạ...Do đó dù sau này sinh viên có thể tốt với bằng loại giỏi thì cũng khó có khả năng thể hiện được cái thế mạnh của mình thông qua việc giao tiếp với các nhà tuyển dụng.
16
Qua những vấn đề đã nêu ở trên thì chúng ta thấy ngày nay vấn đề giao tiếp rất phổ biến ở mọi ngành nghề cho dù là ai, dù làm gì thì cũng cần biết cách giao tiếp, giao tiếp tốt giúp mình khẳng định được bản thân, giúp mình thể hiện được thế mạnh cũng như năng lực của mình, và giúp mình có thể kết giao được nhiều bạn bè và đồng nghiệp hơn.
2.3. Thực trạng của kỹ năng giao tiếp, và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên hiện nay
2.3.1. Thực trạng kỹ giao tiếp của sinh viên hiện nay
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay là một vấn đề đang hết sức lo ngại,và đang còn rất nhiều hạn chế. Đó là vấn đề lớn nói riêng với sinh viên Đại học Thủ Dầu Một và sinh viên toàn quốc nói chung. Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có tới 83% sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng mềm, 37% không thể tìm được việc làm phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thiếu kỹ năng.
Rất nhiều hồ sơ được nộp đi nhưng không nhận được phản hồi do không đạt yêu cầu. Không ít học sinh dù tốt nghiệp bằng giỏi nhưng vẫn ôm bằng ngồi nhà. Số khác phải chấp nhận làm các công việc lao động chân tay để kiếm thêm thu nhập,…Đó là bởi sinh viên gặp phải các vấn đề về kỹ năng giao tiếp như:
2.3.1.1.Sinh viên không biết cách giao tiếp với mọi người
Nhiều sinh viên giao tiếp với những người xung quanh một cách rất hồn nhiên, thiếu câu thưa gửi. Họ không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho phải lẽ. Hoặc khi được nhà trường tạo cơ hội mời chuyên gia về nói chuyện thì họ cũng mặc kệ. Không mấy bạn biết cách liên hệ, tạo mối quan hệ cho sau này.
2.3.1.2.Biết giao tiếp là cần thiết và quan trọng nhưng tâm lý luôn e ngại, dè dặt dặt
Ngoài việc không biết cách giao tiếp, các sinh viên còn gặp phải vấn đề ngại giao tiếp. Các bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ nhưng không tự tin trước đám đông. Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất kém,…Hoặc ngay khi có những điểm băn khoăn nhưng cũng không đứng lên hỏi thầy cô. Giao tiếp ở đây không chỉ gồm nghe và nói mà còn nhiều
17
kỹ năng khác. Làm sao các bạn có thể tự tin đi phỏng vấn, trình bày kế hoạch, dự định của mình? Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tin, diễn đạt và lắng nghe, thấu hiểu vấn đề.
2.3.1.3.Không biết được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Các bạn không ý thức được việc học kỹ năng giao tiếp quan trọng thế nào. Các bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ, không cần giỏi giao tiếp làm gì. Quả là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ lụy về sau. Việc chủ quan, coi thường dẫn tới không chú trọng trau dồi, nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng là điều tất yếu. Để rồi đến khi ra trường, đứng trước nhà tuyển dụng, hàng trăm ứng viên tiềm năng khác các bạn mới biết mình là ai và đang ở đâu. Để rồi đến khi đi làm các bạn mới biết tại sao đồng nghiệp thăng tiến nhanh đến thế,…
2.3.1.4.Không dành thời gian rèn luyện
Họ thích nằm nhà ngủ cả sáng thay vì tham gia một buổi ngoại khóa, hội thảo. Việc dành quá ít thời gian cho kỹ năng giao tiếp là không đủ. Đây là việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục.
Hình 1.5: Thời gian rèn luyện
18
2.3.2. Ưu điểm của kỹ năng giao tiếp