B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.3. Những lỗi thường mắc phải trong giao tiếp
2.3.3.1.Trang phục khi giao tiếp
Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.
Hình 1.6: Trang phục khi giao tiếp
19
2.3.3.2.Ngôn ngữ giao tiếp
Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp.
Hình 1.7: Ngôn ngữ giao tiếp
(Nguồn: Internet)
2.3.3.3.Tâm lý giao tiếp
Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.
Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo,
20
đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.
2.3.3.4.Thói quen ngại giao tiếp
Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, tạo thành rào cản giao tiếp. Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
2.3.4. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Trong công việc, bất kể bạn đảm nhận vị trí nào đi nữa thì hàng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người. Đó có thể là sếp của bạn, đồng nghiệp, khách hàng hay là đối tác. Có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người nghe. Bạn cũng sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý của mình. Điều này giúp tạo thiện cảm với người nghe. Khi họ có thiện cảm với bạn thì việc ký kết thành công hợp đồng hay đạt được thỏa thuận về vấn đề gì đó sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng. Khi đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ của bạn sẽ rộng mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi người cũng được nâng cao hơn. Những gì bạn nói ra cũng có trọng lượng hơn. Nhờ vậy con đường sự nghiệp của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.
21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua phần thực trạng của chương 2 nhóm tác giả đã nói lên được tầm quan trọng và những ưu nhược điểm việc giao tiếp của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng. Từ đó thấy được tầm quan trọng của giao tiếp.
22
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRONG VIỆC GIAO TIẾP TRỰC TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Dựa vào các phân tích thực trạng tại chương 2, từ kết quả nghiên cứu, quá trình tìm hiểu tài liệu từ Trung tâm học liệu, tham khảo các bài viết trên các trang thông tin điện tử, phỏng vấn một số sinh viên, quan sát lớp học, thực trạng giao tiếp trực tiếp của sinh viên tại ĐH TDM ngành Quản trị kinh doanh, nhóm tác giả cho rằng để nâng cao năng lực giao tiếp trực tiếp của sinh viên, nhà trường và giảng viên, nhóm tác giả có đề xuất các giải pháp sau:
3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp
Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện năng lực giao tiếp, nâng cao tính tích cực của sinh viên trong việc học tập và rèn luyện năng lực giao tiếp thông qua việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về năng lực giao tiếp cho sinh viên, tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên với những người thành đạt, với nhà tuyển dụng, tổ chức các kỳ thi về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tham gia, tổ chức các hoạt động tập thể.
Qua tìm hiểu và rút kinh nghiệm từ bản thân cũng những người xung quanh, nhóm tác giả đã nêu ra được một số việc sinh viên cần làm để tăng khả năng giao tiếp như:
Rèn luyện sự tự tin, một giọng nói dễ nghe, điều này phụ thuộc vào chính bản thân các bạn sinh viên, bạn cần tạo cho mình một sự tin có thể đứng trước đám đông mà bày tỏ quan điểm của mình, nếu bạn tự ti về vẻ bề ngoài của mình thì hãy cố gắng hoàn thiện vẻ ngoài của bản thân, bạn có thể thay đổi phong cách ăn mặc, một kiểu tóc phù hợp. Còn về giọng nói, hiện nay trên trang mạng youtube cũng có rất nhiều video để hướng dẫn giao tiếp sao cho thuyết phục người nghe, giọng nói nào phù hợp với câu chuyện. Và thứ duy nhất để làm bạn tự tin lên là bản thân chính bạn, bản thân bạn mới quyết định được sự tự tin của mình.
23
Tích cực tham gia các chương trình tập thể, nhà trường đã tạo ra rất nhiều câu lạc bộ như: câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ kỹ năng…Để có thể phù hợp với nhiều bạn sinh viên. Các bạn cần tìm cho mình câu lạc bộ phù hợp với tính cách của mình, tự tin để thể hiện tài năng cũng như kết thêm được nhiều bạn bè, kết bạn với nhiều người có khả năng giao tiếp tốt, từ đó học được cách giao tiếp và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.
Lắng nghe những lời góp ý và khắc phục đây là điều quan trọng vì người nghe mới biết bạn đang thiếu gì và cần gì. Ở môi trường đại học thì việc thuyết trình được phân bổ rộng rãi, thuyết trình giúp sinh viên thể hiện được nội dung bài học một cách gần gũi và sau những buổi thuyết trình thì sẽ có phần góp ý kiến của các bạn trong lớp và đặc biệt là giảng viên bộ môn, giảng viên là những người đi trước và họ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm nên hãy cố gắng lắng nghe và tiếp thu để khắc phục lỗi mình đang mắc phải.
3.2. Đẩy mạnh các kỹ năng giao tiếp vào các môn học
Nhà trường cần đưa môn Kỹ năng năng giao tiếp vào giảng dạy cho sinh viên tất cả các ngành học, bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, đặc biệt là các kỹ năng như biết quan sát, lắng nghe; tôn trọng người khác; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp...
3.3. Giảng viên cần thúc đẩy khả năng giao tiếp của sinh viên
Giảng viên cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy ở trên lớp thông qua việc tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy có tính tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với người học trong giờ học trên lớp; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót của sinh viên trong quá trình giao tiếp đúng mực ở trên lớp.
Xây dựng môi trường giao tiếp thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập và rèn luyện nâng cao năng lực giao tiếp như xây dựng và ban hành các quy định về văn hóa giao tiếp trong trường học; sự gương mẫu trong giao tiếp của giảng viên và đội ngũ viên chức trong trường.
24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tại chương 3, nghiên cứu đã trình bày các đề xuất và giải pháp trong việc giao tiếp và ứng xử trực tiếp của sinh viên trường ĐH TDM ngành QTKD.
Qua nghiên cứu nhóm nghiên cứu đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên, nhà trường, giảng viên và xây dựng môi trường giao tiếp và ứng xử thuận lợi cho sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện năng lực giao tiếp và ứng xử.
25
C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được 1. Kết quả đạt được
Đề tài “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp trong việc giao tiếp trực tiếp của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một ngành Quản trị kinh doanh”. đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là xác định được điểm mạnh, yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của sinh viên trường ĐH TDM chuyên ngành QTKD và đề ra các giải pháp khắc phục trong việc giao tiếp.
Nêu lên được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên và cộng đồng xã hội. Cần quan tâm, quán triệt từ tư duy cho đến hành động để đảm bảo một môi trường học tập, làm việc với nét đẹp đáng biểu dương.
Xây dựng và phát huy kỹ năng văn hóa giao tiếp là công cuộc chung của tất cả mọi thành viên trong nhà trường. Một sinh viên có ý thức cải thiện thôi là chưa đủ mà chúng ta phải cùng đồng lòng thay đổi một cách nghiêm túc thì mới thành công.
Qua bài tiểu luận và các giải pháp đề ra nhóm nghiên cứu mong rằng sẽ đem lại những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho những ai thật sự cần. Hãy sống một cách tích cực mỗi sinh viên cần không ngừng trao đổi vốn hiểu biết, trình độ kiến thức để dần dần hoàn thiện nhân cách của bản thân và cũng là để đóng góp chung vào việc xây dựng một xã hội nhân văn hơn.
2. Hướng phát triển của đề tài
Chúng ta có thể thấy kĩ năng giao tiếp quan trọng như nào cũng như áp dụng nó không khó vào cuộc sống. Mỗi chúng ta luôn phải lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn nhằm giúp mỗi bản thân trau dồi được nhiều điều bổ ích hơn. Còn nhiều đề tài về lĩnh vực này mong muốn các bạn sinh viên cùng khai thác và tiếp tục phát triển để ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế của nhân viên hành chính văn phòng trong tương lai.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đoàn Chí Thiện (2017). Nghiệp vụ thư ký và Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thông tin và truyền thông.
2. Chu Văn Đức (chủ biên) (2005). Giáo trình kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội. 3. Harvey Mackay (2010). Nghệ thuật giao tiếp xã hội, NXB Văn hóa thông tin.
4. Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Công Khanh (2000). Ấn tượng trong phút đầu giao tiếp, NXB Thanh Niên.
5. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) (2012). Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Trường Trung cấp Âu Việt.
6. Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam (2011). Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội.
7. Dale Carnegie (Nguyễn Hiến Lê dịch) (2002). Đắc nhân tâm bí quyết thành công, NXB Văn hóa thông tin.
8. Chiêm Trúc (2001). Đắc nhân tâm thuật ứng xử và thu phục lòng người, NXB Thanh Niên.
9. Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ (2015). Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần thơ, số 41, 61-70. 10. Nguyễn Phương Huyền (2012). Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức, Tạp chí Tâm lý học, số 1 (154), 1-2012.
Web tham khảo
1. https://www.tdmu.edu.vn/Gioi-thieu truy cập ngày 21/10/2021.
2.Bùi Thế Phan. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử của bạn, 11/2021, https://giaoducchuyennghiep.edu.vn/ky-nang-giao-tiep-va-ung-xu-cua-ban/, truy cập ngày 25/10/2021.
3.Đình Anh Vũ. Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp 11/2021, https://www.cet.edu.vn/ky-nang-giao-tiep, truy cập ngày 25/10/2021.
27
4.Bắc Nguyễn. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, 11/2021, https://kynanglamgiau.edu.vn/ky-nang-giao-tiep-ung-xu-va-tao-lap-moi-quan-he/ truy cập ngày 25/10/2021.
28
PHỤ LỤC
Nội dung Thời gian Ảnh minh chứng
1. 1. Thống nhất tên tiểu luận 15/10/2021 2. Nộp đề cương tiểu luận 22/10/2021 3.Nộp đề tài tiểu luận lần 1 28/10/2021