Ngành Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIAO TIẾP TRỰC TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.3. Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh với trình độ đào tạo là Đại học có thời gian đào tạo đối với cử nhân là 4 năm. Ngành này có tất cả là 141 tín chỉ và thuộc đơn vị quản lý của khoa quản lý công nghiệp.

Mục tiêu tổng quát:

Đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị và ý thức trách nhiệm xã hội, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực chuyên môn để thực hiện công việc kinh doanh, quản trị trong các lĩnh vực chức năng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển nghề nghiệp và bản thân trong bối cảnh hội nhập và phát triển của quốc gia.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh còn giúp sinh viên có kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp xã hội,…đáp ứng yêu cầu công việc và mục tiêu học tập suốt đời.

Mục tiêu cụ thể:

Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội để phục vụ phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân của người học.

15

Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng.

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh.

2.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường ĐH TDM chuyên ngành Quản trị

Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong xã hội hiện đại, thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên đang là vấn đề đáng lo ngại đối với sinh viên ĐH TDM nói chung và ngành QTKD nói riêng. Rất nhiều sinh viên không biết hoặc rất kém về kỹ năng giao tiếp, điều này khiến các bạn dù ra trường với tấm bằng giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm.

Theo Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Thị Ngọc Lẹ (2015) Ông cha ta cũng đã từng nói: “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp”. Đó là điều kiện mà các nhà tuyển dụng của các công ty muốn ứng cử viên phải có khả năng giao tiếp tốt. Và một phần là do sinh viên có tính nhút nhát, e dè trước đám đông, thiếu tự tin, hay tự ti về vẻ bề ngoài của mình từ đó dẫn đến việc giao tiếp không thuận lợi và hạn chế giao tiếp, và phần còn lại là do chương trình đào tạo vẫn còn hạn chế học phần giao tiếp, vì vậy sinh viên không được rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp nên tính năng động trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều sinh viên không biết cách bắt đầu một câu chuyện, ngại ngần phát biểu trước đám đông, lẩn tránh tiếp xúc với người lạ...Do đó dù sau này sinh viên có thể tốt với bằng loại giỏi thì cũng khó có khả năng thể hiện được cái thế mạnh của mình thông qua việc giao tiếp với các nhà tuyển dụng.

16

Qua những vấn đề đã nêu ở trên thì chúng ta thấy ngày nay vấn đề giao tiếp rất phổ biến ở mọi ngành nghề cho dù là ai, dù làm gì thì cũng cần biết cách giao tiếp, giao tiếp tốt giúp mình khẳng định được bản thân, giúp mình thể hiện được thế mạnh cũng như năng lực của mình, và giúp mình có thể kết giao được nhiều bạn bè và đồng nghiệp hơn.

2.3. Thực trạng của kỹ năng giao tiếp, và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với sinh viên hiện nay

2.3.1. Thực trạng kỹ giao tiếp của sinh viên hiện nay

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên hiện nay là một vấn đề đang hết sức lo ngại,và đang còn rất nhiều hạn chế. Đó là vấn đề lớn nói riêng với sinh viên Đại học Thủ Dầu Một và sinh viên toàn quốc nói chung. Theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có tới 83% sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng mềm, 37% không thể tìm được việc làm phù hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thiếu kỹ năng.

Rất nhiều hồ sơ được nộp đi nhưng không nhận được phản hồi do không đạt yêu cầu. Không ít học sinh dù tốt nghiệp bằng giỏi nhưng vẫn ôm bằng ngồi nhà. Số khác phải chấp nhận làm các công việc lao động chân tay để kiếm thêm thu nhập,…Đó là bởi sinh viên gặp phải các vấn đề về kỹ năng giao tiếp như:

2.3.1.1.Sinh viên không biết cách giao tiếp với mọi người

Nhiều sinh viên giao tiếp với những người xung quanh một cách rất hồn nhiên, thiếu câu thưa gửi. Họ không biết cách xưng hô với người trên, dưới sao cho phải lẽ. Hoặc khi được nhà trường tạo cơ hội mời chuyên gia về nói chuyện thì họ cũng mặc kệ. Không mấy bạn biết cách liên hệ, tạo mối quan hệ cho sau này.

2.3.1.2.Biết giao tiếp là cần thiết và quan trọng nhưng tâm lý luôn e ngại, dè dặt dặt

Ngoài việc không biết cách giao tiếp, các sinh viên còn gặp phải vấn đề ngại giao tiếp. Các bạn mải mê nói chuyện riêng trong giờ nhưng không tự tin trước đám đông. Do vậy, kỹ năng thuyết trình thường rất kém,…Hoặc ngay khi có những điểm băn khoăn nhưng cũng không đứng lên hỏi thầy cô. Giao tiếp ở đây không chỉ gồm nghe và nói mà còn nhiều

17

kỹ năng khác. Làm sao các bạn có thể tự tin đi phỏng vấn, trình bày kế hoạch, dự định của mình? Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự tin, diễn đạt và lắng nghe, thấu hiểu vấn đề.

2.3.1.3.Không biết được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Các bạn không ý thức được việc học kỹ năng giao tiếp quan trọng thế nào. Các bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ, không cần giỏi giao tiếp làm gì. Quả là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ lụy về sau. Việc chủ quan, coi thường dẫn tới không chú trọng trau dồi, nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng là điều tất yếu. Để rồi đến khi ra trường, đứng trước nhà tuyển dụng, hàng trăm ứng viên tiềm năng khác các bạn mới biết mình là ai và đang ở đâu. Để rồi đến khi đi làm các bạn mới biết tại sao đồng nghiệp thăng tiến nhanh đến thế,…

2.3.1.4.Không dành thời gian rèn luyện

Họ thích nằm nhà ngủ cả sáng thay vì tham gia một buổi ngoại khóa, hội thảo. Việc dành quá ít thời gian cho kỹ năng giao tiếp là không đủ. Đây là việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục.

Hình 1.5: Thời gian rèn luyện

18

2.3.2. Ưu điểm của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt thực sự có thể cải thiện khả năng lãnh đạo, giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện cũng như quản lý căng thẳng của bản thân....Giao tiếp hiệu quả giúp một cá nhân tự tin hơn, thể hiện cá tính và khả năng thu hút đám đông, khả năng kết nối. Đây cũng là những tiến bộ trong quá trình phát triển bản thân.

Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động. Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách.

2.3.3. Những lỗi thường mắc phải trong giao tiếp 2.3.3.1.Trang phục khi giao tiếp 2.3.3.1.Trang phục khi giao tiếp

Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.

Hình 1.6: Trang phục khi giao tiếp

19

2.3.3.2.Ngôn ngữ giao tiếp

Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp.

Hình 1.7: Ngôn ngữ giao tiếp

(Nguồn: Internet)

2.3.3.3.Tâm lý giao tiếp

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.

Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo,

20

đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.

2.3.3.4.Thói quen ngại giao tiếp

Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, tạo thành rào cản giao tiếp. Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

2.3.4. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Trong công việc, bất kể bạn đảm nhận vị trí nào đi nữa thì hàng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người. Đó có thể là sếp của bạn, đồng nghiệp, khách hàng hay là đối tác. Có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người nghe. Bạn cũng sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt ý của mình. Điều này giúp tạo thiện cảm với người nghe. Khi họ có thiện cảm với bạn thì việc ký kết thành công hợp đồng hay đạt được thỏa thuận về vấn đề gì đó sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Nắm vững kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng. Khi đó bạn sẽ kết nối thêm với nhiều bạn bè mới, mối quan hệ của bạn sẽ rộng mở. Vị thế của bạn trong mắt mọi người cũng được nâng cao hơn. Những gì bạn nói ra cũng có trọng lượng hơn. Nhờ vậy con đường sự nghiệp của bạn sẽ dần đạt được thành công như mong đợi.

21

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua phần thực trạng của chương 2 nhóm tác giả đã nói lên được tầm quan trọng và những ưu nhược điểm việc giao tiếp của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng. Từ đó thấy được tầm quan trọng của giao tiếp.

22

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRONG VIỆC GIAO TIẾP TRỰC TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Dựa vào các phân tích thực trạng tại chương 2, từ kết quả nghiên cứu, quá trình tìm hiểu tài liệu từ Trung tâm học liệu, tham khảo các bài viết trên các trang thông tin điện tử, phỏng vấn một số sinh viên, quan sát lớp học, thực trạng giao tiếp trực tiếp của sinh viên tại ĐH TDM ngành Quản trị kinh doanh, nhóm tác giả cho rằng để nâng cao năng lực giao tiếp trực tiếp của sinh viên, nhà trường và giảng viên, nhóm tác giả có đề xuất các giải pháp sau:

3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp

Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện năng lực giao tiếp, nâng cao tính tích cực của sinh viên trong việc học tập và rèn luyện năng lực giao tiếp thông qua việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về năng lực giao tiếp cho sinh viên, tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên với những người thành đạt, với nhà tuyển dụng, tổ chức các kỳ thi về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tham gia, tổ chức các hoạt động tập thể.

Qua tìm hiểu và rút kinh nghiệm từ bản thân cũng những người xung quanh, nhóm tác giả đã nêu ra được một số việc sinh viên cần làm để tăng khả năng giao tiếp như:

Rèn luyện sự tự tin, một giọng nói dễ nghe, điều này phụ thuộc vào chính bản thân các bạn sinh viên, bạn cần tạo cho mình một sự tin có thể đứng trước đám đông mà bày tỏ quan điểm của mình, nếu bạn tự ti về vẻ bề ngoài của mình thì hãy cố gắng hoàn thiện vẻ ngoài của bản thân, bạn có thể thay đổi phong cách ăn mặc, một kiểu tóc phù hợp. Còn về giọng nói, hiện nay trên trang mạng youtube cũng có rất nhiều video để hướng dẫn giao tiếp sao cho thuyết phục người nghe, giọng nói nào phù hợp với câu chuyện. Và thứ duy nhất để làm bạn tự tin lên là bản thân chính bạn, bản thân bạn mới quyết định được sự tự tin của mình.

23

Tích cực tham gia các chương trình tập thể, nhà trường đã tạo ra rất nhiều câu lạc bộ như: câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ kỹ năng…Để có thể phù hợp với nhiều bạn sinh viên. Các bạn cần tìm cho mình câu lạc bộ phù hợp với tính cách của mình, tự tin để thể hiện tài năng cũng như kết thêm được nhiều bạn bè, kết bạn với nhiều người có khả năng giao tiếp tốt, từ đó học được cách giao tiếp và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình.

Lắng nghe những lời góp ý và khắc phục đây là điều quan trọng vì người nghe mới biết bạn đang thiếu gì và cần gì. Ở môi trường đại học thì việc thuyết trình được phân bổ rộng rãi, thuyết trình giúp sinh viên thể hiện được nội dung bài học một cách gần gũi và sau những buổi thuyết trình thì sẽ có phần góp ý kiến của các bạn trong lớp và đặc biệt là giảng viên bộ môn, giảng viên là những người đi trước và họ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm nên hãy cố gắng lắng nghe và tiếp thu để khắc phục lỗi mình đang mắc phải.

3.2. Đẩy mạnh các kỹ năng giao tiếp vào các môn học

Nhà trường cần đưa môn Kỹ năng năng giao tiếp vào giảng dạy cho sinh viên tất cả các ngành học, bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, đặc biệt là các kỹ năng như biết quan sát, lắng nghe; tôn trọng người khác; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng giải quyết tình huống trong giao tiếp...

3.3. Giảng viên cần thúc đẩy khả năng giao tiếp của sinh viên

Giảng viên cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên trong quá trình giảng dạy ở trên lớp thông qua việc tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy có tính tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với người học trong giờ học trên lớp; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót của sinh viên trong quá trình giao tiếp đúng mực ở trên lớp.

Xây dựng môi trường giao tiếp thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập và rèn

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIAO TIẾP TRỰC TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)