Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú (Trang 25)

Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.2.Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.2.Một số tính trạng đặc trưng cho sức sinh sản của nái

2.3.2.1. Ngoại hình thể chất

Một trong những vấn đề lớn cần thiết của heo công nghiệp là sự cường tráng, khỏe mạnh,… phù hợp với tình trạng chuồng trại nuôi theo kiểu công nghiệp hiện đại. Hầu hết các tính trạng đều có thể xác định bằng sự đo lường một số tính trạng kinh tế khác có thể xác định bằng mắt. Ta có thể biết được các tính trạng tốt thể hiện qua ngoại hình như đôi chân cứng cáp, mắt linh hoạt, mông nở, bụng thon không xệ, đầu cổ vai ngực không khuyết tật, không lép phải cân đối, đặc biệt là cơ quan liên quan đến khả năng sinh sản. Từ đó giúp cho việc loại thải những con có ngoại hình xấu sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này và chọn những con có ngoại hình phù hợp với hướng sinh sản.

Theo Võ Văn Ninh (2002), việc chọn giống dựa vào ngoại hình thể chất phải căn cứ vào đặc điểm sau:

Đối với heo nái: phải dài đòn, đùi to, bốn chân vững, lông da bóng mượt, lanh lẹ, năng động, có từ 12 vú trở lên, khoảng cách giữa hai 2 hàng vú vừa phải, núm vú lộ rõ, không bị thụt, âm hộ phát triển bình thường.

Đối với heo nọc: chọn những con có 2 dịch hoàn đều nhau, cân bằng, không bị xệ hay thụt vào kênh háng, không quá bé, dịch hoàn lộ rõ, bốn chân vững chắc, đi trên ngón.

2.3.2.2. Tuổi phối giống lần đầu

Là ngày tuổi khi nái được phối lần đầu. Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào dòng, giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Heo có tuổi phối giống lần đầu sớm và sự phối giống đậu thai sẽ dẫn đến tuổi đẻ lứa đầu sớm, quay vòng nhanh, sẽ gia tăng được thời gian sử dụng heo nái.

Đối với heo hậu bị nên phối vào khoảng 12-36 giờ khi có biểu hiện động dục và 18-36 giờ đối với heo nái rạ. Theo Dourmad (2005), ở Pháp heo cái hậu bị được phối vào lúc 220-240 ngày với trọng lượng đạt từ 135-140 kg và độ dày mỡ lưng 15-16 mm cho năng suất sinh sản cao trong thời gian khai thác. Phần lớn heo nái được phối giống sau 1 hoặc 2 lần lên giống trước khi đạt trọng lượng phối (110-120 kg) thì số heo con đẻ ra ở lứa 1 sẽ cao.

Nên phối heo vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát, và lưu ý tránh thời điểm heo quá đói hoặc quá no.

2.3.2.3. Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu không những phụ thuộc vào các yếu tố giống qua tuổi thành thục sớm hay muộn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng. Heo có tuổi thành thục sớm nhưng không phát hiện kịp thời hoặc cho phối giống không đúng kỹ thuật, thức ăn dinh dưỡng kém, mắc các bệnh truyền nhiễm và sản khoa, chuồng trại không đảm bảo, sự quản lý không tốt trong thời gian mang thai… là những nguyên nhân làm mất cơ hội phối giống thành công 1-2 chu kỳ của nái hoặc làm bị hư thai, sảy thai càng làm kéo dài tuổi đẻ lứa đầu của heo nái.

Theo Nguyễn Hữu Danh và Lưu Kỷ (1996) thì cần bỏ qua chu kỳ động dục lần đầu tiên, không cho phối giống vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền nên cho nái ngoại và nái lai đẻ lứa đầu tiên lúc 12-14 tháng tuổi.

Đối với giống nái lai và nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi nhưng không quá 14 tháng tuổi. Thời gian mang thai của heo biến động rất ít, khoảng 114 ngày (113-116 ngày), do đó để có tuổi đẻ lứa đầu thấp cần rút ngắn thời gian chờ phối ở lứa đầu.

2.3.2.4. Số heo sơ sinh trên ổ

Là số heo còn sống sau 24 giờ kể từ khi nái sanh xong con cuối cùng.

Số heo sơ sinh trên ổ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở giai đoạn mang thai ở thời kỳ đầu và ở các giai đoạn sau đó đến khi sinh.

Tỷ lệ chết phôi biến động từ 17% (Dyck, 1974) và 25% (Whittemore, 1998), đến 46% (Marraable và Ashdow, 1997). Tổng số hao hụt 10% là do trứng không thụ

tinh, 45% là do không định vị được, 30% hao hụt trong giai đoạn sau và 15% chết khi sinh (Whittemore, 1998).

2.3.2.5. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Theo Lawrence Evans và ctv (1996) (trích dẫn từ cẩm Nang Chăn Nuôi Lợn Công Nghiệp, 2000) tỷ lệ heo chết lúc sơ sinh từ 6-8% là thông thường ở các trại chăn nuôi heo. Đây là các thai chết trước lúc sinh và trong khi đẻ. Tỷ lệ này tăng cùng với tuổi của nái, đặc biệt là sau lứa thứ 6.

Theo Fajerson (1992) (trích dẫn Trần Thị Hồng Gấm, 2005) khoảng 10% heo con hao hụt trong lúc sinh (trước và ngay sau khi sinh) và 18,5% heo hao hụt trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa. Trọng lượng heo con sơ sinh cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ heo con còn sống, heo có trọng lượng nhỏ hơn 800g thì hy vọng sống dưới 50%. Do đó, một trong những phương pháp gia tăng tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống là cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh.

Sự tương quan giữa trọng lượng heo con sơ sinh và tỷ lệ sống được trình bày qua bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tương quan giữa trọng lượng heo con sơ sinh và tỷ lệ sống

(Spicer, 1996)

2.3.2.6. Số con đẻ ra trên ổ

Số con đẻ ra trên ổ thể hiện tính đẻ sai của nái. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiểu di truyền, thời điểm lên giống, kỹ thuật phối giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng sau khi phối, mang thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi của nái… Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến chỉ tiêu số heo con đẻ ra trên ổ.

Hệ số di truyền của heo sơ sinh còn sống rất thấp (5 – 15%). Do đó, việc cải thiện điều kiện ngoại cảnh sẽ làm tăng số heo con sơ sinh còn sống trên ổ.

Theo Dyck và ctv (1980) (trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 2003), thì trong tháng đầu của thai kỳ, nếu nái có lượng thức ăn tiêu thụ nhiều hơn 1,5 kg/nái/ngày thì giảm tỉ lệ

xxvii

Trọng lượng heo con sơ sinh (kg) 0,45 0,68 0,90 1,14 1,36 1,59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phôi sống. Khi nái ăn 1,5 kg/nái/ngày thì có tỉ lệ phôi sống 82,8%, còn 3 kg/nái/ngày thì tỉ lệ phôi sống là 71,9%.

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), thời điểm phối giống quyết định tỉ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ là khoảng 12 đến 30 giờ sau khi heo hậu bị bắt đầu động dục và 18 đến 36 giờ ở heo nái rạ. Thông thường heo được phối 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 đến 14 giờ để tăng tỉ lệ đậu thai.

2.3.2.7. Trọng lượng heo con sơ sinh

Trọng lượng heo con sơ sinh phụ thuộc nhiều vào số con đẻ ra trên ổ và lứa đẻ, thường nái đẻ lứa đầu có trọng lượng heo con sơ sinh thấp hơn các lứa sau. Điều này có thể là do nái ở lần mang thai đầu tiên cơ thể còn đang phát triển nên ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng bào thai.

Sự liên quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ với trọng lượng heo con sơ sinh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Sự liên quan giữa số heo con đẻ ra trên ổ với trọng lượng heo con sơ sinh

Số heo đẻ ra trên ổ (con) Trọng lượng heo con sơ sinh (kg)

2 - 7 1,5

8 - 13 1,37

14 - 17 1,28

(Theo Spice, 1996)

Trọng lượng heo con toàn ổ phản ánh khả năng nuôi con và dưỡng thai của người chăn nuôi. Việc cân trọng lượng heo con sơ sinh là cần thiết để có kế hoạch chăm sóc cho từng con ngay từ đầu như cố định vú.

Tầm vóc heo nái có liên quan đến sự phát triển của bào thai. Thông thường bào thai chiếm khoảng 1/12 đến 1/14 khối lượng heo nái. Do đó cần phải chọn những nái có đủ trọng lượng kết hợp với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt để cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh.

Elsley và Shirlaw (1976) cho rằng để nâng cao trọng lượng heo con sơ sinh bằng cách tăng năng lượng tiêu thụ cho nái mang thai ở giai đoạn cuối. Theo Cromwell và ctv (1982), tăng thêm 1,36 kg thức ăn vào 23 ngày cuối thai kỳ và ghi nhận được trọng lượng heo con sơ sinh lớn hơn 50g so với heo con của nái không tăng lượng thức ăn (trích dẫn Phạm Minh Hiền, 2004).

2.3.2.8. Số heo con chọn nuôi trên ổ

Số heo con chọn nuôi trên ổ phụ thuộc vào số heo con đẻ ra trên ổ, trọng lượng heo con sơ sinh, sau khi loại bỏ những con yếu, dị tật và những con không đạt tiêu chuẩn về trọng lượng (<0,8 kg).

2.3.2.9. Số lứa đẻ của nái trên năm

Thông thường heo động dục sau cai sữa 3-5 ngày nhưng vẫn có những nái động dục rất chậm, gây lãng phí, giảm số lứa đẻ trong năm. Cũng có những nái động dục lúc còn nuôi con, cần theo dõi và phát hiện kịp thời thời điểm lên giống để tuyển chọn những nái có chu kỳ động dục đều đặn, loại thải những nái không đậu thai sau khi phối kỳ 2 (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

Để rút ngắn thời gian cho sữa cần tập cho heo con ăn sớm và cho heo con cai sữa ở 21-25 ngày tuổi, bên cạnh đó chăm sóc quản lý tốt giúp cho heo nái lên giống lại sớm sau khi cai sữa. Nhưng nếu cai sữa sớm trước 3 tuần có thể dẫn đến giảm số trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp (Evans, 1989), có thể làm cho chu kỳ của nái động dục chậm. Heo nái có biểu hiện động dục trở lại từ 4- 10 ngày sau cai sữa. Trong thời gian này, người trực tiếp chăm sóc heo phải quan sát heo kỹ để phối giống cho đúng thời điểm, nếu không thì phải chờ thêm một chu kỳ nữa gây tốn kém về thức ăn và công sức chăm sóc.

Theo Võ Văn Ninh (2002), cai sữa heo con sớm hơn 21 ngày khó làm cho nái động dục sớm và chu kỳ sinh sản cũng không cải thiện bao nhiêu nhưng lại tăng số heo còi cọc, khó nuôi, tăng giá thành sản xuất heo con.

Ở các lứa tuổi cai sữa heo con khác nhau thì thời gian lên giống lại của nái biến động như sau:

Bảng 2.12. Ảnh hưởng của tuổi cai sữa tới thời gian lên giống lại của nái

Tuổi cai sữa heo con (ngày) 10 7 - 14 26 - 35 > 35 Thời gian lên giống lại của nái sau

cai sữa (ngày) 14,7 11,7 6-7 9,5

(Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo – Võ Văn Ninh, 2002)

2.3.2.10. Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống bình quân

Trọng lượng heo con sơ sinh còn sống phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, tuổi của nái, số lứa đẻ, số thai trong tử cung càng nhiều thì trọng lượng heo sơ sinh càng giảm, nó còn phản ánh trình độ kỹ thuật chăn nuôi của nhà chăn nuôi và khả năng nuôi thai của nái.

2.3.2.11. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ (21 ngày tuổi)

Trọng lượng heo con 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của con nái, đặc điểm của giống, kỹ thuật chăm sóc nái nuôi con và heo con theo mẹ của người chăn nuôi. Ngoài ra, thức ăn và tuổi của nái cũng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa. Lứa đầu sản lượng sữa thường thấp, từ lứa thứ 2-4 khả năng tiết sữa cao nhất và giảm từ lứa thứ 6-7 (Vũ Đình Tồn và Trần Thị Thuận, 2005).

Sự tiết sữa ở heo nái không đồng đều suốt chu kỳ. Sản lượng sữa heo mẹ thường cao nhất là ở 21 ngày nuôi con, sau đó giảm dần. Lượng sữa của heo nái nhiều hay ít phụ thuộc vào tính di truyền và chế độ dinh dưỡng con nái. Trong thời gian nuôi con nếu nái ăn ít không đủ chất để sản xuất sữa làm cơ thể nái bị hao mòn, ảnh hưởng xấu đến chu kỳ động dục trở lại và sự tăng trọng của heo con. Do đó, người ta thường tập cho heo con ăn sớm để tránh khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ. Việc tập ăn giúp cho heo con biết ăn sớm, đồng thời cải thiện được trọng lượng heo con ở 21 ngày tuổi. Khi heo con 21 ngày tuổi đạt 5 đến 8 lần trọng lượng sơ sinh là đạt yêu cầu. (Cẩm Nang Chăn Nuôi Gia Súc – Gia Cầm, tập 1, 2000). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.13. Mục tiêu cần đạt khi nuôi heo con theo mẹ.

Chỉ tiêu Kém Trung bình Tốt

Tỷ lệ nuôi sống (%)* < 80 80 - 90 > 90 P cai sữa (kg/con)

3 tuần tuổi < 4,10 4,10 - 5,45 > 5,45 4 tuần tuổi < 5,00 5,00 - 7,27 > 7,27 5 tuần tuổi < 6,36 6,36 - 9,10 > 9,10 *: cai sữa ở 3 tuần tuổi.

(Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo – Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân – 1997)

Sự giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con là vấn đề cần được quan tâm. Mức giảm trọng của nái phụ thuộc vào lứa đẻ, số con trong lứa. Heo con cai sữa nuôi (50-60 ngày tuổi) cơ thể mẹ bị giảm trọng nhiều. Mức giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm như sau:

Bảng 2.14. Giảm trọng của nái khi không cai sữa heo con sớm

Lứa đẻ 1 2 3 4 5 6 7

Giảm trọng của nái (kg) 29 33 39 40 43 42 31 (Lê Thanh Hải và ctv, 1996)

Nhằm hạn chế sự giảm trọng của nái quá nhiều gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái ở lứa sau và trọng lượng heo con cai sữa, nhiều cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam tiến hành cai sữa cho heo con vào giai đoạn từ 21-28 ngày tuổi. Thực hiện cai sữa sớm sẽ tăng năng xuất sinh sản của heo mẹ thông qua tăng số lứa đẻ trên năm của heo nái và cũng có thể tăng được tốc độ sinh trưởng của heo con.

2.3.2.13. Giảm độ dày mỡ lưng của nái trong thời gian nuôi con

Song song với việc giảm trọng của nái là giảm độ dày mỡ lưng. Giảm trọng và giảm độ dày mỡ lưng là 2 chỉ tiêu phản ánh tương đối rõ nét khả năng tiết sữa nuôi con của nái.

Trong quá trình tiết sữa nuôi con, nguồn dinh dưỡng từ thức ăn không đủ so với nhu cầu tiết sữa nuôi con. Nái phải lấy nguồn năng lượng từ lớp mỡ lưng dưới da và các mô. Nguồn dinh dưỡng từ thức ăn càng thiếu, năng lượng dự trữ bị tiêu hao càng nhiều.

Theo Eimssen và ctv (2000) (Trần Thị Dân, 2000), nếu không cân bằng lượng thức ăn ăn vào sẽ là yếu tố hàng đầu cho sự mất bề dày mỡ lưng và sự giảm trọng. Kết quả là nái có thể bị loại thải sớm do giảm thời gian khai thác và giảm khả năng sinh sản.

Theo công ty Cargill (trích dẫn của Trần Thị Dân, 2003), tình trạng mập ốm của nái được đánh giá khi đo độ dày mỡ lưng như sau:

Bảng 2.15. Tình trạng mập ốm của nái khi đo độ dày mỡ lưng

Dày mỡ lưng (mm) Tình trạng của nái

< 15 Gầy cồm

15 - 18 Ốm

18 - 20 Lý tưởng

20 - 30 Mập

> 30 Quá mập

2.3.3. Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh- Bại liệt sau khi sinh - Bại liệt sau khi sinh

Sau thời kỳ sinh đẻ là thời kỳ hậu sản, thú cái thường có triệu chứng không thể đứng dậy được, tình trạng bệnh lý này gọi là bại liệt sau khi sinh, nguyên nhân do:

+ Các cơn rặn đẻ kéo dài, sự co thắt tử cung quá mãnh liệt, do sự can thiệp không cần thiết của con người như kéo thai.

+ Gia súc cái bị bại liệt từ lúc có mang kéo dài đến khi sinh.

+ Thai quá lớn, dây chằng đường sinh dục bị giãn, các cơ mông, cơ âm đạo nhão.

+ Heo thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu vitamin D, thiếu calcium và phospho.

- Hội chứng MMA (Mastitis, Metritis, Agalactia)

Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa là hội chứng do tác động đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng và nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng chính (có thể kết hợp với nhau hay riêng lẻ). Nguyên nhân do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do cơ thể học: cơ thể bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho việc viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang dẫn đến lây lan qua các cơ quan khác.

+ Do sinh lý học: các thay đổi sinh lý vào cuối thời kỳ mang thai, do thai qua

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú (Trang 25)