Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú (Trang 32 - 33)

Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.3.Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.3.Một số bệnh thường gặp trên nái sau khi sinh

- Bại liệt sau khi sinh

Sau thời kỳ sinh đẻ là thời kỳ hậu sản, thú cái thường có triệu chứng không thể đứng dậy được, tình trạng bệnh lý này gọi là bại liệt sau khi sinh, nguyên nhân do:

+ Các cơn rặn đẻ kéo dài, sự co thắt tử cung quá mãnh liệt, do sự can thiệp không cần thiết của con người như kéo thai.

+ Gia súc cái bị bại liệt từ lúc có mang kéo dài đến khi sinh.

+ Thai quá lớn, dây chằng đường sinh dục bị giãn, các cơ mông, cơ âm đạo nhão.

+ Heo thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu vitamin D, thiếu calcium và phospho.

- Hội chứng MMA (Mastitis, Metritis, Agalactia)

Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa là hội chứng do tác động đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng và nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng chính (có thể kết hợp với nhau hay riêng lẻ). Nguyên nhân do:

+ Do cơ thể học: cơ thể bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho việc viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang dẫn đến lây lan qua các cơ quan khác.

+ Do sinh lý học: các thay đổi sinh lý vào cuối thời kỳ mang thai, do thai qua lớn có thể chèn ép làm giảm nhu động ruột và gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Thời kỳ sinh đẻ trở ngại hoặc quá lâu thường dẫn tới MMA.

+ Do vi khuẩn cơ hội: Streptococci, Proteus, Pseudomonas, Staphylococci,…

+ Thức ăn, nước uống: không cung cấp đầy đủ và không đảm bảo vệ sinh.

Thông thường nái có biểu hiện sau: 12-18 giờ sau khi đẻ, bỏ ăn, sốt hơn 39oC, táo bón hay nằm sấp, viêm tử cung, dịch trắng chảy từ âm hộ, âm đạo, viêm vú, bầu vú xung huyết, dần dần cứng, mất sữa.

- Viêm tử cung

+ Sau khi sinh, tử cung thường bị viêm do sự can thiệp, đẻ khó và nhiễm vật lạ vào tử cung, sự suy nhược của thú mẹ, sự căng thẳng do sinh đẻ, sẩy thai, đẻ khó, sót nhau.

+ Nái có biểu hiện triệu chứng toàn thân suy nhược, thân nhiệt tăng, tử cung co teo lại chậm, thành tử cung viêm nặng, dễ rách, chảy các tiết vật, chảy các tiết chất rất hôi thối, dịch có màu trắng xám có lẫn máu hay tế bào.

- Viêm âm đạo

Màng niêm mạc âm đạo và âm hộ thường bị tổn thương sau khi sinh, nhất là những heo đẻ lứa đầu hay do bộ phận sinh dục có kích thước nhỏ hơn bình thường. Nguyên nhân do:

+ Trong giai đoạn sinh, do sự can thiệp bên ngoài hay đẻ khó làm tổn thương lớp niêm mạc tử cung như rách, trầy,…

+ Sa âm đạo sau khi sinh.

+ Do nhiễm các chất dơ từ bên ngoài như phân từ hậu môn dính vào. + Ung thư âm đạo, âm đạo có hạt bội triển.

(Nguyễn Văn Thành, 2004)

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú (Trang 32 - 33)