1 6,02 2,82 2 0,00 0,00 3 1,00 0,95 4 3,80 1,72 5 6,20 2,81 6 9,50 4,30 7 11,60 5,20 8 15,20 6,88 >= 9 21,50 9,74
- Độ dày mỡ lưng ở 3 ngày sau khi sinh: là độ dày mỡ lưng đo được ở 3 ngày sau khi sinh.
- Mức giảm dày mỡ lưng
Mức giảm dày mỡ lưng = DML3 - DLM21
DML3: dày mỡ lưng ở 3 ngày sau khi sinh. DML21: dày mỡ lưng ở 21 ngày sau khi sinh.0
3.4.5. Tỷ lệ bệnh
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) (%)
Tổng số ngày con tiêu chảy
TLNCTC = x 100 Tổng số ngày con nuôi
- Tỷ lệ triệu chứng bệnh từng loại trên nái sinh sản (TLBTL) (%)
Số nái có triệu chứng bệnh của từng bệnh
TLBTL = x 100 Số nái theo dõi
- Tỷ lệ tính chung cho các loại triệu chứng bệnh (TLBTC) (%)
Tổng số nái có triệu chứng bệnh các loại
TLBTC = x 100 Số nái khảo sát x Số bệnh khảo sát
3.4.6. Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái
- Xếp hạng các nhóm giống theo số heo con cai sữa/nái/năm
Số con cai sữa/nái/năm = Số con cai sữa/lứa x Số lứa/nái/năm.
- Xếp hạng các nhóm giống theo trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh/nái/năm.
Để xếp hạng các nhóm giống chúng tôi dựa vào kết quả tổng trọng lượng heo con cai sữa sản xuất của nái/năm được tính theo công thức:
Tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh sản xuất của nái/năm (kg/nái/năm) = Trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh/lứa (kg/ổ) x Số lứa/nái/năm.
- Xếp hạng các nhóm giống theo chỉ số sinh sản (SPI): áp dụng công thức sau để tính:
SPI = 100 + 6,5( L – L ) + 2,2 ( W - W)
L : số heo con sơ sinh sống hiệu chỉnh của nái (con/ổ).
L: số heo con sơ sinh sống hiệu chỉnh trung bình của nhóm tương đồng (con/ổ). W: trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi của nái (kg/ổ).
W: trọng lượng cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về chuẩn 21 ngày tuổi trung bình của nhóm tương đồng (kg/ổ).
- Xếp hạng các cá thể nái theo chỉ số sinh sản: dựa vào chỉ số sinh sản của mỗi cá thể nái để xếp hạng.
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu được thu thập cho từng nái và từng nhóm giống.
- Xử lý thống kê theo phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21 for Windows. xxxix
- Sử dụng trắc nghiệm F với các tính trạng số lượng vàχ2 đối với các tỉ lệ.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỶ LỆ HEO NÁI CỦA CÁC GIỐNG HEO KHẢO SÁTBảng 4.1. Tỷ lệ heo khảo sát Bảng 4.1. Tỷ lệ heo khảo sát
Giống Số nái được khảo sát (con) Tỷ lệ heo nái khảo sát (%)
YY 43 21,29 LL 44 21,78 LY 68 33,66 YL 17 8,42 DY 10 4,95 DL 20 9,90
Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Xuân Phú, chúng tôi đã khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống với số lượng và tỷ lệ được trình bày ở bảng 4.1.
Qua bảng 4.1, chúng tôi thấy tỷ lệ khảo sát cao nhất ở nhóm giống LY là 33,66%, kế đến là giống LL: 21,78%, YY: 21,29%, DL: 9,90%, YL: 8,42%, và thấp nhất là giống DY: 4,95%. 4.2. NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT Bảng 4.2. Điểm ngoại hình thể chất Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,84 Χ (điểm) 88,70 88,27 88,54 88,06 89,10 89,15 88,56 SD (điểm) 3,17 2,54 3,41 2,70 2,03 2,64 2,98 CV (%) 3,57 2,87 3,85 3,07 2,27 2,96 3,36
Qua bảng 4.2, chúng tôi thấy điểm ngoại hình thể chất trung bình của các nhóm giống là 88,56 điểm. Nhóm có điểm ngoại hình thể chất trung bình cao nhất là nhóm giống DL: 89,15 điểm; kế đến là nhóm giống DY: 89,10 điểm; YY: 88,70 điểm; LY: 88,54 điểm; LL: 88,27 điểm; thấp nhất là nhóm YL: 88,06 điểm.
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy có sự khác biệt về ngoại hình thể chất giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Qua bảng 4.3, chúng tôi thấy:
- Đặc cấp có 198 nái chiếm 98,02%. - Cấp I có 4 nái chiếm 1,98%.
Như vậy, đàn nái sinh sản mà chúng tôi khảo sát có ngoại hình thể chất tốt và khá đồng đều nhau giữa các cá thể trong một nhóm và giữa các nhóm giống. Đủ tiêu chuẩn về ngoại hình thể chất theo qui định của nhà nước.
Bảng 4.3. Kết quả xếp cấp ngoại hình thể chấtNhóm giống Đặc cấp: 85 - 100 Cấp I: 70 - 84 Tính chung Nhóm giống Đặc cấp: 85 - 100 Cấp I: 70 - 84 Tính chung YY Con 42 1 43 % 97,67 2,33 100 LL Con 44 0 44 % 100 0 100 LY Con 65 3 68 % 95,59 4,41 100 YL Con 17 0 17 % 100 0 100 DY Con% 10010 00 10010 DL Con 20 0 20 % 100 0 100 Tính chung Con 198 4 202 % 98,02 1,98 100
4.3. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ CỦA NÁI 4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu
Bảng 4.4. Tuổi phối giống lần đầu
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,00 Χ (ngày) 278,40b 275,05b 270,71b 265,24b 237,10a 294,30c 273,17 SD (ngày) 15,02 17,00 17,05 16,14 14,44 22,52 21,08 CV (%) 5,39 6,18 6,30 6,09 6,09 7,65 7,72
Qua bảng 4.4 cho chúng ta thấy tuổi phối giống lần đầu trung bình tính chung cho các nhóm giống là 273,17 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu sớm nhất là nhóm giống DY: 237,1 ngày; kế đến là nhóm giống YL: 265,24 ngày; LY: 270,71 ngày; LL: 275,05 ngày; YY: 278,4 ngày; trễ nhất là nhóm giống DL: 294,30 ngày. Qua xử lý thống kê, chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa các nhóm giống là rất có ý nghĩa với P < 0,001.
Theo Nguyễn Văn Đức (2006) khảo sát tại trại heo Phước Tân III, Long Thành, Đồng Nai có tuổi phối giống lần đầu là 261,26 ngày, của Phan Thúy Hằng (2006) tại trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau có tuổi phối giống lần đầu là 252,1 ngày đều thấp hơn kết quả chúng tôi khảo sát được.
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của đàn heo nái tại trại muộn hơn so với một số trại khác, chứng tỏ đàn nái được nuôi dưỡng kỹ hơn do bỏ qua một hoặc hai chu kỳ lên giống đầu tiên nhằm tạo điều kiện cho cơ thể nái phát triển hoàn chỉnh hơn.
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Bảng 4.5. Tuổi đẻ lứa đầu
Nhóm giống TSTK
YY LL LY YL DY DL Tính
n (nái) 43 44 68 17 10 20 202
0,00
Χ (ngày) 399,67c 395,91c 390,74bc 383,47b 352,30a 414,10d 393,56
SD (ngày) 8,43 12,97 13,16 11,14 10,58 18,64 17,42
CV (%) 2,11 3,28 3,37 2,91 3,00 4,50 4,43
Tuổi đẻ lứa đầu liên quan tới thời gian phối giống lần đầu tiên, sự đậu thai, và thai phát triển bình thường. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng nái được nhiều hơn.
Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy tuổi đẻ lứa đầu trung bình của quần thể nái là 393,56 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu sớm nhất là nhóm giống DY: 352,3 ngày, trể nhất là nhóm giống DL: 414,1 ngày.
Tuổi đẻ lứa đầu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: DY (352,3 ngày) < YL (383,47 ngày) < LY (390,74 ngày) < LL (395,91 ngày) < YY (399,67 ngày) < DL (414,1 ngày).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm giống nái là rất có ý nghĩa với P < 0,001.
Theo Lê Thị Bé Riêng (2006) khảo sát tại trại heo giống cao sản Kim Long có tuổi đẻ lứa đầu là 364 ngày, của Trần Thị Thuyền (2006) tại trại chăn nuôi heo Tân Trung – Củ Chi có tuổi đẻ lứa đầu là 359 ngày, thấp hơn kết quả chúng tôi khảo sát được là 393,56 ngày. Kết quả cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của đàn heo nái các nhóm giống ở xí nghiệp tuy có trể hơn so với tuổi đẻ lứa đầu của heo nái ở một số trại trên nhưng khá phù hợp với tuổi đẻ lứa đầu (tuổi đẻ mong muốn là từ 12 – 14 tháng, theo Trần Hữu Danh và Lưu Kỷ, 1996).
4.3.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Bảng 4.6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 41 40 61 16 10 20 188 0,51 xliii
Χ (ngày) 163,65 169,23 168,19 168,09 154,42 172,55 167,14 SD (ngày) 27,09 31,78 25,29 23,56 8,91 22,22 26,21 CV (%) 16,55 18,78 15,04 14,02 5,77 12,88 15,68
Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình của các nhóm giống là 167,14 ngày. Nhóm giống có khoảng cách giữa hai lứa đẻ thấp nhất là nhóm DY với 154,42 ngày và cao nhất là DL với 172,55 ngày.
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Lại Thị Thùy Dương (2006) khảo sát cùng xí nghiệp, của Phan Thúy Hằng (2006) tại trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau có khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 173,31 ngày và 194,47 ngày, cao hơn so với kết quả chúng tôi khảo sát là 167,14 ngày.
4.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm
Bảng 4.7. Số lứa đẻ của nái trên năm
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 41 40 61 16 10 20 188 0,33 Χ (lứa/nái/năm) 2,27 2,19 2,21 2,21 2,37 2,15 2,22 SD(lứa/nái/năm) 0,27 0,37 0,27 0,29 0,14 0,25 0,29 CV (%) 12,02 17,10 12,32 13,25 5,72 11,79 13,20
Qua bảng cho thấy số lứa đẻ của nái trên năm bình quân tính chung cho các nhóm giống là 2,22 lứa/nái/năm.
Nhóm giống có số lứa đẻ của nái trên năm cao nhất là nhóm DY (2,37 lứa/nái/năm); kế đến YY (2,27 lứa/nái/năm); LY, YL (2,21 lứa/nái/năm); LL (2,19 lứa/nái/năm) và thấp nhất là nhóm DL (2,14 lứa/nái/năm).
Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số lứa đẻ của nái trên năm của các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Nguyễn Văn Đức (2006) khảo sát tại trại heo Phước Tân III, Long Thành có số lứa đẻ của nái trên năm là 2,46 lứa/nái/năm, của Lê Thị Bé Riêng (2006) khảo
sát tại trại Kim Long có số lứa đẻ của nái trên năm là 2,43 lứa/nái/năm, đều cao hơn kết quả chúng tôi ghi nhận được là 2,22 lứa/nái/năm.
4.4. CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI 4.4.1. Số heo con đẻ ra trên ổ 4.4.1. Số heo con đẻ ra trên ổ
Bảng 4.8. Số heo con đẻ ra trên ổ
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,49 Χ (con/ổ) 9,89 9,86 9,31 10,12 11,30 10,10 9,80 SD (con/ổ) 2,96 3,40 3,28 3,16 2,11 2,43 3,11 CV (%) 29,97 34,47 35,23 31,23 18,68 24,02 31,72
Qua bảng 4.8 cho thấy số heo con đẻ ra trên ổ trung bình tính chung cho các nhóm giống là 9,8 con/ổ.
Nhóm giống có số heo con đẻ ra trên ổ cao nhất là nhóm giống DY với 11,3 con/ổ và thấp nhất là nhóm giống LY với 9,31 con/ổ.
Số heo con đẻ ra trên ổ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: LY (9,31 con/ổ) < LL (9,86 con/ổ) < YY (9,89 con/ổ) < DL (10,1 con/ổ) < YL (10,12 con/ổ) < DY (11,3 con/ổ).
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Trần Thị Thuyền (2006) khảo sát tại trại Tân Trung – Củ Chi có số heo con đẻ ra trên ổ là 9,33 con/ổ, thấp hơn kết quả chúng tôi khảo sát.
Theo Đinh Thị Phượng (2006) khảo sát tại trại Tâm Thư, Đà Lạt có số heo con đẻ ra trên ổ là 10,99 con/ổ, cao hơn ghi nhận của chúng tôi là 9,8 con/ổ.
4.4.2. Số heo con sơ sinh còn sống
Bảng 4.9. Số heo con sơ sinh còn sống
Nhóm giống TSTK
YY LL LY YL DY DL Tính
chung P
n (nái) 43 44 68 17 10 20 202
0,27
Χ (con/ổ) 8,77 9,09 8,78 9,59 11,10 8,80 9,03 SD (con/ổ) 2,93 2,99 3,16 3,22 1,91 2,35 2,97 CV (%) 33,38 32,86 36,01 33,61 17,22 26,74 32,90
Qua bảng 4.9 cho thấy số heo con sơ sinh còn sống trung bình là 9,03 con/ổ. Nhóm giống có số heo con sơ sinh còn sống cao nhất là nhóm giống DY với 11,1 con/ổ và thấp nhất là nhóm giống YY với 8,77 con/ổ.
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Phan Thúy Hằng (2006) khảo sát tại trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau có số heo con sơ sinh còn sống trung bình là 9,51 con/ổ, của Lại Thị Thùy Dương (2006) khảo sát cùng xí nghiệp có số heo con sơ sinh còn sống trung bình là 9,63 con/ổ, cả hai đều cao hơn kết quả chúng tôi khảo sát là 9,03 con/ổ.
4.4.3. Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh
Bảng 4.10. Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,21 Χ (con/ổ) 9,51 9,66 9,22 9,91 11,93 9,42 9,59 SD (con/ổ) 3,07 3,34 3,13 3,18 1,79 2,37 3,07 CV (%) 32,33 34,59 33,95 32,06 14,97 25,17 32,04
Qua bảng 4.10 cho thấy số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh trung bình tính chung của quần thể là 9,59 con/ổ. Nhóm giống có số heo con sơ sinh còn sống đã
hiệu chỉnh trung bình cao nhất là nhóm giống DY với 11,93 con/ổ, thấp nhất là nhóm giống LY với 9,22 con/ổ.
Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh của các nhóm giống được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: DY (11,93 con/ổ) > YL (9,91 con/ổ) > LL (9,66 con/ổ) > YY (9,51 con/ổ) > DL (9,42 con/ổ) > LY (9,22 con/ổ).
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt về số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh của các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. Tuy vậy, sự khác biệt về chỉ tiêu này trong nội bộ các nhóm giống là tương đối cao. Hệ số biến dị của các nhóm giống biến động từ nhóm thấp nhất là YD với 14,97% đến nhóm giống cao nhất là LL với 34,59%, với trung bình tính chung của các nhóm giống là 32,12%. Kết quả này cho thấy các heo ở tại chưa đồng đều nhau về khả năng đậu thai cũng như nuôi thai.
Theo Phan Thúy Hằng (2006) khảo sát tại trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau có số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh là 10,23 con/ổ, của Lại Thị Thùy Dương (2006) khảo sát cùng trại có số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh là 10,12 con/ổ, cả hai đều cao hơn kết quả chúng tôi khảo sát là 9,59 con/ổ.
4.4.4. Số heo con chọn nuôi trên ổ
Bảng 4.11. Số heo con chọn nuôi trên ổ
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,80 Χ (con/ổ) 8,12 8,18 8,16 8,65 9,40 8,10 8,25 SD (con/ổ) 2,80 2,72 3,04 2,94 1,90 2,05 2,76 CV (%) 34,45 33,27 37,25 33,95 20,18 25,30 33,48
Qua bảng 4.11 cho thấy số heo con chọn nuôi trên ổ trung bình của các nhóm giống là 8,25 con/ổ.
Nhóm giống có số heo con chọn nuôi trên ổ cao nhất là nhóm giống DY với 9,4 con/ổ và thấp nhất là nhóm giống DL với 8,1 con/ổ.
Số heo con chọn nuôi trên ổ của các nhóm giống được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau: DL (8,1 con/ổ) < YY (8,12 con/ổ) < LY (8,16 con/ổ) < LL (8,18 con/ổ) < YL (8,65 con/ổ) < DY (9,4 con/ổ).
Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy sự khác biệt về số heo con chọn nuôi trên ổ giữa các nhóm giống là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Theo Lê Thị Bé Riêng (2006) khảo sát tại trại Kim Long có số heo con chọn nuôi là 9,71 con/ổ, của Đinh Thị Phượng (2006) khảo sát tại trại Tâm Thư, Lâm Đồng có số heo con chọn nuôi là 10,14 con/ổ, cao hơn kết quả chúng tôi ghi nhận là 8,25 con/ổ.
4.4.5. Số heo con giao nuôi
Bảng 4.12. Số heo con giao nuôi
Nhóm giống TSTK YY LL LY YL DY DL Tính chung P n (nái) 43 44 68 17 10 20 202 0,73 Χ (con/ổ) 8,91 8,64 8,69 8,82 9,50 8,45 8,75 SD (con/ổ) 1,86 1,60 1,83 2,22 1,78 1,85 1,81 CV (%) 20,91 18,53 21,06 25,10 18,73 21,88 20,73
Qua bảng 4.12 cho thấy số con giao nuôi trung bình của các nhóm giống là 8,75 con/ổ. Nhóm giống có số heo con giao nuôi cao nhất là nhóm giống DY với 9,5 con/ổ và thấp nhất là nhóm giống DL với 8,45 con/ổ.