Vị trí, vai trò của ASEAN trong cấu trúc quyền lực Châu Á– Thái Bình Dương 1 Vị trí địa – chiến lược của ASEAN

Một phần của tài liệu Đề cương môn Quan hệ Quốc tế (Trang 27 - 28)

1. Vị trí địa – chiến lược của ASEAN

- ASEAN bao gồm 10 trong số 11 quốc gia ở Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore. Còn lại trường hợp Đông Timo hiện đang là quan sát viên của ASEAN.

- Tổng diện tích khoảng 4,7 triệu km2, dân số khoảng 651 triệu dân, chiếm khoảng 8,59% dân số thế giới (2017). Ngoại trừ Lào là quốc gia không có biển, còn lại các quốc gia khác đều là quốc gia ven biển hoặc quốc gia hải đảo, tiếp xúc với biển Đông, TBD hoặc Ấn Độ dương. Lợi thế địa lý của Đông Nam Á tạo thuận lợi, đồng thời cũng đưa lại nhiều thách thức cho các quốc gia trong khu vực xây dựng chính sách phát triển quốc gia và hội nhập quốc tế.

- Đông Nam Á án ngữ vị trí vô cùng quan trọng với hệ thống cảng biển, eo biển và đường hàng hải thuận tiện nhất từ Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khu vực này được đánh giá là “Địa Trung Hải của châu Á” bởi liên quan đến những tuyến đường giao thương chủ chốt toàn cầu. Giá trị chiến lược của khu vực mang tầm quốc tế còn được đánh giá bởi hệ thống cảng biển, eo biển, quần đảo, cao nguyên, ...

=> Do vậy, Đông Nam Á trở thành địa bàn giành giật ảnh hưởng của nhiều nước lớn từ rất sớm. Ngày nay, Đông Nam Á tiếp tục là nơi thể hiện các mưu đồ chính trị và cạnh tranh quyền lực của các cường quốc trong thế kỷ XXI.

2.1. Tính chính danh của ASEAN tại Châu Á – Thái Bình Dương

- Từ một Hiệp hội gồm 5 quốc gia ra đời trong bối cảnh đối đầu của Chiến tranh lạnh, ASEAN đã phát triển, mở rộng thành viên và trở thành một Cộng đồng gắn kết của 10 quốc gia Đông Nam Á. Từ một khu vực nhiều xung đột, căng thẳng, Đông Nam Á đã trở thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển với vai trò gắn kết và thúc đẩy hợp tác của ASEAN. Từ các quốc gia đa dạng và khác biệt về nhiều mặt, 10 nước Đông Nam Á đã trở thành thành viên của Cộng đồng ASEAN thống nhất, trong đó thói quen đối thoại, đồng thuận, hợp tác cùng xử lý các vấn đề chung của khu vực ngày càng được củng cố.

- Tính chính danh còn được thể hiện ở nỗ lực xây dựng tư cách pháp nhân của ASEAN - xây dựng Hiến chương ASEAN. Hiến chương có 3 tác động chính đối với tổ chức là: (1) trao cho ASEAN tư cách pháp nhân; (2) phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia và các cơ quan trong hộ máy ASEAN và thiết lập được cơ chế bảo đảm thực thi; (3) nâng cao vị thế của ASEAN như một tổ chức có uy tín ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiến chương cũng bổ sung một số mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN, điều chỉnh một số phương thức hoạt động, tạo thêm một số cơ quan mới trong tổ chức bộ máy nên hợp tác ASEAN sẽ rộng hơn và chặt chẽ hơn.

2.2. Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương

- Đối tác kinh tế không thể thiếu của các nước lớn và các tổ chức quốc tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương;

- Các cơ chế ARF, ADMM+, ASEAN+, Shangri-La…đóng vai trò là bộ khung để xây dựng cấu trúc an ninh khu vực và liên khu vực

- Trách nhiệm của ASEAN đối với việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông

2.3. Tổ chức có khả năng kết nối các quốc gia lớn - nhỏ trong khu vực tại châu Á – Thái Bình Dương

- Khả năng giải quyết những vấn đề xuyên quốc gia;

- Sự phối hợp thông tin, chính sách và hành động cấp khu vực; - Tính trung lập của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực - ASEAN hạn chế sự áp đặt của các nước lớn trong vấn đề khu vực.

Một phần của tài liệu Đề cương môn Quan hệ Quốc tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w