hình hợp tác Asean tại khu vực
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập Asean
Chặng đường xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng trùng với thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XII. Đại hội Đảng đã khẳng định ASEAN là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chúng ta luôn xác định vận mệnh của Việt Nam gắn liền với vận mệnh chung của ASEAN. ASEAN là nhịp cầu đưa Việt Nam tới khu vực và quốc tế, góp phần tạo lập vị thế của ta như ngày hôm nay, là nơi để ta thể hiện lập trường và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với những vấn đề quan tâm của ta.
Tích cực triển khai và lồng ghép Tầm nhìn ASEAN vào các chương trình hành động cụ thể của các Bộ, ban ngành, địa phương cả nước về hội nhập quốc tế. Trong đó, cần đầu tư thích đáng về nguồn lực và thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn bó, gần gũi với mỗi người dân và doanh nghiệp.
2. Xây dựng chiến lược hội nhập
Chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới, có tính khả thi, nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết nội khối ASEAN cũng như mở rộng quan hệ đối ngoại và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang định hình.
Tích cực cùng ASEAN chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp trong nội khối cũng như các thách thức khu vực và toàn cầu, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, nhằm duy trì sức sống, giá trị cũng như góp phần nâng cao vị thế của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới.
Có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàng đầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất và gắn kết.
3. Phát huy các nguồn lực
Từ góc độ quốc gia, Việt Nam phải luôn nỗ lực đóng góp vào thành công chung của ASEAN, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách, tạo dấu ấn hình ảnh một thành viên có uy tín, chủ động, năng động và trách nhiệm trong ngôi nhà chung Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam cần có kế hoạch phân bổ nguồn lực tài chính và kỹ thuật để thực hiện các cam kết, sáng kiến của Việt Nam trong ASEAN nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Việt Nam.
4. Nâng cao sức cạnh tranh
Ta cần có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt nội bộ nhất là nâng cao nhận thức về ASEAN cũng như tầm quan trọng của việc Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN để có sự quan tâm và đầu tư nguồn lực thích đáng; Chủ động đề xuất các sáng kiến, dự án có giá trị và khả thi; tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN; thường xuyên ra soát, điều chỉnh các quy định trong nước để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết của ASEA
CÂU 12
Những thuận lợi và khó khăn của ASEAN trong việc định hình vai trò trung tâm cấu trúc quyền lực của Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Theo đồng chí Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy ASEAN trong vai trò đó?
Trả lời : I. Khái niệm
- Cấu trúc quyền lực khu vực:
Khái niệm: Cấu trúc quyền lực khu vực được hiểu là hình thái quan hệ quốc tế trong
một khu vực nhất định, bao gồm các quốc gia, các tổ chức khu vực đấu tranh và hợp tác với nhau trên các lĩnh vực an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ…., trong đó nổi lên vai trò dẫn dắt của những nước lớn, những tổ chức có tiếng nói quyết định đối với vận động của khu vực.
- Cấu trúc quyền lực khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Cấu trúc quyền lực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được hiểu là hình thái
quan hệ quốc tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các quốc gia, các tổ chức khu vực hợp tác và đấu tranh với nhau thường tập trung vào hai lĩnh vực chính là thương mại, tài chính và an ninh, chính trị, trong đó nổi lên vai trò dẫn dắt của những nước lớn, những tổ chức có tiếng nói quyết định đối với sự vận động của khu vực nhằm duy trì môi trường ổn định và an ninh, thúc đẩy hợp tác khu vực.
Theo cách hiểu của Việt Nam: Cấu trúc Châu Á – Thái Bình Dương gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trên và ven biển Thái Bình Dương (vùng lòng chảo Thái Bình Dương) và cả vùng Nam Á (nhất là Ấn Độ).
- Cấu trúc quyền lực an ninh an ninh chính trị ở CA - TBD được thể hiện qua các
nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…; các thỏa thuận an ninh song phương và các cơ chế hợp tác an ninh đa phương:
+ Hiệp định hợp tác song phương giữa Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ -
Philippnines, Mỹ - Thái Lan, Mỹ - Australia, Mỹ - New Zealand…, Indonesia – Australia, Singapore – Thái Lan, “Hiệp ước đối tác chiến lược cho thế kỷ XXI” giữa Nga và Trung Quốc. Trong cơ chế đa phương có ARF (Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á), SCO (Tổ chức Thượng Hải), EAS (Hội nghị Đông Á), ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng), Shangri_la (Đối thoại an ninh châu Á), Đàm phán 6 bên về hạt nhân ở Triều Tiên…
+ Liên kết, liên minh đa phương đã và đang hình thành ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm thích nghi với những chuyển động mới của khu vực. Liên kết Nhật Bản – Philippines – Australia được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ Mỹ thực hiện chiến lược “Tái cân bằng