bảo vệ lợi ích quốc gia và đối phó với khả năng thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc;
- Cấu trúc quyền lực thương mại ở CA –TBD được thể hiện qua các nước lớn như
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ… và các tổ chức, cơ chế hợp tác thương mại như APEC, RCEP, TPP. Trong đó APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) ra đời năm 1989, hiện có 21 thành viên. Đây là tổ chức khu vực chiếm 54% tổng GDP thế giới và 44% giá trị thương mại toàn cầu, có sự tham gia của một số nước lớn. Ngoài ra, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện có khoảng 100 cơ chế thương mại khu vực bao gồm một số đối thoại và các diễn đàn, phần lớn được thành lập trong bối cảnh khu vực hóa kinh tế…
II. Thuận lợi, khó khăn của ASEAN trong định hình cấu trúc quyền lực Châu Á- Thái Bình Dương. - Thái Bình Dương.
1. Thuận lợi.
1.1. Thuận lợi từ nội khối.
- Thứ nhất, bộ khung vận hành các cơ chế của ASEAN nâng cao vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực và bên ngoài .
+ Tạo ra các cơ chế hợp tác đa phương như: ARF, ASEAN + 3, EAS, ADMN=, Shangri+....Các cơ chế này được ASEAN vận hành theo cách riêng của mình nhưng phù hợp với mong muốn của các bên và đặc điểm bối cảnh Đông Á. Thông qua các cơ chế trên đã thúc đẩy hợp tác tích cực trên “Phương cách ASEAN” trong đó chú trọng đến đối thoại, hội thảo, thương lượng, ngoại giao, phòng ngừa mà ít tính đến sự ràng buộc về mặt thể chế cũng như can thiệp từ bên ngoài dưới mọi hình thức. Từ đó tạo ra một cơ chế “mềm” và “mở” giúp các thành viên thông qua những cuộc đối thoại sẽ hiểu nhau hơn, chia sẻ quan điểm đi đến thiết lập lòng tin..
+ Các cơ chế của ASEAN có tính liên kết, ràng buộc các thành viên bên ngoài, tạo cơ hội xây dựng lòng tin và tranh thủ được sự ủng hộ của trong và ngoài khu vực như được Liên Hợp Quốc ghi nhân và tuyên bố sẵn sàng tham gia và cuộc thảo luận chính thức và không chính thức của ARF do ASEAN đóng vai trò trung tâm; Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của ASEAN đã có 25 nước tham gia...
Thứ hai, ASEAN có lộ trình phát triển cụ thể.
- Lộ trình xây dựng ASEAN được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái Lan – 2009), bao gồm các Kế hoạch tổng thể nhằm xây dựng thành công cộng đồng ASEAN - 2015...
- Tầm nhìn chung được quy định trong Kế hoạch tổng thể AEC 2015 vẫn còn nguyên giá trị. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vào năm 2025 của chúng ta sẽ là một cộng đồng đoàn kết, dung nạp và tự cường
Để đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cần tăng cường cải thiện quy trình hoạt động và phối hợp trong ASEAN, nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc của các cơ quan trong ASEAN, bao gồm: tăng cường Ban Thư ký ASEAN. Theo đó, các Hội đồng Cộng đồng ASEAN triển khai đầy đủ và hiệu quả các cam kết trong văn kiện ASEAN 2025.
1.2. Thuận lợi từ bên ngoài.
- Thứ nhất, xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực đang được chú trọng.
Xu thế chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới từ khi chiến tranh Lạnh khép lại là mong muốn xây dựng một thế giới hoà bình và phát triển. Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ có ý thức cấu kết, hợp tác với nhau cùng phát triển và tránh khỏi sự chi phối của các cường quốc --> nhiều tổ chức quốc tê và khu vực ra đời để thể hiện cho sự kết cấu ngày càng tăng đó như: Sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1989, Liên minh Châu Âu (EU), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1994...
Sau chiến tranh lạnh các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang như trước đây--> hội nhập quốc tế tạo điều kiện để liên kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.
- Thứ hai, xu thế khu vực hoá Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương
Trong xu thế Toàn cầu hoá và khu vực hoá, châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực được đánh giá năng động trong thế kỷ XXI cũng trong xu hướng chung đó. Các hình thức liên kết khu vực với nhiều đặc điểm, tính chất mức độ khác nhau đã được khởi xướng và vận hành như các thể chế ASEAN, APEC, EAS, ASEM... các thể chế này vận hành bổ sung lẫn nhau cùng phát triển và tuỳ thuộc lẫn nhau, trong đó ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thể chế này.
Các liên kết trong khu vực Đông Á à Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra từng bước và bắt đầu từ hợp tác kinh tế để tạo nền tảng và sự gắn kết ban đầu, qua đó từng bước mở rộng sang các lĩnh vực khác...
- Thứ ba, sự ủng hộ của các nước lớn và tổ chức quốc tế đối với ASEAN
Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới lâu dài ổn định, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia --> các nước lớn đều ủng hộ một ASEAN phát triển và xây dựng chiến lược quan hệ với ASEAN, coi ASEAN là trọng tâm chiến lược tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN đặt ra phần nào đáp ứng được những yêu cầu của Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương --> là lựa chọn tốt nhất để các nước lớn với tham vọng kiềm chế các đối thủ của mình...
2. Khó khăn.
2.1. Khó khăn nội khối.
- Một là, tính khác biệt về chế độ chính trị.
Đông Nam Á hiện nay tồn tại nhiều mô hình nhà nước và thể chế chính trị khác nhau. Mặc dù sau khi 2 cực Yalta tan rã, mâu thuẫn ý thức hệ đã phần nào bị xoá mờ bởi nhu cầu hợp tác và phát triển của các nước, nhưng nó vẫn còn để lại nhiều vấn đề mang tính lịch sử. Tình hình chính trị ở một số nước khá phức tạp, quan hệ giữa một số nước thành viên chưa được suôn se. Trong khi đó, Đông Nam Á cũng là nơi giao thao của các vùng văn hoá và tôn giáo khác nhau như Đạo Phật, Nho Giáo, Cơ Đốc Giáo --> tạo ra một khoảng cách nhất định giữa các nước thành viên...
- Hai là, cơ chế và cách thức hoạt động của ASEAN còn bất cập, chưa hiệu quả.
Nguyên tắc hoạt động chủ yếu của ASEAN đều xây dựng trên các nguyên tắc truyền thống của “Phương cách ASEAN” (Chủ yếu là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp” --> áp dụng một cách tuyêt đối 02 nguyên tắc này có thể cản trở tính linh hoạt cũng
như hiệu quả của ASEAN trong các chương trình và hoạt động cụ thể, nhất là việc giám sát các thành viên thực hiện cam kết...
- Ba là, sự chênh lệch trình độ phát triển
Nó tạo ra khoảng cách về nhận thức chung, nhất là trong hợp tác chính trị an ninh khu vực. Chênh lệch phát triển trong ASEAN chủ yếu tập trung ở 4 lĩnh vực: cơ sở hạ tầng; thu nhập; liên kết; thể chế....
- Bốn là, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống
Đây là khu vực đa dạng về màu sắc văn hoá, tôn giáo và rất phức tạp --> xung đột sắc tộc ----> mất ổn định, đặc biệt là lĩnh vực an ninh chính trị.
Mặt khác các phong trào dân tộc, sắc tộc thường dựa vào sự giúp sức của một số nước đang có tham vọng gây ảnh hưởng ở khu vực này --> cản trở đến nỗ lực hoà bình, hợp tác phát triển của khu vực. Ngoài ra, các dân tộc cũng chưa thật sự hiểu biết lẫn nhau...
- Năm là, vị trí trung tâm của ASEAN đang ảnh hưởng bởi các cường quốc.
Sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, đặc biệt là cặp quan hệ Mỹ - Trung đã làm phân hoá nội bộ giữa các nước Đông Nam Á. Thông qua chiến lược của mình 2 nước này lôi kéo và tranh thủ sự ủng hộ của nhiều đối tác qua việc dùng ưu thế nổi trội của mình để can dự vào một số quyết định chung của các cơ chế của ASEAN --> ảnh hưởng tởi ASEAN trong lựa chọn và cân nhắc chính sách đối ngoại...
2.2. Khó khăn từ bên ngoài
- Thứ nhất, chính sách của các nước lớn với nhau và với ASEAN
Do Châu Á – Thái Bình Dương được coi là địa bàn trọng điểm để các nước lớn thực hiện chiến lược của mình --> các nước lớn vừa hợp tác vừa cạnh tranh và trong nỗ lực mở rộng vùng ảnh hưởng cần lôi kéo các quốc gia khác --> các diễn đàn, cơ chế đa phương của ASEAN sẽ là công cụ để các nước thể hiện và gia tăng ảnh hưởng...
- Thứ hai, uy tín của ASEAN chưa cao trong giải quyết các vấn đề xung đột lớn của khu vực.
Quyết định và dẫn dắt được tiến trình liên kết khu vực vẫn chịu ảnh hưởng của vai trò nước lớn. Mức độ uy tín chỉ ở vai trò của “người sắp đặt sân chơi” để các nước cùng tham gia...
III. Việt Nam cần làm gì để tiếp tục phát huy vai trò của Việt Nam trong mô hình hợptác Asean tại khu vực tác Asean tại khu vực
Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục hành động theo phương châm “chủ động, tích cực, có trách nhiệm” trong ASEAN; lựa chọn đi đầu, dẫn dắt; đóng vai trò nòng cốt, tích cực và có trách nhiệm trong từng vấn đề theo chiến lược và lộ trình phát triển của đất nước. Việt Nam thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, hình thành và chia sẻ chuẩn mực ứng xử trong khu vực, tăng cường hiệu quả của các diễn đàn do ASEAN đóng vai trò chủ đạo và dẫn dắt, như EAS, ARF, ADMM, ADMM+.
Việt Nam phát huy và khai thác lợi ích song trùng với các nước ASEAN khác trên từng vấn đề, lĩnh vực cụ thể; lồng ghép các chương trình hành động quốc gia, làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là với nhóm nước đối tác chiến lược của Việt Nam trong ASEAN (nhóm IMPTS) (2).
Về kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác trong những lĩnh vực có nhu cầu và thế mạnh, như phát triển nông nghiệp nông thôn, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; kết nối, có vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị của khu vực. Việt Nam cần thúc đẩy kết nối Cộng đồng kinh tế ASEAN với các đối tác bên ngoài thông qua các FTA ASEAN+1... cũng như
phát huy lợi thế là nước thành viên ASEAN chia sẻ nhiều lợi ích và có đường biên giới chung với Trung Quốc - một cường quốc và trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Về văn hóa - xã hội, Việt Nam hướng tới xây dựng các kế hoạch hành động, các sáng kiến, dự án có giá trị và khả thi theo lộ trình xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025. Về quan hệ đối ngoại, Việt Nam đóng góp thúc đẩy và duy trì quan hệ cân bằng giữa ASEAN và các đối tác lớn, xử lý khéo léo những đề xuất hợp tác mới của Mỹ và Trung Quốc.
Việt Nam nỗ lực góp phần tăng cường đoàn kết thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN. Tham gia định hình cấu trúc cho khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương đa tiến trình, đa lĩnh vực và đa tầng nấc. Việt Nam cần triển khai đồng bộ hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực, với trọng tâm là hợp tác kinh tế, tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ đổi mới toàn diện, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với công nghệ số, đổi mới sáng tạo. Tăng cường nắm bắt làn sóng mới về thương mại, đầu tư toàn cầu, cơ hội từ Cộng đồng ASEAN, xu thế liên kết mới ở khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương cũng như sự phát triển của các thị trường tiềm năng.
Việt Nam tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cải cách tổ chức bộ máy phù hợp với sự chuyển biến của tình hình và yêu cầu mới của thời đại. Thấm nhuần tư duy “khởi xướng, định hình”, phát huy các thế mạnh của Việt Nam trong vận động, thuyết phục, xây dựng đoàn kết trong khu vực. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng và cách mạng công nghiệp 4.0.
Nói tóm lại, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tư duy “Chủ động và tích cực đóng góp, xây dựng, định hình các thể chế đa phương”, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hợp tác tiểu vùng, các liên kết hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài. Để tăng cường vị thế, Việt Nam cần nâng các hoạt động, sáng kiến của mình lên tầm khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn, tích cực tham gia xây dựng, thực thi các quy tắc, luật lệ, chuẩn mực chung, góp phần xây dựng một khu vực an ninh, hòa bình, ổn định cho hợp tác và phát triển với ASEAN đóng vai trò trung tâm trong các cấu trúc khu vực./.
CÂU 13
Từ việc phân tích cơ sở hoạch định đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam, đồng chí hãy cho biết sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại; giữa quốc gia, dân tộc và quốc tế … sẽ giúp Việt Nam phát huy lợi thế như thế nào trong xu thế tập hợp lực lượng của cục diện thế giới hiện nay?
Trả lời: