Những đóng góp của Việt Nam trong việc tăng cường vai trò, vị trí của Asean trong cấu trúc quyền lực Châu Á – Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Đề cương môn Quan hệ Quốc tế (Trang 28 - 30)

Asean trong cấu trúc quyền lực Châu Á – Thái Bình Dương

1. Trong việc tăng cường hợp tác về an ninh, chính trị

Bên cạnh việc tăng cường thúc đẩy hợp tác và liên kết nội khối, Việt Nam tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác bên ngoài góp phần đề cao và giữ vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực.

Với tư cách là nước điều phối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Ôt-xtr ây-lia và Canada (hiện nay là EU), Việt Nam đã phát huy vai trò là cầu nối tích cực tăng cường quan hệ giữa ASEAN và các đối tác này. Đồng thời, Việt Nam cũng đóng góp tích cực giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN tại các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, Cấp cao Đông Á… Nhiều quyết định quan trọng góp phần định hình nên một cấu trúc khu vực năng động đã được hiện thực hóa tại Việt Nam như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác (ADMM+) và mời Mỹ và Nga tham gia Cấp cao Đông Á qua đó, góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hiệp hội.

Việt Nam đã hoàn thành tốt cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, đạt được tối đa những mục tiêu đã đề ra, tạo ra sự chuyển biến thực chất và cụ thể hoá một bước quan trọng

mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; đạt nhiều tiến triển cụ thể trong việc triển khai Hiến chương ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội cũng như các kế hoạch quan trọng khác, nhất là về Kết nối ASEAN.

Trên tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong năm 2011, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, xây dựng và thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý ở biển Đông.

Việt Nam đã cùng các nước ASEAN nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn.

Nhìn chung, kể từ khi trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình, chung tay, góp sức cùng các nước ASEAN hướng tới xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, gắn kết và phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở Đông Nam Á cũng như Châu Á- Thái Bình Dương.

2. Trong việc tăng cường hợp tác về kinh tế

Việt Nam có những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự vươn lên ngày càng lớn mạnh của hợp tác kinh tế ASEAN thời gian qua.

Việt Nam tích cực tham gia quá trình đề ra phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn về hợp tác kinh tế ASEAN và các sáng kiến cụ thể trong hợp tác kinh tế ASEAN, như Tầm nhìn ASEAN 2020 và Kế hoạch triển khai AEC, Lộ trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (2009 - 2015), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể AEC, kế hoạch hành động chiến lược trong các lĩnh vực chuyên ngành nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2025, các kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN và các kế hoạch công tác sáng kiến hội nhập ASEAN.

Việt Nam luôn phát huy vai trò là một trong những thành viên tích cực trong ASEAN về thúc đẩy hợp tác kinh tế nội khối, ngoại khối và thu được những kết quả tích cực. Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất trong quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015. Là nước điều phối hợp tác kinh tế ASEAN - EU, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại hai bên, thúc đẩy khả năng tái khởi động đàm phán FTA ASEAN - EU. Việt Nam cũng được các quốc gia ghi nhận trong vai trò chủ tọa một số nhóm công tác trong khuôn khổ ASEAN và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, APEC, ASEM, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Vai trò của Việt Nam còn được ghi nhận và đánh giá cao trong dẫn dắt các nước thành viên mới của ASEAN (CLMV) trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển và bảo đảm việc các quốc gia này được hưởng đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ từ các nước ASEAN-6 và đối tác trong quá trình tham gia liên kết kinh tế ASEAN thời gian qua. Với vị trí Chủ tịch Nhóm đặc trách về kết nối ASEAN, năm 2010, Việt Nam đã cùng các nước thành viên khác hoàn tất xây dựng Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2010, định hình sự liên kết chặt chẽ về hạ tầng giao thông, thể chế và con người, là nền tảng cho sự kết nối trong khu vực Đông Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tháng 9/2018, Việt Nam đã thực hiện thành công cương vị chủ nhà Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0”.

* Về văn hóa, xã hội:

Việt Nam là quốc gia đi đầu trong thúc đẩy việc thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 với việc ban hành “Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025” theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thành viên và thúc đẩy hợp tác chuyên ngành thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện quan trọng cấp Bộ trưởng thuộc Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Điển hình như: tổ chức thành công Hội nghị Hội đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN lần thứ ba vào tháng 4 năm 2010 và lần thứ năm vào tháng 8 năm 2010; Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên ASEAN lần thứ bảy năm 2011; Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa và Nghệ thuật ASEAN lần thứ sáu cùng các sự kiện văn hóa, nghệ thuật liên quan vào tháng 4 năm 2014; Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 vào tháng 9 năm 2014; Hội thi tay nghề ASEAN vào tháng 10 năm 2014; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 và các sự kiện liên quan vào tháng 10 năm 2015….

* Về khoa học kỹ thuật

Việt Nam đã tham gia tích cực và đã có những đóng góp vào các hoạt động, các chương trình khoa học, công nghệ hết sức quan trọng của ASEAN như Hội nghị Bộ trưởng khoa học và công nghệ, Uỷ ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (COST), các Tiểu ban và Nhóm công tác chuyên môn cũng như Tuần lễ khoa học và công nghệ ASEAN, tham gia nhiều dự án khoa học công nghệ và môi trường hợp tác giữa ASEAN với các bên đối thoại như Canađa, Ôxtrâylia, Niu Dilân, EU, Ấn Độ, Hàn Quốc, UNDP..., thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ Khoa học ASEAN v.v...

Một phần của tài liệu Đề cương môn Quan hệ Quốc tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w