1. Đối với mỗi quốc gia nói chung gồm 3 yếu tố:
- Bối cảnh thế giới
- Nội lực của mỗi quốc gia
- Lịch sử và truyền thống ngoại giao của mỗi quốc gia
2. Đối với Việt Nam gồm 4 yếu tố:
- Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao - Tình hình thế giới và khu vực
- Tình hình trong nước
- Lịch sử và truyền thống ngoại giao của nước ta
=> Ngoài 3 yếu tố như các quốc gia khác, Việt Nam có thêm cơ sở dựa vào Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Phân tích cụ thể từng yếu tố là cơ sở hoạch định ĐLĐN của Việt Nam
* Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
- Chủ nghĩa Mác – Lê nin về ngoại giao: những nội dung có tính khoa học và cách mạng triệt để về thời đại, về vấn đề dân tộc và quốc tế, về QHQT và tình đoàn kết theo chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong học thuyết Mác – Lê nin luôn được Đảng CSVN chú trọng nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao:
+ Độc lập dân tộc:
Đây vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là phương châm hành động của ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam luôn phải giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự quyết. Chủ tịch HCM nhấn mạnh “Cái gốc, cái điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh”. Người cũng nêu rõ “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
Việt Nam là một bộ phận của thế giới vì vậy, việc kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với các nguồn lực và trào lưu lớn của thế giới sẽ nhân lên gấp bội sức mạnh của đất nước và là phương sách chiến lược trong QHQT của nước ta. Những mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi (độc lập dân tộc, tự chủ, tự quyết, dân giàu, nước mạnh, …) luôn phù hợp với những mục tiêu chung của các dân tộc, phù hợp với xu thế chung trên thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Nhờ vậy mà hơn 70 năm qua, nhân dân ta luôn giành được sự đồng tình ủng hộ quý báu của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta giành thắng lợi trong các cuộc cách mạnh.
Sức mạnh dân tộc gồm sức mạnh vật chất (sức mạnh cứng) thể hiện ở sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự … và sức mạnh tinh thần (sức mạnh mềm) như: tính chính nghĩa của những mục tiêu dân tộc ta theo đuổi, truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm, nền văn hóa của dân tộc, vị trí địa – chính trị và địa kinh tế quan trọng …
+ Ngoại giao tâm công:
Là nền ngoại giao đề cao tính chính nghĩa, đánh vào lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải, đạo lý và nhân tính; là nền ngoại giao mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với khát vọng hòa bình, tự do, công lý của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
+ Hòa hiếu với các dân tộc khác:
Ứng xử ngoại giao của Việt Nam là hòa bình, hữu nghị với các dân tộc khác. Xuất phát từ truyền thống dân tộc, gắn kết lòng người với chính nghĩa, Việt Nam luôn theo đuổi phương châm “thêm bạn, bớt thù”.
+ Dĩ bất biến, ứng vạn biến:
Truyền thống đấu tranh ngoại giao của cha ông ta đã hình thành phương cách ứng xử kiên trì về nguyên tắc song linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo về sách lược. Trong giai đoạn hiện nay, “bất biến” là độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” còn cách thức thực hiện thì thiên biến vạn hóa, khi nhu khi cương, khi tiến khi lui tùy theo vấn đề, thời điểm, tương quan lực lượng cụ thể
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, chúng ta đã đạt được thắng lợi từng bước với việc gia nhập ASEAN (1995), gia nhập các tổ chức khu vực và toàn cầu như Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM – 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC - 1998), tổ chức Thương mại thế giới (WTO - 2006); từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)…
+ Huy động sức mạnh tổng hợp:
Gồm sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc như sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, dân số, lãnh thổ; các giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa, tinh thần yêu nước, tinh thần lao động cần cù, ý chí vươn lên của con người Việt Nam,…
* Tình hình thế giới và khu vực:
- Sự thay đổi của cục diện thế giới và môi trường an ninh chính trị quốc tế sau chiến tranh lạnh
Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực chấm dứt đã làm đảo lộn các quan hệ liên minh kinh tế, chính trị, quân sự được thiết lập trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tương quan lực lượng cũng có sự thay đổi nghiêng hẳn về phía có lợi cho CNTB. Trong thời kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới, tất cả các nước trên thế giới đều đứng trước những thách thức mới như xung đột khu vực, mâu thuẫn quốc gia, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, biến đổi khí hậu,… Đứng trước những vấn đề trên, sau chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới đều tập trung ưu tiên nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội trong nước đồng thời đấu tranh để tạo lập môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định, giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của đất nước mình. Do đó, hòa bình, ổn định, hơp tác để phát triển trở thành xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay của thời đại.
- Sự phát triển của KHCN và toàn cầu hóa:
Sự phát triển KHCN đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và QHQT. Tác động mạnh mẽ của cuộc CM KHCN đưa đến sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa khiến cho xu hướng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của các nước trở thành đòi hỏi khách quan. Đặc biệt cuộc CMCN lần thứ tư hiện nay với đặc điểm internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang định hình và có xu hướng phát triển rộng rãi trên toàn cầu trở thành nhân tố có tính quyết định cho sự phát triển cũng như sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước trên thế giới.
Một đặc điểm khác của thế giới trong kỷ nguyện CM KHCN hiện đại là toàn cầu hóa, đây là một quá trình khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Toàn cầu hóa là nấc thang phát triển của nhân loại, đem lại cơ hội cho mọi quốc gia dân tộc cùng phát triển.
- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu nổi lên, tác động mạnh mẽ đến QHQT
Thế giới ngày nay đang phải đối phó với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cấp bách đòi hỏi các nước phải tích cực phối hợp, hợp tác hiệu quả, thiết thực cả trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương để giải quyết. Đây là nguyên nhân khách quan của xu thế hợp tác trong QHQT giai đoạn hiện nay.
- Nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mối QHQT
Sự cạnh tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các nước lớn thể hiện trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều khu vực trên thế giới trong xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau. Với sức mạnh của mình, quan hệ giữa các nước lớn, dù hòa dịu hay căng thẳng đều tác động trực tiếp đến hòa bình, an ninh, phát triển của thế giới.
- Khu vực CA-TBD, Đông Á tiếp tục có nhiều biến động…
Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, khu vực CA-TBD, Đông Á trở thành khu vực phát triển năng động góp phần vào sự phát triển chung của thế giới. Cùng với vị thế quốc tế ngày càng tăng, khu vực này cũng là nơi diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng một cách quyết liệt giữa các nước lớn. Tình hình an ninh, chính trị khu vực CA-TBD, Đông Á tiếp tục diễn biến phức tạp khi Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các thực thể quyền lực khác đã tạo nên cục diện ganh đua quyết liệt, tập hợp lực lượng, hòa hoãn,liên kết đa phương đa diện, cạnh tranh và hợp tác năng động, tùy thuộc lẫn nhau. Ở khu vực này hiện vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố có khả năng gây mất ổn định như chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, xung đột chủ quyền ở biển Đông, biển Hoa Đông, …
* Tình hình trong nước:
Trong quá trình 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
- Đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
- Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định;
- Quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi, cải thiện quan trọng.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng được mở rộng; đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường....
* Truyền thống ngoại giao dân tộc
Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông chúng ta đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối ngoại quý báu mà Đảng ta cần quán triệt và vận dụng nó trong điều kiện mới. Đó là nền ngoại giao luôn:
- Giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia
- Ngoại giao với tinh thần chủ động, khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt - Ngoại giao vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển
- Ngoại giao rộng mở, tiếp thu văn minh của nhân loại để phát triển
=> Có thể khẳng định, ĐLĐN của Việt Nam là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa quốc gia, dân tộc và quốc tế ...
Yếu tố truyền thống, quốc gia, dân tộc thể hiện ở việc tiếp thu và vận dụng truyền thống ngoại giao dân tộc mà các thế hệ cha ông ta để lại; huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc; kiên trì với mục tiêu đối ngoại mà chúng ta theo đuổi (độc lập, tự chủ, tự quyết, hòa bình, hợp tác, phát triển); phát huy truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc...
Yếu tố hiện đại, quốc tế thể hiện ở chỗ ĐLĐN của Việt Nam dựa trên cơ sở CN M-L, tư tưởng; phù hợp với xu thế chung của thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; linh hoạt, sáng tạo theo diễn biến của tình hình thế giới, khu vực và nội lực quốc gia, ...
3. Phân tích lợi thế từ sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại; giữaquốc gia, dân tộc và quốc tế … trong ĐLĐN của Việt Nam trong xu thế tập hợp lực quốc gia, dân tộc và quốc tế … trong ĐLĐN của Việt Nam trong xu thế tập hợp lực lượng của cục diện thế giới hiện nay
Năm 2017 đánh dấu bước điều chỉnh mới quan trọng trong chiến lược đối ngoại của các nước lớn. Tập hợp lực lượng ở thế giới, khu vực có những diễn biến, xu hướng mới đáng chú ý.
Đối với Mỹ, mặc dù vẫn là siêu cường số 1 toàn cầu, song xu thế rõ ràng là Mỹ đang suy giảm tương đối về sức mạnh quốc gia so với các cường quốc khác. Mặc dù vậy, Mỹ không từ bỏ mục tiêu giữ vững vị trí hàng đầu thế giới, chỉ điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với tương quan sức mạnh và tình hình thế giới hiện nay.
Đối với Trung Quốc, với sức mạnh quốc gia tăng mạnh trên mọi khía cạnh, Trung Quốc tỏ rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc hàng đầu ở khu vực và trên thế giới. Kể từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012), Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn “giấu mình chờ thời” sang thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” - trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2049 - thời điểm tròn 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại dựa trên hai trụ cột là “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng”.
Liên bang Nga kiên trì mục tiêu tái khẳng định vị thế cường quốc hàng đầu thế giới. Trong năm 2017, Nga kiên quyết duy trì khu vực ảnh hưởng của mình ở không gian “hậu Xô- viết”; đồng thời từng bước quay trở lại vị trí trung tâm trên bàn cờ chính trị thế giới, trước hết là ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi. Nga cũng khẳng định là quốc gia Âu - Á, có vai trò và vị trí quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương.
Nhật Bản rất chủ động triển khai “chủ nghĩa hòa bình tích cực” và “ngoại giao tầm nhìn toàn cầu” nhằm tăng cường vai trò, vị thế quốc tế, phục vụ chính sách kinh tế Abenomics. Nhật Bản, một mặt, tiếp tục củng cố quan hệ với Mỹ; mặt khác, có sự điều chỉnh nhất định trong triển khai chính sách đối ngoại, đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, tăng tính chủ động nhằm nâng cao vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới. Đối với các nước lớn (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ), Nhật Bản nỗ lực chủ động thúc đẩy cải thiện quan hệ. Trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, Nhật Bản ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, chú trọng tăng cường các khuôn khổ hợp tác, đối thoại chính trị, an ninh quốc phòng.
Với đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng (vượt Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới) và tiềm lực quân sự đáng kể, Ấn Độ cũng đang khẳng định vai trò nước lớn, mong muốn có vị thế tương xứng. Với Mỹ, Ấn Độ ưu tiên và chủ động thúc đẩy quan hệ; với Trung Quốc, Ấn Độ, một mặt, thúc đẩy quan hệ hợp tác; mặt khác, kiên quyết bảo vệ khu vực ảnh hưởng của mình. Ấn Độ tích cực thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông”, tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á cũng như với Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a.
Việc các nước lớn đều có những điều chỉnh chiến lược đối ngoại, trong đó có chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương, đã và đang tác động nhiều mặt đối với khu vực. Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn đặt các nước trong khu vực, nhất là các nước vừa và nhỏ, trước sức ép lớn, buộc phải điều chỉnh chính sách phù hợp. Nhiều nước đứng trước thách thức cả về đối nội và đối ngoại. Cạnh tranh giữa các nước lớn cũng phần nào ảnh hưởng tới những kết quả hợp tác, đối thoại, sự đoàn kết trong ASEAN. Đồng thời, tập hợp lực lượng ở khu vực cũng có những diễn biến, xu hướng mới đáng chú ý, chủ yếu xoay quanh điều chỉnh quan hệ với các nước lớn, nhất là với Trung Quốc và Mỹ.
Nằm trong vùng xoáy của những lực kéo - đẩy đó, Việt Nam cũng chịu nhiều tác động thuận nghịch phức tạp.
Với sự quan tâm của các nước lớn đối với khu vực, Việt Nam có điều kiện phát triển