7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
2.2.1. Nhu cầu nhập khẩu trái cây của EU
EU có diện tích sản xuất trái cây không lớn và chủ yếu sản xuất các loại trái cây ôn đới. Diện tích sản xuất trái cây năm 2015 là 3.2tr ha. Chiếm 1.8% tổng diện tích canh tác nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các nước Tây Ba Nha, Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha. Trái cây được trồng chủ yếu là trái cây ôn đới bao gồm nho, táo, lê, các loại quả hạch (đào, mơ, mận, anh đào). Sản xuất trái cây của EU đang phát triển theo hướng tăng cường diện tích sản xuất hữu cơ. Hiện nay, trái cây hữu cơ chiếm 2.8% trang trại và 10,8% diện tích trồng trái cây của EU.
Do thiếu nguồn nội khối và thị hiếu tiêu dùng thay đổi, EU nhập khẩu lượng lớn trái cây đặc biệt là trái cây nhiệt đới. Những năm gần đây, ngành trái cây EU luôn ở tình trạng thâm hụt thương mại lớn, Trong suốt 10 năm từ năm 2010 đến năm 2019 EU luôn là nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới, tăng từ 17 tỷ USD năm 2010 lên 24 tỷ USD năm 2019 (Hình 2.4)
Hình 2.4 Giá trị nhập khẩu trái cây của ba nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới giai đoạn 2010-2019
Nguồn UN Comtrade, 2019
Những mặt hàng trái cây được nhập khẩu chính vào EU là chuối và trái cây truyền thống trái vụ như nho, cam. Bên cạnh đó, các loại trái cây nhiệt đới không được trồng ở EU cũng là mặt hàng được nhập khẩu nhiều như bơ, dứa, xoài, chanh (Bảng 2.2). Hơn nữa, EU cũng gia tăng nhập khẩu một số loại trái cây nhiệt đới không phổ biến như quả vải, chanh leo, mít,.. khi ngày càng nhiều người EU đi du lịch vòng quanh thế giới và thử các loại trái cây mới (Vietrade 2017). Giá trị nhập khẩu các mặt hàng này (hầu hết thuộc mã HS 081090) chiếm 1.5% tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU năm 2019 (Bảng 2.2). Đây cũng là những mặt hàng Việt Nam đặc biệt có lợi thế. Do đó có thể khảng định rằng Việt Nam- EU có tiềm năng trong phát triển thương mại trái cây.
Bảng 2. 2 Mười loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu nhiều nhất vào EU năm 2019
Mã HS Miêu tả hàng hóa Giá trị nhập khẩu của EU năm 2019
Tỷ trọng trong tổng giá trị nhập khẩu trái câu của Eu năm 2019
080390 Chuối tươi hoặc sấy khô 3684 15%
080440 Quả bơ 745 3%
080430 Quả dứa 771 3%
080450 Quả ổi, xoài và măng cụt 773 3%
080550 Quả chanh và lá cam 566 2,3%
081190 Loại khác trái cây đông lạnh 758 2,4% 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ USD Năm EU USA China
081090 Quả me, quả mít, quả vải, chanh leo tươi
384 1,6%
080111 Quả dừa sấy khô 145 0.6%
080711 Quả dưa hấu 261 2%
081340 Loại khác, trái cây sấy khô
129 0.5%
Nguồn UN Comtrade, 2019 (Đơn vị: Triệu USD)
Hình 2.6 cho ta thấy EU gia tăng nhập khẩu trái cây nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh (Mã 04 chữ số và mã 06 chữ số). Tổng giá trị nhập khẩu đã tăng gấp hơn 2 lần từ 660 triệu USD năm 2010 lên 1425 triệu USD năm 2019 với mã HS 0801 và từ 797 triệu USD năm 2010 lên 1954 triệu USD năm 2019 với mã HS 0810. Mã 080190 có xu hướng tăng tương đương với xu hướng tăng nhập khẩu trái cây của EU trong cùng giai đoạn (Hình 2.5)
Đối với trái cây nhiệt đới được chế biến đông lạnh (HS 081190) và sấy khô (HS081340) cũng có xu thế tăng (Hình 2.6)
Hình 2. 5 Giá trị nhập khẩu trái cây tươi thuộc nhóm HS0801, HS0810, HS081090 giai đoạn 2010-2019 của EU
Nguồn UN Comtrade, 20195 0 500 1000 1500 2000 2500 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Triệ u U SD Năm
HS0801: Hạt, dừa khô và tươi
HS0810: Trái cây, các loại hạt, vỏ (thuộc mã HS08) HS081090: Me, mít, vải chanh leo tươi
Hình 2.6 Giá trị nhập khẩu một số loại trái cây đông lạnh và sấy khô giai đoạn 2010-2019 của EU
Nguồn UN Comtrade, 2019