7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
2.3.2. Khó khăn thách thức từ phía cầu
- Khó khăn từ chính sách quản lý nhập khẩu của EU.
EU tăng cường kiểm tra các sản phẩm trái cây nhập khẩu từ Việt Nam, mỗi lô hàng xuất khẩu sang EU phải có Giấy chứng nhận của các Phòng xét nghiệm được ủy quyền tại nước xuất khẩu. Các lô hàng bị tái kiểm tra tại cảng đến sẽ bị tiêu hủy về có dư lượng chất độc hại.
-Khó khăn thách thức để vượt qua các biện pháp phi thuế quan.
Các biện pháp phi thuế quan (Non- tariff measues –NTMs) theo định nghĩa của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD (2012) là các biện pháp không phải thuế quan nhưng có tác động kinh tế lên thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. EU nằm trong nhóm các nước thường xuyên sử dụng các biện pháp NTMs và đặc biệt với các sản phẩm trái cây. Theo thông tin từ cơ sở dữ liệu UNCTAD TRAINS hiện tại EU đang áp dụng 34 biện pháp NTMs lên hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm 26 biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS- Sanitary and Phytosanitary measures) và 8 rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT- Technical Barriers to Trade measures.
Các biện pháp SPS của EU có tác động lớn đến các loại trái cây của Việt Nam là các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất, kiểm định thực vật, đánh giá sự phù hợp.
Các biện pháp TBT của EU có tác động lớn đến các loại trái cây của Việt Nam bao gồm các quy định về dán nhãn của EU và tiêu chuẩn tiếp thị.
- Tăng sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU.
Các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường. Bên cạnh đó việc mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU cũng đồng nghĩa với việc các doanh ngiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó hơn ngay tại thị trường nội địa.
EU là thị trường thường xuyên sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ cho sản xuất nội địa. Đây cũng là một khó khăn cho ngành xuất trái cây ở Việt Nam