Một số kết luận

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây việt nam sang thị trường EU (Trang 52 - 53)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

4.1. Một số kết luận

a)Kết luận về thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2019 từ 12745 triệu USD năm 2019 lên 44734 triệu USD năm 2019. Hiện nay, giá trị nhập khẩu trái cây từ Việt Nam của EU chiếm 1.9% (năm 2019) tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU chiếm 8% (2019) tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam ra toàn thế giới. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nhóm trái cây nhiệt đới và chỉ có 4 mã (mã HS 6 chữ số- năm 2019) có giá trị xuất khẩu hơn 1 triệu USD gồm mã HS 081090 (Quả me, quả mít, quả vải, quả chanh leo tươi… với 31 triệu USD, mã HS 081190 (Loại khác, trái cây là hạt đông lạnh) với 16 triệu USD, mã HS 080111(Dừa sấy khô) với 2,3 triệu USD, mã HS 080450 (Quả ổi, xoài và mãng cầu tươi hoặc sấy khô) với 1,1 triệu USD. Con số này một mặt cho thấy tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU còn yếu, mặt khác cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn để mở rộng thị phần tại thị trường này. Mặc dù Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra nhiều lợi thế cho xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU xong chúng ta cũng có thể thấy rằng trở ngại chính của xuất khẩu trái cây sang thị trường EU nằm ở các biện pháp phi thuế quan (NTMs) gồm các biện pháp kiểm định thực vật (SPS) và các rào cản thương mại (TBT). b) Kết luận về lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU

Có thể thấy rằng, một mặt Việt Nam là một quốc gia sản xuất nhiều loại trái cây nhiệt đới với sản lượng lớn thuộc Top 10 thế giới như vải, thanh long, nhãn, dừa. Mặt khác, EU luôn là thị trường nhập khẩu trái cây nhiều nhất thế giới, và trái cây nhiệt đới cũng là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất ở đây như Chuối tươi hoặc sấy khô, quả bơ, quả dứa, ổi, xoài, măng cụt, quả mít, vải…Đây có thể nói là một lời thế lớn khi cung có nhiều tiềm năng và cầu thì có nhu cầu lớn.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA) được kí kết năm 2019 và bắt đầu được áp dụng từ 1/8/2020 hướng tới mục tiêu cốt lõi nhằm thúc đẩy

hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa Việt Nam và EU thuận lợi hơn. Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ EVFTA sẽ tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu trái cây của

Một phần của tài liệu BÁO cáo TỔNG kết đề tài NGHIÊN cứu KHOA học cấp TRƯỜNG tên đề tài nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây việt nam sang thị trường EU (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)