Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 27 - 29)

III. Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng và củng cố gia đìn hở nước ta hiện nay:

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa

2.1. Quan niệm về dân chủ

- Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết, con người đã biết diễn đạt nội dung dân chủ. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, con người đã biết "cử ra và phế bỏ người đứng đầu" là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nó trở thành một hình thức nhà nước của một giai cấp thống trị nhất định trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân. Bằng chứng là: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ", tiếng Hy Lạp còn gọi là "demos", là "dân" và "Kratos", là "quyền lực" hoặc "sức mạnh". Có nghĩa là nhà nước dân chủ chủ nô có quyền lực của dân. Nhưng “dân” lúc này theo quy định của pháp luật gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được coi là dân.

Đến chế độ phong kiến, mặc dù khát vọng về dân chủ của người dân vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong kiến không được thừa nhận là một chế độ dân chủ (dẫu chỉ là hình thức) mà đó là một chế độ quân chủ.

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản.

Chỉ đến khi chủ nghĩa xã hội ra đời, nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư liệu sản xuất thì quyền lực thực sự của dân mới trở lại với nhân dân. Tức là nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thiết lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân. Vì vậy dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản.

Tóm lại: Nhân loại từ lâu đời đã có quan niệm về dân chủ và quan niệm đó là việc thực thi quyền lực của nhân dân.

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau:

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân

dân.

+ Khi xã hội có giai cấp và nhà nước - tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi giai cấp, siêu giai cấp, "dân chủ thuần tuý". Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa). Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.

+ Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó "quyền lực thuộc về nhân dân" (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.

+ Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể.

2.2. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa về căn bản là thống nhất. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản vì Đảng ta quan niệm: "Chuyên chính vô sản là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động được thực hiện bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng")

Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những điểm sau đây: - Bản chất chính trị

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân... chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa ... do đó, về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

V.I. Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Bản chất kinh tế

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đảm bảo, dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học, công nghệ hiện đại, nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột...

Thực hiện dân chủ trong kinh tế là tiền đề, cơ sở để thực hiện dân chủ về chính trị và văn hoá - tư tưởng. Thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cơ bản.

- Bản chất tư tưởng - văn hoá

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, đồng thời kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá, tư tưởng của nhân loại. Do đó, đời sống tư tưởng - văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi nó phát huy cao độ tính tự giác và sức sáng tạo to lớn của con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Khái niệm, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Phương hướngcải cách Nhà nước ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w