Nội dung đổi mới:

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 49 - 50)

Thực hiện dân chủ hoá trong xh, dân chủ hóa ngay trong hệ thống ctrị để tạo ra mối qh biện chứng giữa dân chủ hoá với việc xd và kiện toàn hệ thống chính trị.

Đảng là hạt nhân, lãnh đạo của hệ thống chính trị nhưng điều đó không có nghĩa là Đảng đứng trên, đứng ngoài pháp luật cũng như Đảng cương quyết không bao biện, làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước. Do đó, Đảng phải tự đổi mới chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, phải được xây dựng vững mạnh về cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức...

Xd nhà nước pháp quyền quản lý xhi bằng pháp luật, nhằm từng bước tạo ra xh công dân XHCN và người công dân XHCN. Phải xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, làm rõ và tách

bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý sx kinh doanh. Mọi chủ trương chính sách, kế hoạch của Nhà nước là thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước có mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Nhà nước phải có trách nhiệm, có biện pháp ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, quan liêu, xâm phạm đến quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan Nhà nước; cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan Tư pháp; phát huy dân chủ, giử vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực.

Các tổ chức xã hội chính trị của quần chúng nhân dân, phải được tổ chức trên cơ sở pháp luật và phù hợp với trình độ của các thành viên, thực hiện dân chủ hóa trong hoạt động, lấy việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên làm nhiệm vụ. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của đoàn viên, hội viên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ hóa đời sống xã hội ở nước ta có nội dung toàn diện, trong đó dân chủ hóa nền kt

chủ trong sinh hoạt chính trị, đảm bảo cho người dân được làm chủ. Cần khắc phục triệt để những dân chủ hình thức trong bầu cử, tăng cường dân chủ trực tiếp của nhân dân trong các tổ chức xã hội, đoàn thể … bảo đảm cho người dân thực sự được tham gia vào công việc quản lý nhà nước, xã hội. Dân chủ trong lĩnh vực kt và chính trị bao hàm các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, các lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản nhưng phải nhất quán theo định hướng XHCN.

Một số giải pháp để DC hóa xã hội ở nước ta.

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w