Văn minh” NN Việt Nam luôn phấn đấu để người dân được hưởng ngày một tốt hơn và đầy đủ

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 46 - 49)

hơn các quyền con người. Đó cũng chính là cơ sở của mọi chính sách và hoạt động của NN Việt Nam. Cả thế giới đánh giá cao về những thành tựu của ND ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đánh giá cao về sự ''thay da đổi thịt'' đang diễn ra hằng ngày của mọi người dân, của mọi tầng lớp dân cư Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.

Thành tựu trước nhất phải kể đến là sự hiểu biết về DC, pháp luật của ND ngày càng nâng lên. Sự tham gia đầy trách nhiệm, nhiệt tình và có hiệu quả của mọi tầng lớp ND trong quá trình đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách qua các kỳ đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội... là bằng chứng cho thấy không khí cởi mở, DC và lành mạnh của xã hội ta; đồng thời nói lên rằng Đảng và NN Việt Nam không phải là ''hạn chế DC'', ''hạn chế tranh luận''. Báo chí Việt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt bậc về tự do báo chí và là một kênh quan trọng để người dân bày tỏ quan điểm, đóng góp cho đường lối cũng như đóng góp không nhỏ cho việc phát hiện ra những hiện tượng sai trái, vi phạm pháp luật, kể cả của những quan chức cao cấp trong bộ máy của Đảng và chính quyền. Quan điểm về tự do báo chí đã được xác định một cách rõ ràng : phải dựa trên nền tảng của 1 chế độ CT-XH ổn định; phải thật sự DC trong khuôn khổ của pháp luật; phải góp phần vào sự phát triển của XH; nâng cao đời sống tinh thần của ND. Mọi thứ "tự do" vượt ra ngoài những tiêu chí đó đều là giả dối và phản khoa học.

ND ta ngày càng tích cực tham gia phong trào DC cơ sở ở địa phương. Qua tổng kết thực hiện Quy chế DC ở cơ sở của cả nước, có thể thấy rằng, DC ở cơ sở thực sự đang là khâu đột phá của quá trình DC hóa đất nước. Việc thực hiện quy chế DC ở cơ sở đã đạt được những thành tựu rất đáng phấn khởi, bước đầu tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở các cơ sở. Với phương châm

"NN và ND cùng làm" NN ta và các đoàn thể chính trị đã dấy lên nhiều phong trào XH, giải quyết

một cách sáng tạo nhiều vấn đề KT-XH nan giải như : phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa ... Ta đã từng bước xây dựng mối khối ĐĐK dân tộc, xóa bỏ dần những mặc cảm do chiến tranh để lại. Sự trở về nước làm việc, đầu tư kt hoặc sinh sống lâu dài của người Việt ở nước ngoài là 1 minh chứng rõ nét

Nhu cầu DC ngày càng phong phú và thể hiện sự DC hóa sâu hơn, rộng hơn trên các lĩnh vực đời sống XH. NN ta đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các khuôn khổ pháp lý và những thiết chế cần thiết nhằm thực hiện và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền tự do cũng như các quyền KT, VH, XH của ND. Mọi nỗ lực của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều được tập trung vào mục tiêu này.

Thực hiện DC hóa trong lĩnh vực kt, ta đã thừa nhận sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu, sự tồn tại lâu dài của các thành phần kt trong thời kỳ quá độ, xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất XH, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi thành phần kt, giữa doanh nghiệp và cá nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước

Thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, trước hết là DC trong bầu cử, ta đã và đang khắc phục triệt để những DC hình thức trong bầu cử, tăng cường DC trực tiếp của ND trong các tổ chức XH, đoàn thể … bảo đảm cho người dân thực sự được tham gia vào công việc quản lý NN, quản lý XH, tham gia vào các chính sách, chiến lược phát triển KT, CT,VH …của đất nước, đồng thời nâng cao dân trí để người dân được phát huy quyền làm chủ của mình.

Thực hiện DC hóa trong lĩnh vực tinh thần thể hiện ở sự thừa nhận tính phong phú đời sống tinh thần của công dân trên các mặt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo – 1 vấn đề mà các thế lực phản động đang khai thác như là 1 vũ khí phản bác lại nền DC XHCN. Các "điểm nóng" về tôn giáo trong thời gian gần đây như các hoạt động trái phép nhằm lập ra tổ chức đạo "Tin lành Đề Ga" ở Tây Nguyên... đã phản ánh điều đó. Ở đây cần phải thấy rằng NN ta không hề ngăn cấm vấn đề tự do tín ngưỡng. Văn kiện Đại hội IX đã chỉ rõ : "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu

tinh thần của một bộ phận ND. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. “ Ở Việt Nam, các quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng được tôn trọng. Mọi tôn giáo mà

tổ chức giáo hội có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật Việt Nam đều được phép hoạt động. Nhiều văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã được ban hành.

Tuy đạt được những thành tựu to lớn, nhưng nền DC XHCN ở nước ta đang ở giai đoạn đầu xd, vì vậy việc thực hiện DC XHCN nước ta cũng còn không ít những hạn chế, yếu kém, sai sót, lệch lạc. Lúc này hay lúc khác, chỗ này hay chỗ khác vừa có DC, vừa chưa có đầy đủ DC; vừa rất tôn trọng DC vừa có vi phạm DC, có khi có nơi sự vi phạm DC này là khá nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, trong xh còn không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức mà có nơi xảy ra rất nghiêm trọng, bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến-gia trưởng vẫn còn nặng nề…. Cũng từ tình hình đó, xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật. Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hóa đầy đủ các thế lực cơ hội trong nước bị các thế lực phản động ngoài nước lôi kéo mua chuộc đã giương cao con bài mị dân: đòi "DC đa nguyên", đa đảng đối lập, và vu cáo ta "vi phạm nhân quyền". Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, đường lối, chính sách của Ðảng và

NN việc thực hiện nguyên tắc tập trung DC dễ có sai phạm về phía này hay về phía khác. Nạn tham nhũng, quan liêu, tình trạng thiếu DC, quen "hành dân", cơ chế “xin cho” trong bộ máy NN đã làm hạn chế đến việc thực hiện DC XHCN. Tình trạng dân trí còn thấp nên người dân chưa thật sự phát huy tốt quyền làm chủ, một số bộ phận lại lợi dụng “DC” để thưa kiện, tố cáo tràn lan theo kiểu “trúng ăn, trật huề”, lấn chiếm đất đai, xd trái phép nhưng khi cưỡng chế, giải tỏa thì nhất định ko đi, làm cho việc thực hiện kỷ cương phép nước lỏng lẻo.

=> Hậu quả: tiêu cực trong mọi mặt đời sống xã hội, trì trệ, mất sức chiến đấu và làm giảm uy tín của Đảng, làm thui chột tính năng động sáng tạo và vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân lao động…

=> Vì vậy: Đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nền dân chủ XHCN là một tất yếu trong quá trình đổi mới kt - xã hội ở nước ta hiện nay.

Đổi mới hệ thống chính trị thực hiện DC hóa trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay: DC là

một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới : mục tiêu định hướng XHCN.

DC luôn là một nội dung quan trọng trg đường lối 9 trị của đảng và cũng là 1 trong những mục tiêu định hướng XHCN lâu dài của đảng ta: mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, DC, văn minh”. DC XHCN là bản chất của nền DC XHCN. Nền DC mà chúng ta đang ra sức xây dựng là nền DC của tuyệt đại đa số ND, gắn với công bằng và tiến bộ XH trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển. Vì vậy, xây dựng nền DC XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về ND là 1 nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của CM nước ta, là động mục tiêu và động lực của CNXH

Thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực đời sống XH thực chất là quá trình đưa các giá trị DC vào cuộc sống, làm cho nó trở thành hiện thực và phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống XH, là làm cho ND thực hiện được trên thực tế quyền làm chủ và phát huy được năng lực làm chủ của mình trên mọi bình diện của đời sống XH. DC hóa XH được thực hiện thông qua một thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành nhất định : đó là hệ thống chính trị. Văn kiện ĐH VII đã khẳng định :”DC là quy luật hình thành,

phát triển và tự hoàn thiện của hệ chính trị XHCN, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta” (VKĐHĐ lần VII, trang 115). Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước (1991) của

Đảng cũng chỉ rõ: "thực chất của đổi mới hệ thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn thiện

nền DC XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về ND." Ph/hướng DC hóa XH.

Đảng CS VN là thành tố quan trọng nhất của thiết chế DC XHCN, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị và là điều kiện để đảm bảo 1 chế độ thực sự DC, đi đúng định hướng XHCN. Sau 30 năm xây dựng đất nước với tư cách là 1 đảng cầm quyền duy nhất, Đảng đã lãnh đạo xd 1 NN từ thể chế bộ máy cho đến cơ chế hoạt động đều của dân và vì dân ngày càng tiến bộ. Đảng thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn XH về các quy luật khách quan của sự phtriển đ.nước. Trg phương hướng phát huy DC XHCN, trước hết phải bắt đầu bằng sự phát huy DC trong Đảng. Đảng phải là 1 đảng thực sự DC, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, 1 đảng theo chế độ tập trung DC, vừa có DC sâu rộng trong nội bộ, vừa có kỷ

luật tập trung; và trong nội bộ đảng, phải tổ chức được sự phản biện và sự giám sát của toàn bộ các tổ chức đảng đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của đảng

DC hóa còn được thực hiện thông qua việc xây dựng NN pháp quyền XHCN - cơ quan quyền lực của ND và là trung tâm hệ thống chính trị. Xây dựng NN pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của ND, bảo đảm mọi quyền lực NN thuộc về ND. Thực thi quyền DC còn được thể hiện ở chổ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc bầu cử cơ quan quyền lực NN được tổ chức bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín, mỗi công dân đều có quyền ứng cử và bầu cử, mỗi lá phiếu đều có quyền lợi ngang bằng nhau. Trong khi đó ở Mỹ, đại diện cho nền DC tư sản, chế độ bầu cử lại theo hình thức gián tiếp qua các lá phiếu đại cử

tri và luật về bầu cử của NN tư sản đã đặt ra hàng loạt những điều kiện cần và đủ để công dân được đi bầu cử và được tự ứng cử, như giá trị tài sản của cá nhân, trình độ học vấn, thời hạn cư trú, v.v... Hiến pháp cũng quy định mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải

trong khuôn khổ của pháp luật, mọi công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể ND là thành tố của thiết chế DC có vai trò Là cơ sở 9trị của Đảng và NN, phát huy DC, nâng cao trách nhiệm công dân của mỗi hội viên, đoàn viên, bênh vực quyền lợi của dân, góp phần giữ gìn kỷ cương phép nước, thắt chặt mối q/hệ giữa ND với Đảng và NN

Xd nền DC XHCN không chỉ là xd và hoàn thiện các hình thức DC đại diện, mà còn là xd các hình thức DC trực tiếp ở cơ sở. Chính những hình thức DC trực tiếp ở cơ sở nói lên tính ưu việt của DC XHCN, góp phần tạo ra 1 nền DC thực chất chứ kg hình thức. Ngày 18-2-1998, Bộ Ctrị ra Chỉ thị số 30/CT - TW "Về xd và thực hiện Quy chế DC ở cơ sở". Chỉ thị đó đã được Thường vụ Quốc hội, 9phủ thể chế hóa thành các nghị quyết và hướng dẫn.

Một phần của tài liệu 10 câu ôn tập Hình thái Chủ nghĩa xã hội (cao cấp chính trị) (Trang 46 - 49)