B. PHẦN NỘI DUNG
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, đa phần ở độ cao 700 – 1500m, độ dốc lớn (>400). Đây là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Có thể chia địa hình thành phố thành 3 dạng chính:
a. Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Tây và Tây Bắc thành phố (Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú) có độ cao trung bình từ 500 – 1000m, gồm nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ với núi cao. Phía Bắc thành phố là dãy núi Bạch Mã với độ cao trung bình trên 700m với nhiều ngọn núi cao trên 1000m, như Hòn Ông (1072 m), đ ỉnh núi Bạch Mã (1444m), là biên giới tự nhiên giữa Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về phía Tây Bắc có ngọn núi Mang cao 1712m là ngã ba biên giới của ba tỉnh thành Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng, nối liền với những ngọn núi hùng vĩ của dãy Trường Sơn. Phía Tây Nam có núi Bà Nà với đỉnh núi Chúa cao 1487 m. Phía Đông là biển Đông có dãy núi Sơn Trà án ngữ. Như vậy, cả phía Bắc, phía Tây và Đông Bắc đều có núi cao bao bọc.
b. Địa hình gò đồi
Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, gồm các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Phong và một phần các xã Hòa Khương, Hòa Ninh của huyện Hòa Vang. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trưng của khu vực này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thường trơ sỏi đá, có độ cao trung bình từ 50 - 100m. Ở đây còn có đồi lượn sóng, mức độ chia cắt ít, độ dốc thay đổi từ 30 - 80, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, vườn rừng, vườn đồi.
c. Địa hình đồng bằng
Phân bố chủ yếu ở phía Đông của thành phố, dọc theo các sông lớn: Sông Yên, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Hàn và dọc theo biển. Địa hình đồng bằng bị chia cắt nhiều và nhỏ, hẹp, có nhiều hướng dốc. Dọc theo bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn như: Xuân Thiều, Hòa Khánh, Bắc Mỹ An,… Đây là vùng địa hình tương đối thấp, tập trung dân cư, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố.
2.2.2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu thành phố Đà Nẵng là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và lượng mưa phong phú. Tuy nhiên, sự phân bố khí hậu về
không gian và thời gian hết sức phức tạp. Theo số liệu của Đài khí tượng Đà Nẵng, thời gian quan trắc liên tục trên 50 năm, khí hậu Đà Nẵng có những đặc trưng sau:
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân năm: 25,60C - Nhiệt độ trung bình cao nhất: 29,80C - Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 22,70C - Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất: 40,90C - Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất: 10,20C
- Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 6 và tháng 7 - Tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 12 và tháng 1
b. Lượng mưa
- Lượng mưa bình quân năm: 2066mm - Lượng mưa năm lớn nhất: 3307mm - Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1400mm - Lượng mưa ngày lớn nhất: 332mm - Số ngày mưa trung bình: 147 ngày
c. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 82% - Độ ẩm không khí trung bình cao nhất: 90% - Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất: 75% - Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối: 10%
Khí hậu thành phố Đà Nẵng hình thành những thời kỳ khác nhau rõ rệt, đáng chú ý là những thời kỳ sau:
Mùa mưa: Chỉ có 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11. Tổng lượng mưa 2 tháng này chiếm 40 - 60% tổng lượng mưa năm. Trong 2 tháng này, mưa to lụt lớn thường xuyên xảy ra trên các sông. Tổng số lũ đạt từ báo động I trở lên chiếm 80% số lũ trong năm.
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, trong đó:
- Từ tháng 1 đến tháng 4: Là khô kiệt nhất, mưa ít, hạn hán kéo dài. Tổng lượng mưa trong 4 tháng này chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa năm.
- Từ tháng 5 đến tháng 6: Hầu hết thành phố đều có mưa và mưa dông với lượng mưa lớn, tạo ra một lượng nước bổ sung hữu ích cho hệ thống sông ngòi. Đây cũng là thời kỳ thuận lợi cho nông nghiệp.
- Từ tháng 7 đến tháng 8: Là thời kỳ khô kiệt và nắng nóng do gió Tây Nam kéo dài nhiều ngày chi phối, lượng nước bốc hơi mạnh, mưa ít. Dòng chảy lại trở lại khô kiệt, triều, mặn xâm nhập sâu vào các sông.
Về cơ bản Thành phố Đà Nẵng có 2 vùng khí hậu là: Vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du, miền núi.
- Vùng đồng bằng ven biển: Nền nhiệt độ cao, mưa nhiều nhưng lại có 2 thời kỳ: Khô hạn kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 và mưa lớn dồn dập từ tháng 9 đến tháng 12.
- Vùng trung du, miền núi: Nền nhiệt độ có thấp hơn, lượng mưa trong mùa khô nhiều hơn so với vùng ven biển. Đây cũng là vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ quét. 2.2.3. Đặc điểm thủy văn
a. Mạng lưới sông suối
Mạng lưới sông suối trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tương đối phong phú.
Sông Cu Đê nằm ở phía Bắc Thành phố Đà Nẵng, có tổng diện tích lưu vực là 426 km2 đổ ra vịnh Đà Nẵng. Ở thượng nguồn có hai nhánh sông là sông Bắc và sông Nam, chạy theo hướng Tây - Đông. Sông Bắc bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã có diện tích lưu vực là 129 km2 và sông Nam bắt nguồn từ các dãy núi cao Ca Nhông - Khe Xương, núi Mang, có diện tích lưu vực là 116,5 km2.
Sông Hàn có cửa sông tiếp giáp với biển nên chịu tác động mạnh của thủy triều. Sông Hàn chỉ dài 7 km, là hợp lưu của sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ - sông Vĩnh Điện. Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ chảy qua các xã Hòa Tiến, Hòa Thọ, Hòa Châu, Hòa Xuân của huyện Hòa Vang và 2 phường Khuê Trung, Hòa Cường quận Hải Châu. Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan.
Sông Vĩnh Điện là sông nối giữa sông Thu Bồn và Sông Hàn, cách Giao Thủy 16km về phía hạ lưu. Sông Thu Bồn phân lưu, chia nước theo sông Câu Lâu đổ về Cửa Đại và theo sông Vĩnh Điện đổ về Cửa Hàn. Trên lãnh thổ thành phố, sông Vĩnh Điện chảy qua xã Hòa Phước, Hòa Xuân (Hòa Vang) và phường Hòa Quý, Bắc Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn).
Ngoài ra còn có các sông nhỏ như: Sông Cổ Cò, Phú Lộc, Kim Liên…Các sông này phần lớn đều bắt nguồn từ trong phạm vi của thành phố.
Nhìn chung, các dòng sông chảy qua Thành phố Đà Nẵng đều mang đặc tính chung của các sông vùng duyên hải miền Trung, độ dài ngắn, độ dốc lớn, dao động mực nước và lưu lượng lớn, nghèo phù sa. Mùa mưa, nước sông lên cao nhanh gây lũ lụt cho vùng hạ lưu, nhưng thời gian lũ ngắn, chỉ kéo dài trong vài ngày. Mùa khô, nước sông xuống thấp gây mặn kéo dài khoảng 1 tháng.
b. Hồ
Theo thống kê của Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống Lụt bão Thành phố Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố có 21 hồ chứa (gồm 2 hồ chứa lớn là Hòa Trung, Đồng Nghệ và 19 hồ chứa nhỏ) phục vụ tưới. Các hồ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, điều tiết nước về mùa khô, đồng thời cũng là các hệ thống giao thông vận tải của thành phố. Một số hồ cũng đồng thời là các điểm du lịch của thành phố. Chính vì vậy, chúng cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu sử dụng đất của thành phố. 2.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Với diện tích 1283,42 km2(chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó huyện đảo Hoàng Sa chiếm 30500 ha), Thành phố Đà Nẵng có nhiều loại đất khác nhau như đất cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lung và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong các nhóm đất trên, nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển với hơn 10 nghìn ha thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; Đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc, đặc biệt loại đất này có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật. Sự phân bố các loại đất cụ thể như sau:
Nhóm đất cồn cát và đất cát biển: Được hình thành ở ven biển, cửa sông do tác động của gió vun lên thành cồn cát nổi ổn định hoặc di động. Đặc điểm của nhóm đất này là độ phì và khả năng giữ nước kém. Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn chừng 9437 ha.
Nhóm đất đỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất này là phản ánh tính chất của đất nhiệt đới ẩm, biểu hiện đặc trưng của quá trình Feralit là chính. Đất hình thành tại chỗ trên các sản phẩm phong hóa của các loại đá macma trung tính và biến chất. Đất có màu sắc chính là đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua nghèo kiềm, khoáng vật nguyên sinh đã bị phân hủy triệt để. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà chừng 65642 ha. Trong đó, đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất là 36066 ha, đất đỏ vàng trên đá macma axít 28639 ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ là 664 ha và đất vàng nhạt trên đất cát 273ha. Hầu hết các đất này được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, một số ít dùng vào nông nghiệp.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: Đặc điểm là quá trình Feralit và sự phân giải các chất hữu cơ càng lên cao càng yếu, thể hiện sự phân hóa theo độ cao. Đất tích lũy mùn khá, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu hạt, tầng mỏng, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao xã Hòa Liên.
Nhóm đất dốc tụ: Là sản phẩm của quá trình bào mòn di chuyển không xa, thường phân bố ở các thung lũng trung du và miền núi. Loại đất này tầng dày có nhiều chất hữu
cơ, độ phì khá, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong đất. Nhóm đất này khoảng 1767 ha chiếm 1,8%. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhưng phân bố rãi rác ở các vùng có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn.
Nhóm đất phèn mặn: Hình thành ở các vùng đất trũng do sự bồi lắng và phân hóa xác động vật biển, đất có màu nâu, xám nâu, thành phần cơ giới nhẹ. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Xuân, Hòa Quý huyện Hòa Vang. Nhóm đất phèn mặn chiếm khoảng 2%, phân bố ở các địa hình thấp trũng, có khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng bị hạn chế bởi phèn và mặn.
Nhóm đất phù sa: Tập trung ở hạ lưu các con sông, suối do quá trình bào mòn rửa trôi ở đầu nguồn nhờ dòng chảy đưa xuống tích tụ ở hạ lưu. Nhóm đất này thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 9%, đây là loại đất sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, một số ít dùng cho lâm nghiệp.
2.2.5. Tài nguyên sinh vật
Rừng ở phía Tây thành phố thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú, đa dạng, nhiều tầng. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2012 là 59152,27 ha, chiếm 46,02% diện tích tự nhiên, rừng của thành phố là giao lưu của hai luồng thực vật Bắc Nam. Luồng thực vật phía Bắc tiêu biểu là các cây họ Đậu, họ Dẻ. Luồng phía Nam tiêu biểu là các cây họ Dầu. Đặc tính sinh thái của rừng rất phong phú và đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế, còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và núi Bà Nà là nơi hội tụ thảm thực vật Bắc - Nam với những khu rừng quốc gia cần phải bảo vệ.
Đà Nẵng có khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa phân bố ở xã Hòa Ninh, Hòa Phú của huyện Hòa Vang, có diện tích 8838 ha. Tại khu bảo tồn này có 544 loài thực vật bậc cao thuộc 379 chi, 136 họ, gồm thầu dầu, 41 dâu tằm, hương, sến, mật, trắc, kim giao, gụ,…Về động vật rừng, Bà Nà có 256 loài, trong đó lớp thú có 61 loài thuộc 26 họ, 8 bộ; lớp chim có 179 loài thuộc 46 họ, 16 bộ; lớp bò sát có 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ. Các loài quý hiếm là trĩ, sao, gà lôi lam màu trắng, voọc,…
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có diện tích 4370 ha với 985 loài thực vật bậc cao thuộc 483 chi, 143 họ. Về động vật có 278 loài thuộc 68 họ, 26 bộ, 4 lớp. Giá trị nhất là một số loài động vật quý như voọc vá (loài thú đặc hữu Đông Dương),…
Khu nam Hải Vân có diện tích 10850 ha với 501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124 họ; 205 loài chim thú thuộc 60 họ, 23 bộ. Ngoài giá trị đa dạng sinh học, rừng ở đây còn có tác dụng chắn bão và điều tiết thủy chế sông Cu Đê.
Ngoài những động vật rừng có giá trị đã nêu ở trên, Đà Nẵng còn có tài nguyên sinh vật biển phong phú. Biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hàng năm khoảng 60 - 70 nghìn tấn. Vùng tập trung nhiều cá là vùng nước có độ sâu từ 51 - 200m (chiếm 48,2% khả năng khai thác); Độ sâu dưới 50m chiếm 31,2%, vùng nước sâu trên 200m chiếm 20,6%.
Thành phố có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đó là điều kiện tốt để hình thành các vùng nuôi thủy sản với các hình thức nuôi trồng khác nhau như nuôi bè (tôm hùm, cá) ở Thọ Quang, nuôi tôm ở Nại Hiên Đông, Hòa Cường, Hòa Hiệp… Các loại hải sản chính đang nuôi là cá mú, cá hồi, tôm sú và tôm hùm.
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
Dân số toàn Thành phố Đà Nẵng năm 2015 là 1028838 người. Trong đó nam là 505965 người, nữ là 522873 người. Dân số thành thị là 897993 người chiếm 87,28%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,50
/00. Dân cư thành thị phân bố không đều giữa các vùng, các quận huyện.
Mật độ dân số cao nhất là quận Thanh Khê với 201,56 người/km2, thấp nhất là huyện Hòa Vang với 178 người/km2, mật độ dân số trung bình là 800,73 người/km2.
Bảng 2.1.Mật độ dân số thành phố Đà Nẵng năm 2015
STT Đơn vị hành chính ( người)Dân số Diện tích(km2)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Quận Hải Châu 209641 23,29 90,1
2 Quận Thanh Khê 190877 9,47 201,56
3 Quận Liên Chiểu 158558 74,52 212,7
4 Quận Sơn Trà 153940 63,39 242,8
5 Quận Ngũ Hành Sơn 76273 40,19 189,7
6 Quận Cẩm Lệ 108704 35,84 303,3
7 Huyện Hòa Vang 130845 733,18 178,0
Toàn thành phố 1028838 979,88 1049,96