B. PHẦN NỘI DUNG
3.5.2. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2011 – 2020
Căn cứ vào chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ cho thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ quy hoạch 2010 - 2020; căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; căn cứ thực trạng quản lý và sử dụng đất thành phố Đà Nẵng; căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020; dựa vào định hướng quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Trong thời kỳ 2011 - 2020 việc phát triển đô thị phát triển kinh tế - xã hội có sự thay đổi đáng kể do cơ cấu kinh tế thay đổi đó là sự chuyển dịch cơ cấu “Công nghiệp xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - công nghiệp xây dựng - nông nghiệp” nên việc sử dụng đất cũng phải thay đổi cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.5.2.1. Quy hoạch sử dụng các nhóm đất chính
- Đất nông nghiệp
Mặc dù kinh tế nông nghiệp chỉ góp phần nhỏ trong cơ cấu GDP thành phố nhưng ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiêp phát triển chung của Thành phố. Vì vậy việc sử dụng đất cũng phải ưu tiên cho sản xuất nông lâm nghiệp nhằm thỏa mãn một phần chiến lược an ninh lương thực. Thành phố cần hạn chế việc lấy đất canh tác nhất là đất lúa để chuyển sang mục đích khác. Bảo vệ và chăm sóc vốn rừng hiện có đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đảm bảo cho rừng có đủ chức năng phòng hộ sản xuất và quốc phòng nâng cao độ che phủ của rừng từ 45% hiện nay lên 60% năm 2020.
Với định hướng như vậy đến năm 2020 đất nông nghiệp sẽ giảm 571690ha trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 270888ha (đất lúa giảm 113747ha); đất lâm nghiệp giảm 195677ha; đất nuôi trồng thủy sản giảm 1134ha; các loại đất nông nghiệp khác giảm 103991ha ngoài ra còn tự chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp là 233576ha.
- Đất phi nông nghiệp
Bao gồm các loại đất xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đô thị trong quá trình phát triển cần ưu tiên phát triển du lịch thương mại công nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng có tính đến quá trình đô thị hóa về mọi mặt nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất.
Đất phải được bố trí tập trung cân đối trên cơ sở mở rộng khu dân cư cũ hoặc phát triển khu dân cư mới nhưng phải mỹ quan và thuận tiện cho sản xuất (nhất là đối với khu dân cư nông thôn). Xây dựng cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng phải đồng bộ có quy hoạch quá trình hình thành mở rộng đô thị nhằm tiết kiệm đất kết hợp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ đời sống văn hóa xã hội của nhân dân.
Đến năm 2020 đất phi nông nghiệp tăng 720303ha trong đó: đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp tăng 132ha; đất khu công nghiệp tăng 41997ha; các loại đất phi nông nghiệp khác tăng 712744ha.
- Đất chưa sử dụng
Đến năm 2020 thành phố sẽ khai thác triệt để quỹ đất bằng và đất đồi chưa sử dụng để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
3.5.2.2. Quy hoạch không gian đô thị
Dự báo quy mô dân số thành phố đến năm 2020 khoảng 16 triệu người đến năm 2030 khoảng 25 triệu người. Theo đó mô hình phát triển không gian đô thị sẽ tiếp tục kế thừa mô hình phát triển không gian của quy hoạch chung được duyệt năm 2002 theo các chuỗi khu đô thị tập trung dọc theo các trục giao thông chính gắn kết với cấu trúc khung thiên nhiên của đô thị. Khu vực đô thị cũ được xác định là trung tâm lịch sử truyền thống tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị và giáo dục của thành phố; ngoài ra còn có các khu ở hỗn hợp khu ở chỉnh trang khu ở tập trung. Khu vực này được xây dựng cải tạo theo hướng phát huy vai trò vị trí chức năng là trung tâm giao lưu của Đà Nẵng về thương mại dịch vụ văn hóa du lịch khoa học - công nghệ giáo dục và đào tạo...
Tại khu ven biển Tây Bắc sẽ phát triển du lịch nghỉ dưỡng trung tâm thương mại dịch vụ giao thông vận tải và kinh tế biển phát triển các khu ở hỗn hợp khu ở chỉnh trang khu ở tập trung mật độ trung bình. Khu ven biển phía Đông có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế và du lịch nghỉ dưỡng; đồng thời giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của thành phố là đầu mối giao thông quan trọng về vận tải sẽ được tập trung phát triển các lĩnh vực bưu chính viễn thông y tế giáo dục đào tạo. Khu vực ven biển Đông từ Sơn Trà đến Non Nước phát triển hệ thống khách sạn nhà nghỉ biệt thự công viên nhà hàng ăn uống các khu vui chơi giải trí; trục đường Ngô Quyền Ngũ Hành Sơn đ ến Trần Đại Nghĩa phát triển các văn phòng cho thuê.
Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao công nghệ thông tin tại khu vực phía Tây. Khu vực bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. do vậy chú trọng phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên tại các khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà.
Với khu vực phía Nam hình thành và phát triển đô thị gắn với bảo tồn lưu giữ các di tích lịch sử văn hoá; hình thành các khu đô th ị du lịch sinh thái các khu nhà vườn nhà cổ giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mang nét làng quê truyền thống. Đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo và thể dục thể thao cấp quốc gia.
Khu vực đồi núi phía Tây là nơi có rừng phòng hộ rừng đặc dụng và rừng sản xuất; có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường điều tiết các dòng chảy bảo vệ các công
trình hồ chứa nước hạn chế lũ lụt giảm xói mòn. Đây là khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Khu vực nông thôn có diện tích khoảng 2600ha được định hướng tập trung phát triển tại huyện Hòa Vang với các làng nghề truyền thống; đồng thời cải tạo chỉnh trang mở rộng các làng nghề mới gắn liền với các trục giao thông thủy - bộ các khu nhà vườn gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái.
Về định hướng không gian phát triển công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch có kỹ thuật cao để không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch và môi trường khu vực. Bố trí các cụm tiểu thủ công nghiệp tại vị trí phù hợp trong khu vực các quận và đô thị thuộc huyện. Trong đó các khu công nghiệp tập trung thành phố hiện có gồm: khu công nghiệp Liên Chiểu (370ha); khu công nghiệp Hòa Khánh (4235ha); khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng với diện tích 124ha; khu công nghiệp Hoà Cầm (1367ha); khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Thọ Quang (773ha); cụm công nghiệp Thanh Vinh (1723ha).
Định hướng đầu mối hạ tầng kỹ thuật bao gồm: nâng cấp Sân bay quốc tế Đà Nẵng; phát triển cảng Liên Chiểu nâng cấp cảng Tiên Sa; xây dựng ga đường sắt mới; chuyển đổi công năng cảng sông Hàn thành cảng phục vụ du lịch; bố trí đồng bộ và hiện đại phù hợp với bán kính phục vụ của các khu đô thị các nhà máy cấp nước - điện các khu xử lý rác thải trạm xử lý nước thải các khu nghĩa trang.