Đánh giá chung về biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2015

Một phần của tài liệu (Trang 65)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.4.2. Đánh giá chung về biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2015

Căn cứ vào bảng hiện trạng sử dụng đất theo đầu người từ 2000 đến 2015 cho chúng ta thấy bình quân diện tích đất trên đầu người có sự phân hóa và biến động theo không gian khá rõ nét. Dân số tăng lên dẫn đến bình quân diện tích đất ở đô thị đất ở nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp giảm ở các quận.

Quy luật biến động đất đai theo đầu người thành phố Đà Nẵng là nhóm đất phi nông nghiệp tăng và trong nội bộ đất này cũng có sự thay đổi đáng kể, nhóm đất nông nghiệp giảm nhưng được bù đắp một phần nhờ khai thác tối đa các loại đất đồi núi, đất bằng chưa sử dụng. Nhìn chi tiết trong nội bộ đất nông nghiệp có sự tự chuyển đổi mục đích sử dụng và giảm do chuyển qua các loại đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất ở đô thị, đất ở nông thôn của thành phố phát triển tương đối ổn định và bền vững nhờ vào việc triển khai các loại hình quy hoạch một cách đồng bộ, có sự liên kết với nhau, việc thực hiện các công trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các khu dân cư mới đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực đó là chuyển đổi tích cực các loại đất sử dụng ít hoặc kém hiệu quả sang sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng cho việc gia tăng dân số ở thành phố hiện nay.

Đặc biệt, việc sử dụng đất ở đô thị của thành phố mang tính bền vững và có điều kiện bảo vệ môi trường. Đồng thời phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại theo hướng toàn diện và bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng và là đô thị trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội miền Trung và cả nước.

Nhìn chung giai đoạn 2000 – 2015 tình hình biến động đất đai theo đầu người là phù hợp với quy luật phát triển phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và với định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)